Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025.
Chiều 30/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 với tỉ lệ 95,62% đại biểu tán thành.
Trình bày dự thảo nghị quyết trước khi thông qua, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Quốc hội cơ bản tán thành với các giải pháp, cam kết mà Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các thành viên khác của Chính phủ đã báo cáo tại phiên chất vấn; yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan tập trung thực hiện các nội dung.
Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng. Ảnh: Quốc hội
Chấn chỉnh tình trạng “báo hoá” tạp chí
Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, ông Tùng cho biết, Quốc hội yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phát triển. Trong đó có việc nghiên cứu sửa đổi Luật Báo chí, bảo đảm chất lượng; sớm ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý là Quốc hội yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới cơ chế tài chính, giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với cơ quan báo chí; đẩy mạnh công tác hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan báo chí; thực hiện có hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong năm 2025, hình thành, kết nối mạng lưới chuyển đổi số báo chí.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn tại kỳ họp 8 vừa qua. Ảnh: Quốc hội
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng lưu ý, tiếp tục thực hiện các giải quyết cơ bản và chấn chỉnh tình trạng “báo hoá” tạp chí, trang thông tin điện tử tổng hợp; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí…
Cùng với đó là phát triển hệ thống giám sát, tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để rà quét, phát hiện các vi phạm về quảng cáo trên các nền tảng số.
Đồng thời, tăng cường đấu tranh, đàm phán, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí và trên môi trường mạng.
Quốc hội cũng yêu cầu thực hiện hiệu quả Luật Viễn thông, Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 và Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Trong đó chú ý đến việc từng bước ngầm hóa cáp viễn thông tại địa phương, ưu tiên ngầm hóa các tuyến truyền dẫn trục quan trọng; có chính sách hỗ trợ điện thoại thông minh cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn…
Không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô
Đối với lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế nợ xấu gia tăng; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2025, Chính phủ phải ban hành Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng…
Video đang HOT
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ triển khai các giải pháp quản lý nhằm ổn định thị trường vàng; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định; không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội
Trong đó, Chính phủ phải nghiên cứu có chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng, chuyển nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp kinh doanh vàng; tăng cường các biện pháp phòng, chống buôn lậu vàng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Quốc hội giao Chính phủ chậm nhất tháng 6/2025 đề xuất sửa đổi Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Đối với lĩnh vực y tế, Quốc hội cũng đặt ra hàng loạt yêu cầu, trong đó có việc xây dựng kế hoạch dự trữ một số loại thuốc, hóa chất, thiết bị y tế để hỗ trợ các cơ sở y tế trong trường hợp vượt quá khả năng đáp ứng “tại chỗ” của các địa phương, đơn vị.
Cùng với đó là hoàn thiện quy trình thẩm định cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo hướng minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian, thực hiện phân cấp thẩm quyền cấp phép trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội
Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số; nâng cấp hệ thống quốc gia về đăng ký, cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, kết nối với hệ thống dịch vụ công quốc gia, địa phương; chậm nhất quý 1 năm 2025, xây dựng Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế…
Ngoài ra, Quốc hội cũng yêu cầu ngành y tế chấn chỉnh, xử lý nghiêm việc quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng sự thật; xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm theo quy định.
Đáng chú ý, Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể…
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa
Bộ Y tế đề xuất cấm thuốc lá điện tử, còn Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa bằng việc cho phép thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới.
Sáng 4/5, Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức phiên giải trình trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Bộ Y tế muốn cấm, Bộ Công Thương muốn hợp pháp hóa
Đặt câu hỏi với Bộ Công Thương, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) nói Bộ Y tế đề nghị cấm thuốc lá điện tử thì Bộ Công Thương đề nghị thí điểm thuốc lá mới.
"Lý do gì, căn cứ đâu Bộ Công Thương đề xuất thí điểm này? Bộ đã nghiên cứu kỹ tác động đề xuất này mang lại chưa? Nhà nước và người dân được hưởng lợi gì từ đề xuất này?", đại biểu nêu hàng loạt câu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cũng bày tỏ băn khoăn khi hành lang pháp lý về thuốc lá điện tử chưa có nhưng tác động rất lớn đến xã hội.
"Việc buông bỏ quản lý này trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp quản lý thế nào? Bộ Y tế muốn cấm, Bộ Công Thương muốn hợp pháp hóa cho kinh doanh thuốc lá điện tử như thuốc lá truyền thống. Vậy căn cứ của hai bộ về vấn đề này thế nào?", đại biểu Đặng Thuần Phong đặt vấn đề.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong. Ảnh: Phạm Thắng
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, với vai trò, trách nhiệm được Chính phủ giao Bộ đã triển khai nhiều công việc để tham mưu cho công tác quản lý Nhà nước với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Từ việc điều tra nắm bắt tình hình, nghiên cứu thế giới xem thực trạng thế nào, phối hợp xây dựng báo cáo để trình Chính phủ...
"Việc xây dựng luật không phải một sớm một chiều, cứ xuất hiện trong thị trường là điều chỉnh được ngay mà cần bằng chứng, cần đánh giá tác động. Vì vậy, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch sửa Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá", bà Lan thông tin.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng bày tỏ nhất trí quan điểm của Bộ Y tế là phải bảo vệ sức khỏe người dân, cộng đồng. Vì vậy việc soạn thảo các văn bản, nghị định theo hướng làm sao để quản lý xã hội tốt nhất.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng. Ảnh: Phạm Thắng
"Bộ Công Thương kiến nghị quy định nhằm quản lý tốt hơn. Mục tiêu của Bộ Công Thương là muốn quản lý sản phẩm này. Chúng tôi chỉ xin thí điểm. Khi xây dựng trình ban hành chính sách, tất cả các bộ nhất trí, tuy nhiên Bộ Y tế không đồng ý. Vì vậy Chính phủ yêu cầu hai bộ ngồi lại thống nhất với nhau", bà Thắng nói và cho biết, vì 2 bộ chưa thống nhất nên chưa thể trình Chính phủ.
