Cầm trên tay bạch tuộc tử thần có nọc độc hơn cả rắn hổ mang mà không hay biết
Một người phụ nữ đã đăng video quay cảnh vô tình cầm trên tay một trong những loài động vật có nọc độc nhất trên thế giới mà không hay biết.
Kaylin Phillips cầm trên tay bạch tuộc tử thần có nọc độc hơn cả rắn hổ mang mà không hay biết
Kaylin Phillips, cô gái cầm trên tay loài bạch tuộc có nọc độc nhất thế giới mà không hề nhận ra con vật nguy hiểm như thế nào. Video Kaylin Phillips chia sẻ trên mạng xã hội thu hút hơn 8 triệu lượt xem trong thời gian ngắn.
Được biết, đó là một con bạch tuộc vòng xanh có “lượng nọc độc đủ để giết chết 26 người trưởng thành trong vòng vài phút.”
Video của Kaylin Phillips hiện đã có hơn 17.000 bình luận và hơn một triệu lượt thích. Kaylin Phillips chia sẻ rằng cô đang trong kỳ nghỉ ở Bali, Indonesia và vô tình phát hiện con bạch tuộc trên bãi biển. Sinh vật có vẻ ngoài nhỏ bé, đốm chấm xanh trên thân, thoạt nhìn chắc chắn ai cũng nghĩ đó là con bạch tuộc vô hại.
Kaylin Phillips chia sẻ video trên nền tảng Tik Tok
Cô gái đã cầm lên tay thậm chí nâng niu cả hai con bạch tuộc trong suốt một ngày. Kaylin Phillips chia sẻ rằng cô cho chúng ăn và chơi đùa trong khoảng 20 phút.
Khi phát hiện ra sự thật, cô gái vô cùng sửng sốt, lo lắng và gọi điện cho bố khóc lóc.
Theo Oceana , một tổ chức bảo vệ các đại dương quốc tế, có 4 loài bạch tuộc đốm xanh sống ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đây là “một trong những loài bạch tuộc có nọc độc nhất trên thế giới” và hiện “chưa có loại thuốc chống độc nào được để điều trị khi một người bị bạch tuộc cắn”.
Kaylin Phillips lo lắng khi lên mạng tìm hiểu thì phát hiện đó là bạch tuộc cực độc
Được biết, vết cắn của bạch tuộc đốm xanh không quá đau, hầu hết các vết cắn chỉ gây đau tối thiểu trong 5-10 phút đầu tiên, sau đó bắt đầu đau nhói và có thể bị tê khoảng 10 phút. Dù không gây ra vết thương quá đau nhưng có thể gây tử vong. Chúng có tên gọi là Hapalochlaena, trên cơ thể chứa chất độc thần kinh gấp 1.200 lần cyanide.
Người ta khuyến cáo người đi biển không đến gần hay chạm vào chúng trong bất kỳ trường hợp nào.
Loại bạch tuộc này nhìn qua rất đẹp mắt với những nốt màu xanh đốm trên cơ thể. Cho nên nhiều du khách không hề cảnh giác.
Ngoài ra, vết cắn có thể gây chảy nhiều máu, buồn nôn, nôn mửa, thị lực giảm và khó nuốt.
Năm ngoái, một bé gái đã có một cuộc chạm trán kinh hoàng với con bạch tuộc đốm xanh chỉ cách cô vài trăm mét ở bãi biển Balmoral.
Phát hiện bạch tuộc có nọc độc hơn cả rắn hổ mang ở Australia
Đoạn video kinh hoàng cho thấy một con bạch tuộc đốm xanh chết người ẩn nấp trong hồ đá ở bãi biển nổi tiếng tại Sydney.
Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp nhiều lần rắn hổ mang.
Đoạn phim sởn da gà đó cư dân địa phương ghi lại ở một bãi biển nổi tiếng của Sydney, Australia. Video cho thấy một con bạch tuộc đốm xanh chết chóc ẩn nấp trong hồ đá cách những người bơi chỉ vài mét.
Robin Dempster đã phát hiện ra một trong những sinh vật có nọc kịch độc nhất nước Australia tại Vịnh Edward gần Bãi biển Balmoral ở phía bắc của Sydney.
Robin Dempster và con trai đang khám phá các hồ đá ở phía bắc vịnh thì nhìn thấy một tia sáng màu đặc biệt trước khi con bạch tuộc xuất hiện bên dưới một tảng đá.
Ông nói:"Sinh vật lạ mang đến cho chúng tôi màn trình diễn tuyệt vời".
Phát hiện bạch tuộc có nọc độc hơn cả rắn hổ mang ở Australia.
Được biết, vết cắn của bạch tuộc đốm xanh không quá đau, hầu hết các vết cắn chỉ gây đau tối thiểu trong 5-10 phút đầu tiên, sau đó bắt đầu đau nhói và có thể bị tê khoảng 10 phút. Dù không gây ra vết thương quá đau nhưng có thể gây tử vong. Chúng có tên gọi là Hapalochlaena, trên cơ thể chứa chất độc thần kinh gấp 1.200 lần cyanide.
Người ta khuyến cáo người đi biển không đến gần hay chạm vào chúng trong bất kỳ trường hợp nào.
Loại bạch tuộc này nhìn qua rất đẹp mắt với những nốt màu xanh đốm trên cơ thể. Cho nên nhiều du khách không hề cảnh giác.
Ngoài ra, vết cắn có thể gây chảy nhiều máu, buồn nôn, nôn mửa, thị lực giảm và khó nuốt.
Năm ngoái, một bé gái đã có một cuộc chạm trán kinh hoàng với con bạch tuộc đốm xanh chỉ cách cô vài trăm mét ở bãi biển Balmoral.
Video: Bị lươn phục kích, bạch tuộc "tung chiêu" để trốn, kết cục ra sao? Khi đang di chuyển dưới biển, bạch tuộc bất ngờ chạm trán lươn biển và bị đối thủ tấn công. Dù đã phun mực để chạy trốn nhưng bạch tuộc vẫn bị mất một phần cơ thể. Theo Daily Mail, Chris Kreis, thợ lặn ở Sydney (Úc), là người chứng kiến và quay lại sự việc khi anh cùng gia đình khám phá...