Cấm tuyệt đối nồng độ cồn: ‘Đây là mệnh lệnh cần thực hiện’
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Sáng 29.11, Tổng thư ký Quốc hội họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, trả lời báo chí về một số nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến dự án luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, trong đó có quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, trả lời về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Ảnh GIA HÂN
Thay đổi nhận thức người dân về nồng độ cồn
Dự thảo luật TTATGT đường bộ quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong đó có “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Quá trình thảo luận tại tổ và tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Một số cho rằng cấm tuyệt đối nồng độ cồn là không hợp lý, cần quy định theo hướng có ngưỡng nhất định. Ngược lại, một số khẳng định cần cấm tuyệt đối để góp phần bảo đảm TTATGT, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Đối với vấn đề này, ông Nguyễn Minh Đức cho hay, khoản 6 điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ năm 2020) quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Chuyện “nồng độ cồn bằng 0″ làm nóng nghị trường quốc hội
Về nguyên tắc, pháp luật của Việt Nam là phải thống nhất với nhau, luật ban hành sau trên cơ sở nguồn luật ban hành trước. Do đó, trên cơ sở luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã đề xuất nội dung cấm nồng độ cồn vào trong dự thảo luật TTATGT đường bộ.
Theo ông Đức, quá trình thảo luận về quy định trên, nhiều ý kiến của các đại biểu bày tỏ quan điểm khác nhau, do đó, cần phải có sự đánh giá thấu đáo và tiếp tục xin ý kiến rộng rãi.
Tuy vậy, dưới góc độ của cơ quan thẩm tra, ông Đức cho hay, quan điểm của cơ quan thẩm tra là đồng ý với cơ quan soạn thảo. Hằng năm, Ủy ban Quốc phòng và An ninh thường xuyên đánh giá, tổng kết, cho thấy trung bình có đến 43% các vụ tai nạn hoặc vi phạm giao thông đường bộ nghiêm trọng xuất phát từ rượu, bia.
“Đây là mệnh lệnh cần thực hiện”, ông Đức nói, đồng thời mong cơ quan báo chí tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, ủng hộ quy định này.
Quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều Ảnh HOÀNG TUÂN
Xe máy phải lắp camera hành trình mới là dự thảo ban đầu
Cũng liên quan đến dự án luật TTATGT đường bộ, điểm c khoản 1 điều 33 dự thảo luật quy định: xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.
Quá trình thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đề xuất như trên là không hợp lý, dẫn tới cách hiểu hàng chục triệu phương tiện là xe máy, mô tô hoặc ô tô cá nhân cũng phải lắp camera giám sát. Nếu quy định theo hướng này sẽ gây ra lãng phí, khó khả thi, chưa kể là vi phạm đến quyền riêng tư, bí mật đời tư của người dân.
ĐBQH Điểu Huỳnh Sang: Đi xe máy ra vườn, ra rẫy cũng phải lắp camera hành trình, có hiệu quả không?
Các đại biểu đề nghị chỉ nên quy định bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình đối với xe kinh doanh vận tải, với xe ô tô cá nhân và xe máy thì chỉ nên khuyến khích.
Trao đổi về nội dung trên, ông Nguyễn Minh Đức cho hay, đây là quan điểm của cơ quan soạn thảo khi trình ra Quốc hội cho ý kiến. “Chúng tôi là cơ quan thẩm tra, tôn trọng theo tờ trình và dự thảo luật, để tham mưu cho Quốc hội các nội dung trình đó, xin ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội”, ông Đức nói.
Về việc các đại biểu băn khoăn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, cơ quan thẩm tra sẽ đánh giá đầy đủ tác động của chính sách, làm thế nào quy định trong luật vừa phục vụ quản lý xã hội, vừa đảm bảo lợi ích của người dân.
Ông Đức cũng khẳng định đây mới là dự thảo ban đầu, đang xin ý kiến rộng rãi các đại biểu. Cơ quan thẩm tra sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm, thảo luận… để ghi nhận các ý kiến nhiều chiều, khách quan nhất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn trong tháng 8-2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao tổng thư ký Quốc hội sớm chuẩn bị nội dung chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 và tại phiên họp tháng 8-2022.
Nội dung chất vấn cần bám sát tình hình thực tế, những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: Quochoi.vn
Tổng thư ký Quốc hội vừa có thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Theo đó, tại phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 12-7, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội dự kiến diễn ra trong 22 ngày làm việc. Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20-10-2022 và dự kiến bế mạc vào ngày 18-11-2022.
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 7 dự án luật.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với báo cáo về chuẩn bị kỳ họp thứ 4 của tổng thư ký Quốc hội.
Đồng thời đề nghị các cơ quan, bộ ngành, địa phương khẩn trương, sớm chuẩn bị các nội dung; đảm bảo chất lượng các dự án luật, dự thảo nghị quyết, nhất là các dự án luật khó, phức tạp, như Luật đất đai (sửa đổi), Luật khám, chữa bệnh (sửa đổi), Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở,...
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021" và 2 đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương chuẩn bị và hoàn thiện các báo cáo để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sớm phối hợp với tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị cho Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2022.
Tổng thư ký Quốc hội có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan sớm xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội kế hoạch tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về các nội dung dự kiến trình Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu nghiên cứu cách thức tổ chức hội nghị cho hợp lý, hiệu quả, bảo đảm lấy được tối đa ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội theo hướng chia nhóm nội dung để tổ chức thảo luận.
Đồng thời thông báo đến các vị đại biểu Quốc hội quan tâm đến nội dung nào sẽ đăng ký tham dự góp ý nội dung đó, đại biểu không nhất thiết tham dự tất cả các nội dung...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao tổng thư ký Quốc hội sớm chuẩn bị nội dung chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 và tại phiên họp tháng 8-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điểm được Thường vụ Quốc hội lưu ý là những vấn đề đưa ra chất vấn tại kỳ họp, phiên họp, các phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội cần bám sát tình hình thực tế, những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, tài xế nói vẫn còn tỉnh táo Sau khi bị CSGT lập biên bản xử phạt vì vi phạm nồng độ cồn gấp 3 lần mức kịch khung, tài xế xe máy nói vẫn còn tỉnh táo và lái được xe. Video: Nhiều thanh thiếu niên nẹt pô, lạng lách đánh võng khi thấy lực lượng chức năng Tối 25/11, Tổ công tác Y5/141 (Công an TP Hà Nội) lập...