Cấm ôtô qua cầu Thăng Long từ 8/8
Ôtô bị cấm lưu thông qua cây cầu huyết mạch trên tuyến vành đai 3 của Hà Nội từ 8/8 đến cuối năm.
Chiều 20/7, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết từ ngày 8/8 sẽ cấm xe lưu thông trên tầng 2 cầu Thăng Long để sửa mặt đường. Tổng cục sẽ cắm biển báo và phân luồng giao thông thử từ ngày 28/7 trước khi cấm chính thức.
Trong thời gian sửa chữa tầng 1 gồm 2 làn xe thô sơ vẫn hoạt động bình thường. Làn tàu hỏa ở giữa được lưu thông với tốc độ 5 km/h.
Cầu Thăng Long. Ảnh: Ngọc Tân.
Sau khi cầu Thăng Long đóng cửa, 16 tuyến xe buýt có lộ trình qua cầu sẽ phải chuyển hướng đi qua cầu Nhật Tân. Các phương tiện khác như xe khách liên tỉnh, xe tải được phân luồng di chuyển qua cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Thịnh.
Video đang HOT
Công tác sửa chữa mặt cầu Thăng Long được đánh giá là cấp bách bởi tuyến cầu cạn vành đai 3 Mai Dịch – Nam Thăng Long đang hoàn thiện và dự kiến khánh thành trong năm nay. Với tình trạng hư hỏng mặt cầu như hiện tại thì không thể đáp ứng được lượng xe từ đường Phạm Văn Đồng dồn lên.
Tổng mức đầu tư của dự án sửa mặt cầu là 269,3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ. Việc sửa chữa dự kiến hoàn thành trong quý 4/2020.
Tổng cục Đường bộ khẳng định sau lần sữa chữa này, công trình sẽ tồn tại ít nhất trên 10 năm theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Đề xuất cấm tuyệt đối các phương tiện giao thông trên tầng 2 cầu Thăng Long từ ngày 6/8
Sở GTVT Hà Nội vừa trình UBND TP Hà Nội dự kiến phương án phân luồng tổ chức giao thông cho các phương tiện đi lại trong thời gian sửa chữa cầu Thăng Long.
Dự kiến, thời gian thực hiện sửa chữa mặt cầu Thăng Long từ 6/8 và sẽ cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trong thời gian sửa chữa. Tuy nhiên, ở tầng 1 cầu Thăng Long, các phương tiện mô tô, xe thô sơ vẫn lưu thông bình thường với tốc độ dưới 5km/h.
Cụ thể, tại phương án phân luồng giao thông từ xa, Hà Nội lên phương án cho xe tải (có khối lượng toàn bộ từ 1,25 tấn trở lên theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) và xe khách từ 16 chỗ ngồi đi từ các tỉnh phía Bắc có nhu cầu qua cầu Thăng Long đến khu vực phía Nam cầu Thăng Long đi theo các hướng từ đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL.5, QL.18, QL.1, QL.2, QL.2C, QL.3, đường Hồ Chí Minh, đi qua cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Thịnh, đi đường vành đai 3 trên cao...
Các phương tiện xe tải (có khối lượng toàn bộ 1,25 tấn) và xe khách 16 chỗ ngồi, đi từ các tỉnh phía Nam có nhu cầu qua cầu Thăng Long đến khu vực phía Bắc cầu Thăng Long đi theo các hướng: Đi từ QL32, QL6, đường Hồ Chí Minh, QL1, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, QL21, qua cầu Vĩnh Thịnh hoặc cầu Thanh Trì hoặc cầu Hưng Hà (đường nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), đi QL2, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hoặc QL1, QL5, QL5 kéo dài, QL38, QL39, đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng, QL1, QL5, QL5 kéo dài, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài...
Các phương tiện giao thông tại tầng 2 cầu Thăng Long sẽ bị cấm để sửa chữa mặt đường
Đối với phương án phân luồng tại chỗ, Sở GTVT Hà Nội dự kiến cho các phương tiện xe hợp đồng chở công nhân, các xe có lộ trình qua cầu Thăng Long và ngược lại đi theo hướng Phạm Văn Đồng - đường Đỗ Nhuận, đường DT1, (KĐT Tây Hồ Tây - Ngoại giao đoàn) - đường Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân và ngược lại.
Các phương tiện xe khách tuyến cố định liên tỉnh có điểm đầu, điểm cuối đi/đến các bến xe: Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Sơn Tây có lộ trình qua cầu Thăng Long và ngược lại đi theo hướng Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - An Dương Vương - Cầu Nhật Tân và ngược lại.
Đồng thời, cấm tuyệt đối xe khách liên tỉnh chạy xuyên tâm thành phố trên đường Vành đai 3 và cầu Thăng Long. Các tuyến trên đi theo phương án phân luồng giao thông từ xa của Tổng cục Đường bộ VN và thông báo cho sở GTVT các tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Đối với các phương tiện xe tải, để đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng đến nhu cầu, đời sống dân sinh tại khu vực phía Nam và phía Bắc cầu Thăng Long, Sở GTVT Hà Nội cho phép các loại phương tiện xe tải lưu thông theo giờ trên đường Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - An Dương Vương - cầu Nhật Tân và ngược lại theo phương án: xe tải có khối lượng toàn bộ từ 1,25 - 10 tấn được lưu thông ngoài giờ cao điểm (từ 19h30 đến 6h00 sáng hôm sau; từ 9h - 16h30 hàng ngày); Xe tải có khối lượng toàn bộ từ trên 10 - 24 tấn hoặc dưới 3 trục lưu thông từ 21h - 6h ngày hôm sau.
Xe tải có khối lượng toàn bộ trên 24 tấn hoặc trên 4 trục, xe chở container, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc, xe quá tải trọng bị cấm lưu thông trên tuyến đường trên.
Đối với các phương tiện xe con, xe tải (có khối lượng toàn bộ dưới 1,25 tấn) có lộ trình qua cầu Thăng Long và ngược lại đi theo hướng Phạm Văn Đồng đi các đường (Hoàng Quốc Việt, Đỗ Nhuận, đường DT1 (Khu đô thị Tây Hồ Tây - Ngoại giao đoàn), đường Nguyễn Hoàng Tôn) ra đường Võ Chí Công để đi cầu Nhật Tân và ngược lại.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, đây mới là phương án dự kiến được trình UBND TP Hà Nội để thống nhất với Bộ GTVT, sau khi có phương án cuối cùng sẽ triển khai thực hiện.
Dự kiến, trong 10 ngày đầu sẽ thực hiện thí điểm, sau đó triển khai thực hiện triệt để. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có bất cập về tổ chức giao thông, Tổng cục đường bộ Việt Nam phối hợp với liên ngành Sở GTVT - CATP chủ động xử lý, điều chỉnh kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông.
Tổ chức phân luồng để sửa chữa mặt cầu Thăng Long Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo UBND TP Hà Nội góp ý, thống nhất phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công Dự án sửa chữa cầu Thăng Long do Bộ GTVT triển khai. Dự kiến, trong 10 ngày đầu sẽ thực hiện thí điểm, sau đó triển khai thực hiện triệt để, nếu có bất cập về...