Cam kết giao hàng chỉ trong một ngày, Amazon đẩy cuộc chiến thương mại điện tử sang một địa hạt mới
Gã khổng lồ có “cân nặng” 1.000 tỷ USD Amazon, quản lý hơn 92 triệu sản phẩm, vừa công bố chính sách vận chuyển nội địa mới với thời gian nhận hàng chỉ trong một ngày.
Amazon thông báo kế hoạch đầu tư 800 triệu USD trong quý II/2019 nhằm biến giao hàng trong một ngày trở thành tiêu chuẩn mới của Prime
Hơn 10 năm trước, Amazon ra mắt dịch vụ thành viên Prime với cam kết miễn phí giao hàng trong hai ngày. Sự độc đáo này thu hút hàng triệu người đăng ký và buộc các gã khổng lồ bán lẻ khác phải nâng tầm cuộc chơi.
Chính sách vận chuyển trong hai ngày lan tỏa khắp toàn cầu và hầu hết các sàn e-commerce như Ebay ở Hoa Kỳ, Alibaba ở Trung Quốc hay Shopee ở Việt Nam đều phải điều chỉnh chiến lược.
Tuy nhiên, Amazon lại tiếp tục gia tăng chi tiêu để giảm thời gian giao hàng xuống còn một ngày. Động thái mới nhất từ Amazon không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu ngành thương mại điện tử của họ mà còn đẩy cuộc chiến giao hàng sang một level khác cao hơn.
Để chia sẻ chi phí, Amazon đã tăng giá thành viên Prime tại Mỹ từ 99 USD lên 119 USD/năm
Amazon thông báo kế hoạch đầu tư 800 triệu USD trong quý II/2019 nhằm biến giao hàng trong một ngày trở thành tiêu chuẩn mới của Prime. Chính sách vận chuyển trong 24 giờ chắc chắn sẽ tạo tác động tâm lý tích cực đến khách hàng.
Ông Michael Krakaris, nhà sáng lập của Deliverr – đối tác vận chuyển và logistic của Amazon, Walmart nhận định : “Với việc giao hàng trong một ngày, bạn đang khiến cuộc chơi thay đổi. Bây giờ, bạn cũng thay đổi cả khung làm việc và suy nghĩ của người bán. Bạn sẽ tự hỏi bản thân liệu tôi nên đến cửa hàng tiện lợi không? Liệu tôi nên mất thời gian tại đó cho việc xếp hàng và mua hàng?”
Trên thực tế, các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hoa Kỳ như Walmart, Target và Brook Brothers đã bắt đầu biến cửa hàng của họ thành kho hàng mini nhằm đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng online cũng như giảm chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên, họ vẫn loay hoay giữa hai thái cực kinh doanh online và kinh doanh truyền thống tại cửa hàng. Vấn đề gây đau đầu nhất cho những cửa hàng truyền thống này là duy trì mức tồn kho chính xác để tránh trường hợp rỗng kệ.
Video đang HOT
Thế nhưng không phải vì thế mà Amazon “hùng bá võ lâm”, khi tập đoàn mỹ phẩm Estée Lauder tuyên bố khả năng vận hàng online trong một ngày hoặc mau chóng hơn ít tác động đến quyết định mua hàng của mọi người.
Nhà nghiên cứu Kodali đến từ viện phân tích Forrester cũng chỉ ra : “Các nghiên cứu độc lập cho thấy yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của mọi người là giá cả. Chưa đến 10% số khách hàng trực tuyến đưa ra quyết đinh mua sắm chỉ dựa vào yếu tố thời gian vận chuyển”.
Để chia sẻ chi phí, Amazon đã tăng giá thành viên Prime tại Mỹ từ 99 USD lên 119 USD/năm. Ngoài các lợi ích như được xem chương trình truyền hình gốc, stream nhạc, Prime có thêm chính sách giao hàng miễn phí trong một ngày.
Theo GenK
Coupang - 'Amazon của Hàn Quốc': Giao hàng trong 1 ngày, mở rộng nhanh gấp 3 lần tốc độ thị trường
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu Mỹ có Amazon, Trung Quốc có Alibaba thì Hàn Quốc có Coupang. Đây là startup bán lẻ trực tuyến lớn nhất xứ sở kim chi với doanh thu hàng năm lên tới hàng tỷ USD.
