Camera 360 độ giá 60.000 USD từ Nokia
Nokia OZO có khả năng tạo ra nội dung thực tế ảo nhờ khả năng quay video 360 độ với 8 camera góc rộng 195 độ của mình.
Nokia là cái tên mới mẻ tham gia vào thị trường thiết bị thực tế nào. Tuy nhiên, hãng sản xuất Phần Lan đặt tham vọng lớn vào thị trường này với chiếc OZO – camera thực tế ảo trị giá 60.000 USD. Từng rò rỉ hồi tháng 7, Nokia OZO bắt đầu cho đặt trước từ 1/12. Thiết bị có hình dáng kỳ lạ này đánh dấu sự ra đời của nhóm Nokia Technology sau khi bán lại mảng thiết bị di động cho Microsoft năm 2014.
Nokia OZO – camera thực tế ảo với hình dáng kỳ lạ của Nokia. Ảnh: The Verge.
Nokia OZO trang bị tổng cộng 8 camera, mỗi chiếc có khả năng quay video độ phân giải 2K x 2K. Vị trí đặt các camera này cho phép máy có khả năng quay video 360 x 180 độ. Đi kèm với 8 camera này là 8 chiếc mic để ghi âm.
Theo Nokia, mỗi ống kính camera có góc rộng 195 độ, khẩu độ f/2.4. Video được quay ở 30 khung hình/giây, lưu trữ trên ổ SSD 500 GB. Người dùng có thể quản lý camera ằng ứng dụng điều khiển từ xa trên OS X hoặc Windows.
“Chúng tôi không có ý định gia nhập thị trường thiết bị hiển thị dạng kính thực tế ảo”, Paul Melin – Phó chủ tịch mảng nội dung kỹ thuật số của Nokia cho biết. “Chúng tôi muốn hợp tác với toàn bộ hệ sinh thái và sẽ tương thích với tất cả các nền tảng”.
Nokia cho biết OZO không phải sản phẩm cho thị trường tiêu dùng phổ thông. Nó hướng tới đối tượng khách hàng là những studio chuyên nghiệp, các nhà làm phim hoặc sản xuất game. Sản phẩm cho phép các nhà làm phim xem nhanh lại các cảnh quay và xuất video (rendering) nhanh theo thời gian thực.
Nokia OZO sẽ lên kệ vào quý I/2016. Ngoài chiếc camera, Nokia còn cung cấp hàng loạt phụ kiện, chẳng hạn module pin với ổ 500 GB đính kèm tị giá 5.000 USD, bộ dock trị giá 1.500 USD.
Đức Nam
Theo Zing
Đánh giá Zenfone 2 Laser 5.5: Điểm nhấn camera
Camera độ phân giải 13 megapixel, lấy nét bằng laser của Zenfone 2 Laser cho ra những bức ảnh chất lượng tương đối tốt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Video đang HOT
Kể từ khi ra mắt những chiếc Zenfone thế hệ đầu tiên, Asus đã nhấn mạnh vào khả năng chụp hình của những sản phẩm này với công nghệ PixelMaster với khả năng chụp tối ấn tượng. Tất nhiên, các sản phẩm Zenfone không cạnh tranh trực tiếp về khả năng chụp ảnh với những model như iPhone hay dòng Galaxy cao cấp. Hãng cung cấp trải nghiệm camera tốt trong tầm giá trung bình thấp.
Bước sang thế hệ thứ 2, Asus tiếp tục cung cấp rất nhiều chế độ chụp hình khác nhau trên Zenfone. Đây là dòng smartphone với nhiều chế độ chụp nhất trên thế giới (18 chế độ chụp).
Trên chiếc Zenfone 2 Laser, hãng thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh phân khúc smartphone chụp hình tầm giá thấp khi trang bị công nghệ lấy nét bằng laser trên model có giá bán 5 triệu đồng.
Camera chất lượng khá
Camera độ phân giải 13 megapixel, lấy nét bằng laser cho ra những bức ảnh chất lượng tương đối tốt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
So với nhiều smartphone cùng tầm giá, việc trang bị camera sau 13 megapixel trên Zenfone 2 Laser không đặc biệt Tuy nhiên, với công nghệ lấy nét bằng laser, máy cho khả năng lấy nét ấn tượng hơn nhiều so với đối thủ trong điều kiện ánh sáng yếu. Việc lấy nét tốt rất quan trọng để cho ra những bức ảnh chân thực. Trên thực tế, ảnh từ Zenfone 2 Laser đáp ứng tốt tiêu chí thực. Ảnh chụp ít bị ám màu, gần với màu sắc thật của vật thể. Tuy nhiên, độ sắc nét của hình ảnh chỉ ở mức trung bình.
Những bức ảnh chụp ở chế độ HDR của Zenfone 2 Laser mang lại sự hài lòng cao bởi khả năng đo sáng tốt để bù trừ ánh sáng. Việc hãng cung cấp nhiều chế độ chụp khác nhau giúp người dùng thoải mái lựa chọn cách chụp. Việc sử dụng các chế độ chụp như siêu phân giải, hay độ sâu trường ảnh cũng là một trải nghiệm thú vị, đem đến những bức ảnh ấn tượng. Tuy nhiên, nó cũng phần tạo cảm giác rối rắm, cần thời gian để làm quen. Sẽ tốt hơn nếu Asus trang bị những thuật toán phức tạp, cho phép chế độ tự động của máy xử lý được nhiều hoàn cảnh chụp, hơn là cung cấp nhiều chế độ.
