Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư đường vành đai 4 và 5
UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư tuyến đường vành đai 4, vành đai 5.
Cầu Xuân Cẩm nối Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Sóc Sơn ( Hà Nội ) nằm trong Dự án đường vành đai 4 trên địa phận tỉnh Bắc Giang
Cụ thể, UBND TP. Hà Nội đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách có tính đặc thù riêng trong huy động vốn, kêu gọi đầu tư, thủ tục đầu tư để Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 – Vùng Thủ đô đi qua tổ chức triển khai đầu tư.
Đồng thời, đề xuất Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu, thực hiện triển khai đầu tư toàn bộ tuyến đường vành đai 5 kết nối 8 tỉnh, thành phố để đảm bảo tính kết nối đồng bộ trên toàn tuyến.
Tuyến đường vành đai 4 được xác định là một trong những công trình giao thông quan trọng, tập trung kêu gọi đầu tư của Hà Nội.
Hiện Hà Nội đang tiến hành xem xét hồ sơ đề xuất 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP của một số nhà đầu tư trong nước (2 dự án BT và 1 dự án BOT) gồm: Đoạn từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Quốc lộ 32 – cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 34 km, có tổng mức đầu tư 16.277 tỉ đồng do Tập đoàn T&T đề xuất đầu tư theo hình thức BT.
Đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài 13,9km, có tổng mức đầu tư 9.800 tỉ đồng của liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình giao thông Phương Thành và Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh đề xuất theo hình thức BOT (bao gồm cả cầu Mễ Sở và hai đầu cầu). Hiện UBND TP. Hà Nội đang xem xét kiến trúc cầu.
Cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6 km, tổng mức đầu tư 9.876 tỉ đồng của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đề xuất. Cầu Hồng Hà có phía Bắc tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Tính đến tháng 5/2020, trên tuyến vành đai 5 mới chỉ đầu tư đưa vào khai thác cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng có tổng mức đầu tư 170 triệu USD do Bộ GTVT thực hiện, các đoạn còn lại chưa có nghiên cứu dự án.
Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, đường vành đai 4 Hà Nội là có chiều dài toàn tuyến là 136,6 km; đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố, gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Yên và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu .
Đường vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua TP. Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3).
Nhiều đời lãnh đạo Hà Nội chưa làm xong dự án cấp bách
Ở Hà Nội, hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công tại đang bị "xếp kho" nhiều năm.
Riêng giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội có 107 nghìn tỷ đồng để đầu tư công, tuy nhiên chỉ còn hơn 6 tháng nữa là hết năm 2020, Hà Nội mới giải ngân 62,9%. Từ nay đến cuối năm, thành phố buộc phải giải ngân hết 37,1% kế hoạch, tương đương khoảng 40.000 tỷ đồng "dồn toa" này.
Dự án mở rộng đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi thi công 10 năm vẫn chưa xong
Vốn đầu tư công không được giải ngân đúng hẹn đã làm giảm mục tiêu đầu tư, đặc biệt là chệch thời điểm vàng sử dụng công trình. Vậy những nguyên nhân nào đang khiến đầu tư công tại Hà Nội trì trệ, ách tắc?
Vốn hết chuyển tiếp rồi lại... nhập kho
Để giảm ùn tắc, hoàn thiện hạ tầng, trong 10 năm qua, Hà Nội đã xin chủ trương của Chính phủ phê duyệt và triển khai hàng loạt dự án hạ tầng có tính chất trọng điểm, cấp bách bằng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, do những vướng mắc, trì trệ không được kịp thời tháo gỡ nên đến nay nhiều dự án thi công chậm, dang dở vắt qua nhiều nhiệm kỳ của các cấp lãnh đạo Hà Nội. Vốn đầu tư công dành cho các công trình này hết chuyển tiếp từ năm này sang năm khác rồi lại... nhập kho.
