“Căm phẫn và xót xa cho người lao động”
Những ngày qua, dư luận chấn động về mức lương “khủng” của lãnh đạo các công ty công ích. Đây có thể coi là “quả bom công phá vào bức tường thành lương bổng” lâu nay vốn kín như bưng của doanh nghiệp nhà nước. Là người “khai hỏa chiến dịch”, chiều 30/8, Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà có buổi trao đổi cùng Dân trí về vấn đề này.
Trong suốt buổi phỏng vấn, ông Hà luôn thể hiện quyết tâm “đưa ra ánh sáng, trả lại công bằng cho người lao động”
Cảm xúc của riêng ông khi nhận báo cáo về lương khủng, thưa ông?
Bất ngờ và choáng váng. Không thể nghĩ là có người dám tự nhận mức lương cao khủng khiếp đến như thế!
Sốc về mức lương nhưng phải dùng từ căm phẫn để nói về cảm giác của tôi đối với hành vi tước đoạt quyền lợi, đối xử bất công với người lao động nghèo khổ.
Thực sự, cho đến nay tôi không rõ là động cơ, quan điểm của những người này là gì khi hành động như vậy. Tự mình thì hưởng lương cao và tước đoạt quyền lợi của những người lao động làm những công việc nặng nhọc và thuộc loại nghèo khó nhất trong xã hội.
Dư luận thắc mắc về vai trò của kiểm soát viên trong các doanh nghiệp lương khủng trên? Vì sao họ không phát hiện ra sai phạm kéo dài này?
Qua trường hợp của 4 công ty trên cho thấy các kiểm soát viên không hoàn thành nhiệm vụ. Lẽ ra kiểm soát viên phải có báo độc lập về hoạt động của công ty, trong đó có những bất thường về lao động và tiền lương thì họ lại im lặng, làm ngơ cho các sai phạm. Vì sao? Vì chính họ cũng nhận được mức lương cao khủng khiếp, có người nhận hơn 1 tỷ đồng/năm.
PCT Lê Mạnh Hà rất căm phẫn trước việc doanh nghiệp đối xử bất công, tước đoạt quyền lợi cơ bản của người lao động
Video đang HOT
Nếu vậy thì những kiểm soát viên này có bị xử lý hay không? Ai sẽ xử lý họ?
Trước mắt, những người sai phạm sẽ phải tự kiểm điểm và tự đề xuất hình thức kỷ luật. Sau đó, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất hình thức kỷ luật đối với các viên chức này, trong đó sẽ xử lý nghiêm cả những kiểm soát viên.
Thưa ông, từ đơn thư tố cáo hay bằng cách nào ông phát hiện ra những sai phạm này?
Thực ra, vấn đề này được phát hiện vào năm ngoái, qua một báo cáo của Sở LĐ-TB-XH về bảng lương các doanh nghiệp nhà nước.
Khi xem xét, chúng tôi phát hiện có những doanh nghiệp công ích có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng, đó đã là bất thường. Nhưng lúc đó không một ai có thể ngờ là lương lãnh đạo công ty hàng trăm triệu một tháng, hàng tỷ một năm.
Ngay sau đó, UBND TP đã chỉ đạo các Sở ngành tìm cho ra nguyên nhân của sự “bất thường” này. Chúng tôi đã chọn ra 8 doanh nghiệp công ích để thanh tra.
Chúng tôi rất thận trọng, kiên nhẫn chờ đến khi quyết toán xong thuế năm 2012 (tháng 3/2013), khi đó mọi số liệu đã rõ ràng công bố sai phạm thì người vi phạm không thể chối cãi được.
Đây là lần đầu tiên UBND TP kiểm tra và công bố các con số nhạy cảm về lương cán bộ quản lý. Ông có ngại khi công khai lương của cá nhân?
Phó chủ tịch như tôi thu nhập hơn 10 triệu đồng/ tháng. Lương của chúng tôi theo hệ số nhà nước quy định, không có gì phải ngại công bố cả.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, sắp tới TP sẽ thanh tra tình hình chi trả lương của 53 doanh nghiệp thuộc UBND TP quản lý ?
Thực tế, thời gian vừa qua UBND TP đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước hàng tháng phải báo cáo về tiền lương, lao động và phải báo cáo trung thực. Nhưng đến tận bây giờ, vẫn chưa có doanh nghiệp nào báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban.
Sau vụ này, tôi tin rằng các doanh nghiệp sẽ nhận ra sự quyết liệt của thành phố trong quản lý doanh nghiệp nhà nước và sẽ chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ủy ban.
UBND TP cũng chỉ đạo Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở LĐ-TB-XH hàng quý phải tổng hợp những thông tin trên báo cáo Ủy ban. Đây cũng là biện pháp tốt để quản lý. Vì nhìn vào báo cáo, nếu thấy bất thường sẽ thanh tra. Tôi nghĩ là đây là một biện pháp quản lý hiệu quả.
Sắp tới thành phố sẽ kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp về thực hiện các quy định về lao động và tiền lương.