Máy vẫn sử dụng camera trước 5 megapixel, chụp selfie tốt. Khi mở camera, máy tự động bật chế độ làm đẹp gương mặt. Camera này chỉ "làm đẹp" ở mức vừa phải (người dùng có thể tuỳ chỉnh). Cách Asus thiết kế kiểu chụp selfie hẹn giờ khá thân thiện.
Giao diện: điểm cộng hay trừ?
ZenUI của Asus có nhiều điểm thú vị. Giao diện này cho cảm giác vuốt mượt mà, hiệu ứng chuyển động ấn tượng, tạo cảm giác máy nhanh và mạnh mẽ hơn thực tế. Cách thiết kế các icon hay thanh cài đặt của máy thân thiện và trực quan.
Tính năng Zen Motion của máy cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác một cách nhanh chóng. Chẳng hạn, nhấn đúp nút Home để đưa máy về chế độ sử dụng 1 tay (thu nhỏ màn hình còn 4 inch), vẽ chữ W để mở trình duyệt, S để nhắn tin, E để mở email hay C để bật camera. Người dùng có thể mở nhanh các ứng dụng này ngay cả khi màn hình đang khoá. Qua thử nghiệm, máy mở các ứng dụng nhanh và chính xác, tiết kiệm nhiều thời gian khi sử dụng.
Tuy nhiên, có một điểm trừ trên ZenUI là việc Asus cài đặt sẵn quá nhiều ứng dụng, đặc biệt ứng dụng do họ sản xuất lên máy. Hiện tại, các nhà sản xuất đang đi theo xu hướng đơn giản hoá giao diện, mang đến trải nghiệm "sạch" cho người dùng thì Asus vẫn đi ngược lại. Với hàng loạt ứng dụng cài đặt sẵn, máy chỉ còn khoảng một nửa dung lượng trống (8 GB) so với mức công bố ban đầu (16 GB).
Việc sở hữu một giao diện cồng kềnh cũng phần nào khiến hiệu năng của máy bị ảnh hưởng. Bằng chứng là Zenfone 2 Laser tỏ ra hơi lag trong quá trình khởi chạy hoặc tắt các ứng dụng.
Thiết kế, hiệu năng, thời lượng pin.
Về thiết kế, không có nhiều điểm đáng chú ý để nói về Zenfone 2 Laser bởi máy khá giống bản Zenfone 2 tiêu chuẩn. Thiết bị này vẫn đặt các phím tăng giảm âm lượng ở mặt sau. Riêng việc nút nguồn đặt ở cạnh trên khiến cho việc thao tác cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, người dùng có thể bỏ qua nút này vì Zenfone 2 Laser hỗ trợ nhấn đúp màn hình để mở hoặc khoá máy. Máy sẽ đẹp và ấn tượng hơn nếu Asus giảm bớt phần thừa ở 2 cạnh bên màn hình. Với một thiết bị 5,5 inch, việc thu nhỏ kích thước máy cũng sẽ giúp trải nghiệm dễ dàng hơn.
Hiệu năng của Zenfone 2 Laser ở mức trung bình. Có vẻ như, ZenUI chưa tương thích tốt với chip xử lý của Qualcomm bởi trước nay, hãng vẫn trung thành với chip xử lý của Intel. Với RAM 2 GB, model này cho khả năng chạy đa nhiệm tốt, không sợ hết RAM. Dung lượng RAM trống của máy thông thường ở mức 600 MB.
Tuy nhiên, chip xử lý Snapdragon 410 chỉ là dòng chip tầm trung bình thấp. Khi chạy các ứng dụng nặng hoặc muốn chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng, máy cho khả năng tải khá chậm chạp.
Màn hình của Zenfone 2 Laser có góc nhìn khá nhưng độ sáng khá kém. Người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng model này ngoài trời.
Bản Laser 5.5 dùng pin 3.000 mAh, có thể đáp ứng tốt khoảng 1,5 ngày sử dụng với cường độ nặng. Với các thao tác cơ bản như lướt web, vào Facebook, máy sụt pin chậm. Khi xem video, do độ sáng màn hình không tốt, người dùng thường phải bật độ sáng cao hơn thông thường, dẫn đến ngốn pin nhanh. Một điểm đáng khen là máy chỉ ấm nhẹ khi thực hiện nhiều tác vụ.
Đánh giá chung
Điểm mạnh: Camera lấy nét tốt, nhiều chế độ chụp, selfie tốt
Giao diện dễ sử dụng
Thời lượng pin ấn tượng
Điểm yếu: Hiệu năng trung bình
Thiết kế thiếu sáng tạo
Thành Duy
Theo Zing
7 nâng cấp nổi bật có thể xuất hiện trên Galaxy S7 Smartphone cao cấp thế hệ mới của Samsung được cho là có màn hình cảm ứng lực, dùng chip âm thanh riêng, thiết kế kim loại nguyên khối và cải tiến camera... Thiết kế mỏng hơn với khung magie Galaxy S7 được cho là sẽ dùng vỏ kim loai nguyên khối thay vì thiết kế khung nhôm - kính từ Galaxy S6. Vật...