Cảm động về những cô giáo tận tình giúp sinh viên nghèo
Nhằm giúp đỡ sinh viên khó khăn trong dịch Covid-19, một nhóm tình nguyện gồm những cô giáo ở TP.Cần Thơ đã quyên góp hàng trăm phần quà nhu yếu phẩm đem tặng.
Cô giáo chất hàng hóa lủ khủ lên xe để đi tặng sinh viên nghèo – THANH DUY
Hành trình chạm đến trái tim
Người khởi xướng ý tưởng này là cô giáo Cao Thiên Lý (28 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều), công tác tại một trung tâm Anh ngữ ở TP.Cần Thơ. Cô Lý cho biết giãn cách xã hội kéo dài, lời “kêu cứu” trên mạng xã hội của sinh viên nghèo ngày một nhiều hơn. Biết được cảnh này, lòng cô trăn trở rồi nghĩ đến việc tặng nhu yếu phẩm cho sinh viên.
Món quà chuyển trực tiếp cho sinh viên trong khu vực được phép – THANH DUY
“Tôi muốn giúp đỡ các bạn sinh viên nhưng ngặt là mình trong khu phong tỏa. Vì vậy, tôi ngỏ ý với những người bạn là giáo viên và cô giáo của mình về hoạt động. Hầu hết mọi người đều đang bận bịu với việc dạy học trực tuyến, nhưng họ không mảy may khi quyết định tham gia”, cô Lý chia sẻ.
Các thành viên trong nhóm người góp công, người góp tiền trong khả năng để giúp đỡ sinh viên kẹt lại TP.Cần Thơ trong dịch Covid-19. Tuy nhiên, hành trình trao quà ý nghĩa của các cô giáo đã chạm đến trái tim của những nhà hảo tâm đặc biệt. Cô Lý nói: “Chúng tôi nhận được nhiều sự quan tâm của những giáo viên khác. Ngay cả những người bạn, học trò cũ của chúng tôi ở Philippines, Singapore cũng ủng hộ vì mong muốn hoạt động này được duy trì lâu hơn khi sinh viên còn cần sự giúp đỡ”.
Quà là gạo, mì gói, gia vị, cá mồi, bánh và rau củ các loại – THANH DUY
Video đang HOT
Vượt khó để sớm mang quà đến sinh viên
Hiện tại, nhóm tình nguyện có 5 thành viên. Trong khu phong tỏa, cô Lý và một người bạn nữa phụ trách ghi nhận nhu cầu cần hỗ trợ của sinh viên. Thông tin chương trình tặng quà được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Ngoài ra, cô còn truy cập vào các hội, nhóm có đông đảo sinh viên tương tác trên zalo, facebook để chủ động liên hệ với các chủ tài khoản đăng lời “kêu cứu” trong mùa dịch Covid-19.
Các cô giáo tranh thủ thời gian để thực hiện chương trình tặng quà cho sinh viên. – THANH DUY
Bên ngoài, cô Võ Thị Bích Thảo (38 tuổi, cán bộ Trường ĐH Cần Thơ) cùng các người đồng nghiệp đảm nhận công việc tìm mua vật phẩm, soạn quà và chuyển tặng. “Cái khó là chúng tôi chỉ trực tiếp trao quà trong phạm vi giấy đi đường cho phép. Có sinh viên cần sự giúp đỡ khẩn nhưng ở ngoại ô, nhóm phải nhờ shipper. Song, trong thời điểm giao hàng liên quận khó khăn nên khá lâu nhu yếu phẩm mới chuyển đến được. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy áy náy với các bạn”, cô Thảo bày tỏ.
Trở ngại là vậy nhưng nhóm thiện nguyện của các cô giáo vẫn tổ chức thành công mỗi khi hoạt động. Bởi lẽ, bên cạnh sự nỗ lực của tất cả các thành viên thì nhóm còn nhận được sự góp sức nhiệt tình của những tấm lòng tốt xung quanh.
Cô Thảo thông tin: “Vừa rồi, chúng tôi mua nông sản giúp nông dân thì bà con khuyến mãi lại 25 kg su hào tặng cho sinh viên. Đơn hàng xa shipper cũng tính như đơn hàng gần, họ chỉ lấy 10.000 đồng vì biết ý nghĩa của chương trình. Ngoài ra, một số chủ trọ đã tận tình đến nhận quà giúp vì thấy chúng tôi chật vật chuyển hàng hoá”.
Món quà ấm áp
Đến nay, hoạt động đã tổ chức 3 lần với hơn 400 phần quà tặng cho sinh viên khó khăn. Mỗi phần gồm gạo, mì, gia vị, cá mồi, bánh, rau củ các loại. Những nơi nhu yếu phẩm không đến được nhóm sẽ chuyển tiền mặt tương ứng với giá trị phần quà là khoảng 130.000 đồng. Sinh viên học trường nào cũng có thể đăng ký nhận hỗ trợ. Nếu còn khó khăn, các bạn vẫn được giúp đỡ lần sau.
Sinh viên trường nào cũng có thể đang ký nhận quà – THANH DUY
Võ Trần Kim Bình (21 tuổi, ngụ An Giang), sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, cho biết bị kẹt lại TP.Cần Thơ hơn 2 tháng. “Tiền tích luỹ của em đã dần cạn rồi mà không biết khi nào mới về quê. Em cũng đang cách ly tại phòng, không thể ra ngoài mua thực phẩm được. Các cô đến tặng quà em rất xúc động, cảm thấy ấm lòng trong lúc khó khăn”, Bình bộc bạch.
