Cấm dạy chương trình lớp 1 cho trẻ mầm non
Khẳng định việc dạy chữ, phép tính cho trẻ mẫu giáo là phản khoa học, Bộ GD&ĐT vừa ra chỉ thị nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1 cho nhóm trẻ này.
Hiện nay, việc dạy học theo nội dung chương trình lớp 1 (chủ yếu là dạy tập viết và tính toán) cho trẻ em tuổi mẫu giáo xảy ra ở một số địa phương gây bức xúc trong xã hội. Bộ GD&ĐT khẳng định, dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt.
Nhằm chấm dứt tình trạng này, Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu các sở chỉ đạo phòng giáo dục, trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước; nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1.
Theo Bộ GD&ĐT, việc dạy trước chương trình khiến trẻ chủ quan, mất hứng thú học tập. Ảnh: Hoàng Hà.
Các trường tiểu học cũng phải công bố giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm. Theo đó, phải thực hiện nghiêm túc quy định của chương trình lớp 1, nhất là về nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kỹ năng; đảm bảo dạy cho tất cả học sinh từ những bài học đầu tiên, không bỏ qua bất kỳ bài học nào. Giáo viên cần giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập; nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Video đang HOT
Các trường phải tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi một ngày để giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh hoàn thành yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục khác. Giáo viên cũng đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hàng ngày của từng em; hướng dẫn tận tình, chu đáo học sinh cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, từng bước biết đọc, biết viết, làm tính toán…, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích đối với các hoạt động học tập.
“Giáo viên không được có biểu hiện so sánh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1″, chỉ thị của Bộ nêu rõ.
Các phòng giáo dục cũng cần chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với các cấp, ngành huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời hướng dẫn, tư vấn cho bậc cha mẹ về biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào tiểu học.
Theo VNE
Bộ trưởng GD: Nhiều bài thi nhòe nước mắt
"Bài thi văn năm nay của các cháu, rất nhiều bài mực nhòe nước mắt của học sinh và cô giáo" - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói trước Quốc hội chiều nay (13/6).
Phiên chất vấn chiều 13/6, bên cạnh "nhân vật chính" Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng có mặt sẵn sàng "chia lửa".
Đại biểu Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) đề cập thực trạng hiện nay một bộ phận không nhỏ lớp trẻ thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai. Từ cách ăn mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày... Nhiều đại biểu khác cũng đặt vấn đề về tình trạng xã hội bị xuống cấp về văn hóa và đạo đức, bạo lực học đường...
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu nguyên nhân do đặc điểm tâm lý lứa tuổi còn nhỏ, muốn tự khẳng định mình. "Các cụ ta thường nói 'khôn đâu đến trẻ'" - Bộ trưởng nói. Ngoài ra chính sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, hành vi bạo lực xuất hiện tràn ngập trong cuộc sống đời thường cũng như trên phim ảnh, sách báo... tác động đến tâm lý trẻ.
"Bài thi văn năm nay của các cháu, rất nhiều bài mực nhòe nước mắt của học sinh và cô giáo" - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói trước Quốc hội chiều nay (13/6) - Ảnh minh họa
Về phía nhà trường, giáo dục cho học sinh còn hạn chế, chưa tạo sự lay động cho học sinh. Giáo dục đạo đức, lối sống chưa nhiều; Phối hợp giữa nhà trường và xã hội, đảm bảo môi trường an ninh chưa chặt chẽ, giáo dục kỹ năng sống chưa đi vào chiều sâu...
Để giải quyết, ngành giáo dục đã đổi mới phương pháp dạy, học, thi cử. Ngành đã lồng ghép cuộc vận động, học tập theo tấm gương của Bác Hồ bằng hành động cụ thể của thầy cô giáo để thuyết phục các cháu. Tôn vinh gương các thầy cô trong ngành và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tiêu cực làm trong sạch môi trường giáo dục.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, việc đổi mới nội dung dạy học và thi được thể hiện cụ thể qua kỳ thi THPT vừa qua.
"Bài thi văn của các cháu, rất nhiều bài mực nhòe nước mắt của học sinh và cô giáo. Đề thi đã tạo sự lay động không chỉ cho các cháu học sinh mà đến cả các thầy cô giáo", ông Luận cho hay.
Bên cạnh đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, Bộ chỉ đạo các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ trên lớp, phù hợp với lứa tuổi, cấp học. Điều này giúp cho việc học văn hóa, rèn luyện sức khỏe phối hợp đồng bộ cho nhau.
Bên cạnh đó, Bộ GD - ĐT triển khai dạy hát dân ca có sự phối hợp với ngành văn hóa, bồi dưỡng tình yêu quê hương, góp phần bồi đắp tình cảm cho các cháu. Ngoài ra, phối hợp giữa các bộ ngành, ký kết với Bộ Công an về phòng chống ma túy, đảm bảo an ninh trong nhà trường.
Theo 24h
Bộ trưởng Giáo dục: 'Đưa tin tiêu cực khiến thí sinh sốc' Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đề nghị báo chí cần thận trọng, vừa nghe đã vội đưa tin, như chuyện học sinh đưa lên mạng lộ đề, chưa kiểm chứng sẽ gây sốc đối với em khác đang làm bài. Sáng nay (21/5), bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có giải thích với báo chí xung...