Dịp 30/4 vừa qua là năm thứ 7 dự án mở rộng quốc lộ (QL)1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi chưa phát huy được mục tiêu giảm ùn tắc cho QL1 và các tuyến đường trong khu vực, trong đó có tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Do lượng phương tiện tăng nhanh, trong khi lòng QL1 qua Hà Nội được xây dựng từ hàng chục năm trước nên ngày 3/5 vừa qua (kết thúc nghỉ lễ 30/4), trên QL1 đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi đã xảy ra ùn tắc kéo dài.
Ông Nguyễn Đình Tâm, Tổ trưởng tổ dân cư số 2, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì - địa bàn dự án đi qua cho biết, ông đã được mời dự họp triển khai dự án từ 10 năm trước nhưng đến nay khoảng 4 km chiều dài của dự án hiện mới thi công mở rộng được 400 mét, các đoạn còn lại vẫn đang giậm châm tại chỗ, công trường ô nhiễm, ngổn ngang. "Từ mặt cắt đường rộng 19 mét đang trở nên quá tải phương tiện nhiều năm nay, nếu được mở rộng lên đến 40 mét như phê duyệt dự án thì từ năm 2013 đến nay, QL1 đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi đã cơ bản xóa được tình trạng ùn tắc, đặc biệt là dịp cao điểm lễ, tết", ông Tâm nói.
Năm 2010, thành phố Hà Nội phê duyệt dự án cải tạo nâng cấp QL1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi. Dự án có tổng mức đầu tư bằng tiền ngân sách là 887,7 tỷ đồng, dự án có tiến độ hoàn thành quý 4/2013 (36 tháng thi công). Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội được giao làm chủ đầu tư, đến năm 2017 dự án được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (Ban Giao thông) thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện. Đề cập nguyên nhân chậm nói trên, đại diện Ban Giao thông Hà Nội cho biết, do vướng khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) nên hiện nay nhiều đoạn của dự án không thể thi công.
Tại dự án hoàn thiện đường vành đai 1, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có quy hoạch hơn 10 năm nay, tuy nhiên mãi đến tháng 10/2018 thành phố Hà Nội mới có quyết định phê duyêt dự án để thi công đoạn còn lại từ Hoàng Cầu đến Voi Phục (Cầu Giấy). Dự án dài 2,2 km, có tiến độ khởi công năm 2018, hoàn thành năm 2020 với tổng kinh phí đầu tư công là 7.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, do những bất cập trong GPMB đến nay dự án vẫn chưa biết ngày nào... khởi công.
Năm 2007, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án Văn Cao - Hồ Tây (nối tiếp đường Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai ra Hồ Tây) với mục tiêu tạo ra trục giao thông thông suốt 6 làn đường chạy từ đường Láng - Hòa Lạc về Hồ Tây, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch Hồ Tây. Đơn vị thực hiện dự án thời điểm đó là Sở Giao thông công chính (nay là Sở GTVT Hà Nội), đến năm 2016 dự án được chuyển về Ban Giao thông thành phố tiếp quản. Dự án có kế hoạch hoàn thành vào quý 4/2008 với tổng kinh phí đầu tư công 372 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay 350 mét đường còn lại đoạn đường Văn Cao - Hồ Tây mới chỉ thi công được 1 bên đường, bên còn lại đang tắc bởi nhà dân.
Đoạn đường chưa đầy nửa km và nằm ở vị trí vàng về cảnh quan là mặt tiền Hồ Tây nhưng công trình đang ghi những kỷ lục không vui về thời gian thi công, bao gồm: Là công trình thi công có chiều dài ngắn nhất nhưng thi công lâu nhất: 13 năm và vắt qua 2 thập kỷ; trải qua 3 nhiệm kỳ với 3 đời Chủ tịch UBND thành phố, gồm các ông: Nguyễn Quốc Triệu, Nguyễn Thế Thảo (hai khóa), Nguyễn Đức Chung; 4 đời Phó Chủ tịch phụ trách dự án gồm các ông: Đỗ Hoàng Ân (ký quyết định), Nguyễn Văn Khôi (2 khóa), Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thế Hùng.
