Cảm mạo phong hàn có được dùng nhân sâm?
Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị thuốc này.
Nhân sâm là một vị thuốc rất đặc biệt, mặc dù vẫn phải nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc… nhưng trên thị trường Việt Nam cũng rất dễ mua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị thuốc này.
Huyền sâm
Nhân sâm tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey, họ ngũ gia bì, được bào chế dưới nhiều dạng như bạch sâm, hồng sâm… Trong Đông y, mọi vị thuốc đều được phân vào từng nhóm theo tính vị, công năng của chúng. Tuyệt nhiên không có vị thuốc nào được gọi theo cách chung chung, như “đại bổ” cả, mà phải là bổ khí, hay bổ huyết, bổ dương, hay bổ âm. Nhân sâm được xếp vào nhóm “bổ khí”, với tính chất đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần ích trí. Dùng khi chân khí trong cơ thể bị suy yếu, biểu hiện người mệt mỏi, rã rời.
Nhân sâm
Đừng ngộ nhận về nhân sâm
Về tính, vị: Nhiều người thường ngộ nhận, nhân sâm có tính lạnh, hơi lạnh, hay hàn. Vì vậy, khi dùng phải chích với nước cốt của sinh khương (gừng tươi: tính ôn). Trên lâm sàng, đôi khi nhân sâm vẫn được chích với nước gừng tươi để làm tăng thêm tính ấm (tính ôn) của vị thuốc. Theo các tài liệu khoa học, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (hoặc tính bình). Chỉ có tây dương sâm, sâm Mỹ, cùng họ ngũ gia bì là có vị ngọt, hơi đắng, tính lương (tính mát), cũng có tác dụng bổ khí dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân. Dùng trị khí hư, âm hao, cơ thể hư nhiệt.
Về thành phần hóa học: thành phần chính của nhân sâm là saponin triterpenic tetracyclic, nhóm dammaran, gọi chung là ginsenosid, bao gồm tới 28 thành phần khác nhau. Có nghĩa là nhân sâm không chứa saponin steroid như một số người lầm tưởng.
Video đang HOT
Sâm bố chính
Nhân sâm có được dùng khi cảm mạo phong hàn?
Khi bị cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), chỉ cần sử dụng một số vị thuốc mang tính chất phát tán giải biểu hàn như tía tô, hành ăn với cháo nóng để làm ra mồ hôi là được.
Hoặc dùng thuốc sắc: ma hoàng, quế chi, mỗi vị 9g; hạnh nhân, cam thảo, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ. Hoặc: quế chi, gừng tươi, bạch thược, táo thuốc, mỗi vị 9g; cam thảo 4g, sắc uống như bài trên.
Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể kém, hàn tà xâm nhập gây sốt cao, không có mồ hôi, rét rất nhiều, đau đầu, đau gáy, cứng gáy, mũi ngạt tắc, ho nhiều, cơ thể và chân tay nhức mỏi, đau đớn, toàn thân mệt mỏi thì có thể dùng nhân sâm phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, bạch linh, mỗi vị 30g; cam thảo 15g.
Các vị tán thành bột mịn, mỗi lần uống 6 – 9g với nước sắc gừng tươi, ngày 2 – 3 lần, trước bữa ăn 1,5 giờ. Phương thuốc này chỉ phát huy tốt khi dùng dạng thuốc tán, có các vị độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, xuyên khung, trong thành phần chủ yếu là tinh dầu, sẽ bị bay hơi khi sắc thuốc.
Như vậy, chỉ có thể dùng nhân sâm khi bị cảm mạo phong hàn kèm theo chứng thấp. Đây là phương thuốc có tính ích khí vừa làm ra mồ hôi, vừa phù chính, vừa trừ thấp, rất phù hợp với chứng phong hàn hiệp thấp, nhất là khi thời tiết lạnh.
Theo Eva
5 bài cổ phương trị cảm mạo phong hàn
Cảm mạo xuất hiện trong cả 4 mùa, nhưng hay gặp vào lúc chuyển mùa. Sau đây là một số bài thuốc cổ phương trị bệnh này rất hiệu quả:
Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu, có hoặc không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kèm thêm thấp thì người và các khớp xương đau nhức. Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Sau đây là một số bài thuốc cổ phương trị bệnh này rất hiệu quả:
Cửu vị khương hoạt thang: khương hoạt 6g, phòng phong 6g, thương truật 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Ma hoàng thang: ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người nhức đầu, phát sốt, sợ gió, xương khớp đau mỏi, không có mồ hôi, thở khó (suyễn thở).
Quế chi thang: quế chi 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, sinh khương 12g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, người hâm hấp sốt, mồ hôi tự ra, thở mạnh, nôn khan.
Hương tô tán: hương phụ 80g, tử tô 80g, trần bì 40g, cam thảo 20g. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3 - 5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, đau đầu, sốt, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, không muốn ăn.
Lá tía tô khô, cà gai leo khô, hương phụ khô đều 80g; trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.
Kinh phong bại độc tán: sài hồ 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, kinh giới 40g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12 - 20g hoặc sắc uống. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Nước xông bằng dược liệu có tinh dầu, tốt trong trị cảm mạo.
Kết hợp dùng bài thuốc xông với 3 loại dược liệu:
Loại có tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, sả, tràm, đại bi.
Loại có tác dụng kháng sinh: cúc tần...
Loại có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối.
Và day bấm các huyệt: phong môn, hợp cốc, khúc trì; nếu nhức đầu, day thêm bách hội, thái dương; có ho, thêm xích trạch, thái uyên; ngạt mũi, thêm nghinh hương...
Vị trí huyệt
Phong môn: dưới mỏm gai đốt sống lưng 2, ra ngang 1,5 tấc.
Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Khúc trì: co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Bách hội: nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu, là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.
Thái dương: chỗ lõm phía đuôi lông mày.
Xích trạch: gấp nếp khuỷu tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Thái uyên: trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Nghinh hương: điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - miệng.
Theo VNE
Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng với cây đại ngải Theo y học cổ truyền, cây đại ngải có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm; có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt, người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1...