Coupang thành lập năm 2010, bán hơn 120 triệu hàng hóa từ thiết bị điện tử đến thực phẩm và thậm chí còn được mệnh danh là "Amazon của Hàn Quốc". Công ty cho biết 50% dân số nước này đã tải về và sử dụng ứng dụng di động của họ. Có lẽ đó lý do chính khiến gã khổng lồ Amazon của Mỹ vẫn chưa thể đặt chân vào thị trường Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, nơi 10 tập đoàn gia đình (Chaebol) lớn nhất nắm giữ 25% tổng tài sản của các doanh nghiệp, Coupang được coi là một startup thành công cực kỳ hiếm hoi.
Đây là startup lớn nhất trong số sáu "kỳ lân" (công ty có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên) ít ỏi của Hàn Quốc. Tuy chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể nhưng nhiều khả năng công ty sẽ IPO trong năm nay hoặc năm sau.
CEO Bom Kim của Coupang.
Huy động được 3,4 tỷ USD từ các quỹ mạo hiểm và được định giá 9 tỷ USD, Coupang đang là công ty thương mại điện tử phát triển nhanh nhất, được đầu tư nhiều nhất và thống trị thị trường 51 triệu dân tại Hàn Quốc.
Quốc gia này hiện là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á với nền tảng công nghệ cao phát triển. Thị trường thương mại điện tử của Hàn Quốc hiện lớn thứ 5 trên thế giới với giá trị thị trường lên tới 56 tỷ USD.
Trong 5 năm tới, Hàn Quốc được dự báo sẽ trở thành thị trường lớn thứ 3 toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Điều đó sẽ là cơ hội để Coupang tiếp tục phát triển hơn nữa bởi họ vốn có lợi thế quan trọng liên quan đến khả năng kiểm soát giao hàng và dịch vụ khách hàng.
Người sáng lập và CEO của Coupang, Bom Kim cho biết 99,6% lượng đặt hàng sẽ được chuyển đến tay khách hàng trong vòng 24 giờ và hướng tới mục tiêu giảm thời gian chuyển phát trên toàn quốc xuống còn vài giờ bằng hàng triệu đầu hàng hóa trong kho của công ty.
Đội ngũ "shipper" chuyên nghiệp của Coupang.
Để đạt được hiệu quả đó, Coupang đã đầu tư thực sự nghiêm túc vào công nghệ và tự xây dựng hệ thống cho tới khâu cuối cùng. Họ có đội ngũ xe chở hàng riêng với 4.000 lái xe và hơn 10.000 nhân viên khác. Tuy chú trọng vào công nghệ nhưng Coupang vẫn không quên tập trung vào dịch vụ khách hàng bằng cách ghi nhận mọi giao dịch và thiết lập hồ sơ khách hàng riêng biệt. Theo Bom Kim, đầu tư vào khách hàng là một hướng đi dài hơi của công ty.
Trước đây, Bom Kim từng bỏ học Harvard để tìm kiếm cơ hội tại quê nhà. Ban đầu, ông kinh doanh hàng giảm giá rồi chuyển sang nền tảng bán hàng như eBay. Một trong những vấn đề khiến ông đau đầu nhất là hơn nửa những lời phàn nàn của khách hàng đều đến từ khâu vận chuyển. Từ đây, vị CEO nhận ra cách để tạo sự khác biệt cho Coupang.
Dịch vụ khách hàng tốt đã giúp công ty thống trị mảng bán lẻ trực tuyến ở Hàn Quốc. Họ thường xuyên được bình chọn là công ty bán lẻ hàng đầu bởi khách hàng trẻ trong độ tuổi 20.
Tháng 4 năm ngoái, Coupang huy động được 1,4 tỷ USD trong đó 1 tỷ USD đến từ tập đoàn SoftBank của Nhật Bản. Thời điểm đó, công ty được định giá 5 tỷ USD. Và chỉ hơn 7 tháng sau, họ lại tiếp tục nhận 2 tỷ USD từ quỹ Vision Fund của SoftBank. Khoản đầu tư mới nâng mức định giá của Coupang lên 9 tỷ USD, giúp họ trở thành startup có giá trị nhất Hàn Quốc và lọt top 10 châu Á.
Ông chủ SoftBank, tỷ phú Masayoshi Son và Bom Kim.