Nhiều dự án vào danh sách "đen" về giải ngân
Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương được dành nhiều vốn đầu tư công nhất. Ngay cả một số dự án thành phố kêu gọi đầu tư bằng hình thức PPP như cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Bệnh viện Tim Hà Nội bị treo về vốn... nhưng sau đó cũng được chuyển sang đầu tư công.
So với Bộ GTVT, cơ quan phụ trách đầu tư hạ tầng cho cả nước nhưng đầu tư công hằng năm chỉ nhỉnh hơn Hà Nội một chút, thậm chí xét về số vốn giải ngân đầu tư công trong năm 2020 còn "thua" xa Hà Nội. Cụ thể, năm 2019, Bộ GTVT được giao 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, năm 2020 là 35.000 tỷ đồng (Thành phố Hà Nội là 40.000 tỷ đồng). Cũng do thiếu vốn đầu tư nên thời gian qua, Bộ GTVT đã phải chuyển các dự án thuộc Bộ GTVT quản lý, thực hiện như hầm chui Lê Văn Lương, cầu Mễ Sở (vượt sông Hồng) cho thành phố Hà Nội thực hiện bằng ngân sách.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Tiền Phong , mặc dù được bố trí vốn đầu tư công nhưng ngoài 2 dự án đã được chuyển giao trên chưa khởi công. Hiện tại, thành phố Hà Nội vẫn còn hàng chục dự án an sinh xã hội khác đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, thậm chí khởi công với giá trị cả chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn đang "đắp chiếu" tiến độ.
Bị tăng vốn, giảm hiệu quả đầu tư
Ngoài hoàn thiện tuyến đường theo quy hoạch, dự án nâng cấp QL1 đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi còn có nhiệm vụ giảm ùn tắc cho QL1 và các tuyến đường trong khu vực, trong đó tuyến QL1B (cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) chạy song song. Đánh giá về việc này, đại diện Ban Đô thị HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, nếu được đưa vào sử dụng đúng tiến độ (quý 4/2013) thì dự án sẽ phát huy ngay hiệu quả, trong đó có giảm tải, ùn tắc cho QL1 qua Hà Nội và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Các đơn vị quản lý đường bộ trên QL1 thuộc Tổng Cục đường bộ Việt Nam cũng cho biết, tại thời điểm năm 2013 chỉ tính riêng lưu lượng ô tô qua QL1 đoạn Thường Tín - Hà Nội khoảng 1,8 đến 2 vạn lượt xe, nhưng đến nay các đơn vị thu phí cho biết, đã tăng lên từ 4 vạn đến 4,5 vạn. Như vậy, với việc mở rộng QL1 qua Hà Nội (cũ) đến nay chưa hoàn thành (chậm 7 năm), dự án đã bỏ lỡ thời điểm vàng để phát huy hiệu quả đầu tư.
Dự án đường Văn Cao - Hồ Tây vẫn tắc chưa biết ngày về đích. Ảnh: TĐ
Thậm chí, tại dự án đường Văn Cao - Tây Hồ với việc chậm tới 13 năm đã khiến dự án còn đội giá lên gấp đôi: Từ 372,6 tỷ lên 768,7 tỷ đồng. Với dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, do chậm GPMB theo tiến độ nên sau khi thành phố ban hành khung giá đất mới trên địa bàn thành phố (Quyết định 30/2019/QĐ-UBND) với mức tăng thêm khoảng 15% so với giá đất tại quyết định cũ, hơn 2.000 hộ dân trong diện GPMB tại dự án lại yêu cầu chủ đầu tư phải điều chỉnh giá đền bù. Nếu yêu cầu được chấp nhận thì mức giá đầu tư của dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ không dừng lại ở con số 7.200 tỷ đồng cho 2,2 km đường.
(Còn nữa)
Kiên Giang: Trên 220 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp QL80 BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Kiên Giang khởi công dự án cải tạo, nâng cấp 15km đoạn QL80 (địa bàn huyện Kiên Lương, TP Hà Tiên), kinh phí khoảng 220 tỷ đồng. . Dự án có chiều dài là 15,6km, điểm đầu tại Km 188 700 (huyện Kiên Lương), điểm cuối tại Km 204 507,4 (TP...