Tương tự, bà Nguyễn Ngọc Hà (40 tuổi) cũng rất vui trong ngày tiếp nhận các phần quà. Bà Hà ở trọ thuê, thấy các sinh viên cùng dãy chật vật bám trụ lại thành phố trong cảnh ăn đong từng bát gạo, bà kêu gọi sự cứu trợ trên mạng xã hội và nhận được phản hồi ngay.
“Thấy thông tin của tôi, các cô giáo đã chủ động liên hệ để giúp đỡ. Hôm nay, mọi người chở quà lỉnh kỉnh trên xe máy đến trao quà giữa nắng nóng. Phòng sinh viên nào cũng có quà hết, tôi cũng vui lây cùng các em”, bà Hà chia sẻ.
Tiền hỗ trợ đến với sinh viên nghèo, lao động không tạm trú ở Hà Nội
Nhiều sinh viên, người lao động ngoại tỉnh không có tạm trú đang được các tổ trưởng dân phố ở Hà Nội vận động, hướng dẫn làm hồ sơ nhận hỗ trợ 500.000 đồng.
Số tiền đủ để một người "ăn dè" được nửa tháng.
Nhiều bạn trẻ nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ 500.000 đồng ngay sau khi xét nghiệm COVID-19 tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Ông Phạm Quốc Việt, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), cho hay đợt này đối tượng hỗ trợ chủ yếu là sinh viên, lao động ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn bị kẹt lại Hà Nội và người dân thực sự khó khăn, không đủ điều kiện hưởng chính sách của Chính phủ và thành phố, chẳng hạn hai vợ chồng nuôi con nhỏ mất việc.
Ông Việt chia sẻ: "Các tổ trưởng dân phố và công an khu vực nắm rất rõ địa bàn nên triển khai rất nhanh. Phường vừa phát giấy tiêm vắc xin (hơn 3.000 mũi), vận động đi xét nghiệm (5.000 mẫu đơn), cảnh sát khu vực vừa triển khai giấy đi đường vừa rà soát người dân nhận hỗ trợ.
Trong khi ở phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm), bác Nguyễn Hữu Thái, tổ trưởng tổ 1, chia sẻ với gần 1.000 người thuê trọ, bác đã "sáng tạo" cách thông báo mới. Thay vì tới từng nhà, bác Thái đăng thông báo qua nhóm Facebook, Zalo tổ dân phố để chủ nhà trọ kêu gọi người thuê trọ đăng ký nhận hỗ trợ.
Chỉ trong 3 ngày, bác Thái đã cầm trong tay khoảng 1.000 hồ sơ đề xuất nhận hỗ trợ, trong đó có 600 lao động tự do.
Nhiều người lao động không có tạm trú, tạm vắng điền đủ thông tin cá nhân, trình bày hoàn cảnh khó khăn để nhận hỗ trợ 500.000 đồng
Nhận thông báo từ chủ nhà, Ngọc Anh (quê huyện Quốc Oai, Hà Nội) và bạn cùng phòng ra ngay nhà văn hóa tổ 1-3 phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm để nộp hồ sơ cho bác tổ trưởng. Mất hai phút để bác Thái xem xét, hồ sơ của Ngọc Anh và bạn cùng nhà được nhận. Khoản tiền hỗ trợ 500.000 đồng sẽ giúp bạn "dễ thở hơn" trước ngày trả tiền điện nước, tiền nhà (800.000 đồng).
Cách đó hơn chục cây số, chị Linh, giáo viên lớp mầm non tư thục ở quận Đống Đa, chia sẻ: "Chồng mình làm tự do nên công việc bấp bênh, nay mình mất việc nên cuộc sống rất khó khăn. Ngày xưa, hai vợ chồng có đồng ra đồng vào mua sữa cho con chưa học lớp 1, trang trải tiền phòng, tiền điện. Nay, ông bà nội phải hỗ trợ thêm".
Với 500.000 đồng sẽ được nhận, chị Linh nghĩ ngay tới hộp sữa cho con, vì cha mẹ có thể ăn rau, cháo qua bữa nhưng cháu nhỏ thì cần dinh dưỡng.
Sẽ có hỗ trợ đợt 2
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , bà Nguyễn Lan Hương, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, cho hay cơ quan này đã tập huấn cho Ủy ban MTTQ các quận, huyện, thị xã để triển khai hỗ trợ thuận tiện nhất đến người dân, người lao động gặp khó khăn.
Bà Hương chia sẻ thêm, đợt hỗ trợ lần 1 sẽ diễn ra đến hết ngày 14-9. Đến ngày 21-9, người dân có nhu cầu, nguyện vọng sẽ được giải quyết nếu TP Hà Nội hết giãn cách xã hội.
Ngoài lao động bị dừng việc, mất việc làm không có tạm trú, tạm vắng thì sinh viên thuê trọ và người nước ngoài khó khăn có nhu cầu cũng sẽ được xem xét hỗ trợ 500.000 đồng. Những đối tượng trên liên hệ tổ trưởng dân phố hoặc làm đơn theo mẫu đã đóng dấu của Ủy ban MTTQ xã, phường.
Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, tính tới sáng 14-9, quận Ba Đình có khoảng 1.300 người đề nghị hỗ trợ, con số này ở quận Hai Bà Trưng là khoảng 9.000 người...
Nhiều chủ nhà sẻ chia tiền thuê trọ cho công nhân và sinh viên Từ những câu chuyện thực tế chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê cho công nhân, sinh viên nghèo, người lao động phổ thông, TP.Đà Nẵng đã yêu cầu các quận huyện tiếp tục vận động để hỗ trợ tiền thuê trọ người yếu thế. Tổ tự quản nhà trọ P.Hòa Khánh Bắc miễn giảm tiền trọ và tặng quà cho công nhân...