Coupang dùng 400 triệu USD từ Sequoia và BlackRock để tăng cường hàng tồn kho với mục tiêu giao các nhu yếu phẩm như nước đóng chai, gạo hay tã bỉm cho khách hàng nhanh chóng và rẻ nhất có thể. Còn số tiền 1 tỷ USD từ SoftBank, công ty đã chi cho cơ sở hạ tầng logistics gồm xe tải chuyên dụng, nhà kho và nhân viên vận chuyển.
Các khoản đầu tư đã được sử dụng một cách hợp lý để củng cố nền tảng công nghệ của Coupang, cho phép giao hàng nhanh hơn, phát triển để hệ thống thanh toán một chạm dễ dàng hơn đồng thời tạo ra chức năng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ nhiều mặt trong kinh doanh.
Năm 2017, doanh thu của công ty đạt 2,4 tỷ USD nhưng trong 5 năm qua, họ đã lỗ tổng cộng 1,7 tỷ USD vì phải đầu tư xây dựng mạng lưới vận chuyển rộng khắp. Coupang sở hữu mạng lưới chuyển phát xe tải tùy biến, các nhà kho do thuật toán điều khiển và hàng nghìn "Coupangmen"- đội ngũ giao hàng và chat với khách hàng.
Trung bình ở Hàn Quốc, một bưu kiện mất khoảng 2-3 ngày mới đến nơi nhưng với Coupang, thời gian đã giảm xuống 1 ngày hoặc thậm chí là chưa đến 1 ngày mà không mất thêm khoản phí nào. Một điều đáng chú ý nữa là người mua có thể hủy đơn hàng dù chúng đang trên đường vận chuyển hay thay đổi nơi nhận hàng vào phút chót. Đây là những điểm mà Coupang nổi trội hơn so với Amazon.
Hàn Quốc là một quốc gia lý tưởng cho thương mại điện tử với dân số giàu có và tỷ lệ tiếp cận với Internet ở mức cao. Tuy nhiên, đến nay Amazon vẫn vắng mặt tại đây có lẽ vì họ vẫn còn dè chừng sự thống trị của Coupang.
Bom Kim cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư không ngừng vào công nghệ, con người và cơ sở hạ tầng". Coupang ghi nhận khoản lỗ hoạt động lớn nhất từ trước đến nay trị giá 883 triệu USD trong năm 2018, chủ yếu do việc đầu tư lớn vào năng lực logistics của công ty. Mặc dù vậy, công ty cho biết đây là một phần của khoản đầu tư mà họ đang thực hiện để tăng doanh số.
Năm ngoái, công ty của Bom Kim đã đầu tư mạnh vào dịch vụ giao hàng siêu tốc "Rocket Delivery" và mở rộng thêm hàng triệu lựa chọn sản phẩm. Dù đã sở hữu hệ thống logistics và công cụ chuyển phát tương đối lớn nhưng Coupang vẫn tăng gấp đôi từ 12 lên 24 trung tâm trên toàn quốc.
Theo ước tính của Forbes, mức định giá mới của Coupang đã giúp CEO Bom Kim, người sở hữu 19% cổ phần công ty trở thành tỷ phú mới nhất và trẻ thứ hai Hàn Quốc ở tuổi 40.
Mục tiêu của Bom Kim là "tăng trưởng theo cấp số nhân" trong thời gian tới. Với tốc độ tăng trưởng gần 70% trong năm ngoái, vị CEO cho biết Coupang đang mở rộng với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với thị trường thương mại điện tử rộng lớn của toàn bộ đất nước Hàn Quốc. Dù tập trung khai thác thị trường Hàn Quốc, công ty này cũng có mặt tại Bắc Kinh, Los Angeles, Seattle, Thượng Hải và Thung lũng Silicon.
Theo GenK
'Đồ ăn nhanh' lọt vào Top 10 mặt hàng thương mại điện tử được giao nhiều nhất qua dịch vụ chuyển phát Kết quả khảo sát sâu của VECOM với 14 doanh nghiệp chuyển phát có mức độ gắn bó khác nhau với thương mại điện tử cho thấy, 'đồ ăn nhanh' đã lọt vào nhóm 10 sản phẩm hàng đầu sử dụng dịch vụ chuyển phát, nhiều nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Giao đồ ăn đã trở thành...