Đoàn thanh tra của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội qua vụ này đã có nhiều kinh nghiệm để làm tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
Rất cám ơn anh chị em của Đoàn thanh tra đã làm việc với lương tâm và trách nhiệm cao nhất. Không có công sức và quyết tâm của họ, khó mà có thể lôi ra ánh sáng được vi phạm nghiêm trọng như vậy.
Trân trọng cảm ơn ông về buổi phỏng vấn thẳng thắn này.
Theo Dantri
"Liệt sĩ" lưu lạc ở Lào vẫn chưa được hưởng chế độ thương binh
Trở về sau hơn 40 năm lưu lạc ở Lào với hai bàn tay trắng, cơ thê đầy thương tích, không một giấy tờ kèm theo, "liệt sĩ" Lò Văn Cân vân đang gặp khó trong viêc đòi chính sách thương binh cho mình.
Trước ngày trở về, "liệt sĩ" Lò Văn Cân đã có hồ sơ quản lý tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi "liệt sĩ" Lò Văn Cân trở về, ngành chức năng cũng đã tiến hành cắt chế độ liệt sĩ và thông báo cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự huyện Thường Xuân thực hiện chế độ trợ cấp một lần từ tháng 4/2011, theo Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ với số tiền hơn 5,6 triệu đồng.
Về việc "liệt sĩ" Lò Văn Cân có bị thương do chiến đấu hay không, hiện các đơn vị chức năng cũng chưa xác nhận được. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai làm hồ sơ đề nghị Phòng chính sách Quân khu IV xem xét về chế độ thương tật cho ông.
Sự trở về của "liệt sĩ" Lò Văn Cân là niềm vui lớn của gia đình. Tuy nhiên, cái khó là ông không có bất kỳ một giấy tờ nào mang theo để chứng minh, nên các đơn vị liên quan chưa có cơ sở giải quyết.
"Liệt sĩ" Lò Văn Cân thời trẻ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Thiếu tá Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Chính sách, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bác Cân cũng giống trường hợp bác Được ở Hải Phòng. Quân khu cũng đã trả lời đang tiếp tục đề nghị trên giải quyết. Liệt sĩ trở về cũng nhiều, bây giờ phải nghiên cứu một chính sách chung cho nhiều người như thế. Những người làm chính sách cũng muốn giải quyết nhanh cho bác được hưởng chế độ. Hiện trên địa bàn có 54 trường hợp liệt sĩ trở về nhưng riêng trường hợp bác Cân bị thương đặc biệt hơn. Với thẩm quyền của mình, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đề nghị lên cấp trên để giải quyết".
Về phía Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa cũng đã có các văn bản bên Lào xác nhận trường hợp ông Lò Văn Cân có tham gia chiến đấu. Người dân khu vực ông Cân sinh sống cũng đã công nhận là một công dân tốt.
"Chúng tôi cũng đã gặp bác Lang Thanh Ấn, nguyên Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Thường Xuân là người có tham gia chiến đấu cùng bác Cân. Những cái gì trong khả năng, quyền hạn của chúng tôi, chúng tôi đã làm. Đến bây giờ trường hợp bác Cân chúng tôi chưa nhận được sự chỉ đạo nào cả", Thiếu tá Cường khẳng định.
Ông Lò Văn Cân chờ mong ngày được xác nhận là thương binh.
Về phía Sở LĐ-TB&XH cũng đã có báo cáo trường hợp "liệt sĩ" Lò Văn Cân quê ở xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân còn sống trở về. Qua thăm hỏi gia đình ông Lò Văn Cân thực sự khó khăn. Bản thân ông cụt một chân phải, bị thương đầu gối chân trái, chấn thương ở đầu, người không minh mẫn, hiện nay ông không còn một loại giấy tờ nào khác.
Hồ sơ lưu tại Sở LĐ-TB&XH ghi rõ: Liệt sĩ Lò Văn Cân. Cấp bậc, chức vụ: Thiếu úy, c trưởng, nhập ngũ tháng 5/1962, đơn vị P2, mất tin tháng 5/1969 tại chiến trường miền Nam, được xác nhận là liệt sĩ theo giấy báo tử số 71mt ngày 1/4/1992 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa.
Theo ý kiến của lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, để ông Lò Văn Cân được hưởng các chế độ ưu đãi khác thì Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm xác nhận thương binh và bàn giao hồ sơ để Sở LĐ-TB&XH quản lý thực hiện chế độ chính sách cho ông.
Duy Tuyên
Theo Dantri
"Bòn rút" người lao động để chi lương "khủng" cho sếp Như Dân trí đã đưa tin về mức lương tiền tỷ của nhiều sếp doanh nghiệp công ích tại TPHCM, để có thể chi mức lương tiền tỷ này cho các sếp, các doanh nghiệp này phải "bóp mồm, bóp miệng" những người lao động trực tiếp làm những công việc nguy hiểm, độc hại. Lương "sếp" gấp 41 lần lương "lính" Ai...