Đó là nhiệm vụ chính trị chứ không phải đi ngược lại với ý Bộ Y tế
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội nêu báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán trên thị trường và trên mạng Internet.
"Trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các bộ liên quan vấn đề này? Dự thảo nghị định về kinh doanh thuốc lá mà Bộ Công Thương đang xây dựng giải quyết tình trạng nêu trên thế nào?", nữ đại biểu hỏi.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa muốn biết các nghiên cứu Bộ Công Thương đã tính đến tác động xã hội, tác hại đến sức khỏe con người không? Sự cân đối giữa lợi về mặt kinh tế nếu kinh doanh thuốc lá điện tử đem lại và cái hại về chi phí bỏ ra để chăm sóc sức khỏe?
"Với đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng, có một đối tượng là trẻ em gái. Khi Bộ Công Thương đề xuất thí điểm có tính tới sức khỏe của nguồn nhân lực không?", bà Hoa đặt vấn đề.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ nghiên cứu quy định để quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử. "Đó là nhiệm vụ chính trị đặt ra cho chúng tôi chứ không phải chúng tôi đi ngược lại với ý kiến của Bộ Y tế. Chúng tôi dựa vào nghiên cứu của các nước khi quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử", bà khẳng định.
Bộ Công Thương tập trung vào công tác ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các sản phẩm thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử... Nhưng hình phạt hiện nay không mang tính răn đe, không khiến các đối tượng sợ.
"Đó là điều trăn trở chính vì vậy chúng tôi mới nghĩ đi vào quản lý để tốt hơn. Nếu thực hiện như hiện nay, không quản lý và cấm thì chế tài chưa rõ", Thứ trưởng Công Thương giải thích.
Bà Thắng cũng khẳng định hiện nay chưa có văn bản nào cho nhập khẩu thuốc lá điện tử mà chỉ mới cho nhập thuốc lá điếu và xì gà.
Tại sao lại thí điểm với chất gây nghiện
"Tôi thấy kỳ lạ, tại sao lại thí điểm với chất gây nghiện, loại giết người mà thí điểm. Không thí điểm gì cả", đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phản đối việc cho thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới
Theo ông Trí, thuốc lá điện tử tràn lan trên thế giới và ở Việt Nam, rất có hại, hại toàn diện và rõ ràng. Vì vậy với tư cách người thầy thuốc, ông "đố ai tìm ra một chút ưu điểm về loại thuốc lá điện tử này".
Đại biểu ngành y cũng cho rằng, thuốc lá điện tử cũng không có tác dụng hạn chế thuốc lá thông thường mà còn kích thích hút thuốc lá thông thường, tăng liều lượng lên, nguy hiểm ở chỗ là có rất nhiều chất gây nghiện, gây ung thư, với hơn 3.000 chất gây nghiện.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội). Ảnh: Phạm Thắng
Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Cục phó Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an nhất trí với quan điểm của Bộ Y tế rằng thuốc lá điện tử có tác hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Thuốc lá điện tử không chỉ gây hại sức khỏe mà còn cả về kinh tế do chi phí mua loại này đắt hơn thuốc lá thông thường rất nhiều, chi phí chữa trị sức khỏe tâm thần cũng rất tốn kém.
Ông Quân cũng nêu thực tế, các đối tượng phạm tội về ma túy thường lợi dụng sản phẩm thuốc lá điện tử để tẩm ướp, trộn ma túy vào.
Trong khi đó, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử rất phổ biến, thậm chí đang đi ngoài đường cũng rút thuốc lá điện tử ra hút chờ đèn xanh đèn đỏ.
"Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử gia tăng đáng lo ngại nên Bộ Công an đồng quan điểm với Bộ Y tế là thuốc lá điện tử có hại nhiều hơn là lợi ích về kinh tế và xã hội", Thiếu tướng Trần Nguyên Quân nhận định.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Phạm Thắng
Giải trình thêm, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định lại quan điểm nhất quán của Bộ từ trước đến nay là đề xuất cấm thuốc lá điện tử.
Bộ trưởng Lan dẫn lại số liệu thống kê cho thấy, hiện nay mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì thuốc lá.
"Với trào lưu mới, tập trung chính ở thế hệ trẻ có nên mở ra cho thử, thí điểm hay không? Mở ra rồi mai sau không dừng lại được thì lúc đó ai chịu trách nhiệm trước sinh mạng của người dân Việt Nam?", Bộ trưởng Y tế lo lắng và đề nghị cân nhắc hết sức kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế và xã hội.
Bà mong muốn từ phiên giải trình hôm nay sẽ đưa ra được giải pháp để có thể áp dụng ngay.
Ma túy 'núp bóng' thuốc lá điện tử, đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới Các loại thuốc lá điện tử ngày càng "bắt trend" nhanh chóng để thu hút giới trẻ. Chuyên gia cảnh báo tình trạng ma túy "núp bóng" thuốc lá điện tử, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Do đó, Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và...