Cạm bẫy của… nhà tài phiệt
Đỗ Anh Dũng ( Chủ tịch Tân Hoàng Minh) cùng 14 bị cáo đã vẽ ra những dự án trên giấy, làm ảo thuật với số liệu tài chính khống, để thiết kế cạm bẫy huy động vốn núp dưới kênh đầu tư trái phiếu, lãi suất hấp dẫn.
Cạm bẫy được giăng ra, trong thời gian ngắn, nhóm tội phạm đã lừa được 6.630 bị hại, huy động được trên 10 nghìn tỉ đồng, chiếm đoạt trên 8.600 tỉ đồng.
Miếng phô mai trong… bẫy chuột
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh là cái tên khá quen thuộc trên thị trường bất động sản Việt Nam với những dự án nghìn tỉ, những căn hộ “dát vàng” dành cho giới thượng lưu. Nhắc đến Đỗ Anh Dũng là nhắc đến một doanh nhân thành đạt, luôn dẫn đầu với những ý tưởng táo bạo, từ lĩnh vực kinh doanh hệ thống Taxi V20, đến nhà máy thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường, doanh thu khủng.
Từ năm 2006, cái tên Tân Hoàng Minh vụt sáng khi đầu tư và bán những căn hộ siêu sang ở những khu đất vàng, đất kim cương. Thậm chí ông này còn được truyền thông và báo giới nhắc đến với những “thương vụ” đấu giá đất đình đám. Tân Hoàng Minh có các công ty con Công ty Cổ phần Thời Đại Mới T Công ty Cổ phần Cung điện mùa đông; Công ty CPDT&DV khách sạn Soleil.
Các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến với số liệu tài chính đẹp, kinh doanh có lãi, tài sản lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Tại thời điểm tháng 4/2022, khi vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được khởi tố, ông Đỗ Anh Dũng cùng hàng loạt đồng phạm bị khởi tố, bắt tạm giam, lúc này, “tảng băng chìm” của đế chế Tân Hoàng Minh mới dần được hé lộ, thủ thuật thổi phồng hoạt động doanh nghiệp với những số liệu “siêu đẹp” làm khống được đưa ra ánh sáng. Một “đế chế” hùng mạnh được đồn thổi thực chất chỉ là cái vỏ… rỗng!
Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường bất động sản đóng băng, Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn về tài chính. Tân Hoàng Minh bị dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỉ rồi tăng thành gần 20.000 tỉ đồng tại thời điểm đầu năm 2022. Để giải quyết vấn đề, ông Dũng chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm phương án huy động vốn cho tập đoàn.
Video đang HOT
Hai cha con ông Dũng thống nhất chủ trương sử dụng các pháp nhân thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu riêng lẻ, sau đó hợp thức trái chủ, sử dụng pháp nhân của Tập đoàn, bán cho nhà đầu tư. 3 công ty được lựa chọn gồm Ngôi Sao Việt, Soleil và Công ty CP Cung Điện Mùa Đông. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của 3 pháp nhân này đều không đủ điều kiện. Bị cáo Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa thông tin trong các báo cáo tài chính không đúng với thực tế.
Đỗ Hoàng Việt khai tại phiên xét xử, thời điểm Tập đoàn Tân Hoàng Minh mua các lô trái phiếu từ công ty con, tiền trong tài khoản của tập đoàn này chỉ có từ 40 -200 tỉ đồng. Để mua được trái phiếu với số tiền này, các bị cáo cho chạy số tiền vòng vèo từ Tập đoàn sang 3 công ty phát hành trái phiếu rồi quay lại tài khoản tập đoàn cho đến khi đủ số tiền theo giá trị mong muốn.
Về quy trình nhận lại tiền, theo các chuyên gia pháp luật, sau khi nhận được bản án có hiệu lực pháp luật, các nhà đầu tư cần liên hệ với Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội để làm thủ tục yêu cầu thi hành án. Việc xác định tư cách bị hại trong vụ án được căn cứ thông tin nhà đầu tư đã đăng ký mua trái phiếu với Tân Hoàng Minh. Vụ án có hơn 6.000 bị hại, do vậy, để đảm bảo việc thi hành án được tiến hành nhanh chóng, bị hại cần cẩn thận rà soát, đối chiếu thông tin cá nhân của mình trong hồ sơ vụ án, có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung đến thư ký phiên tòa để chỉnh sửa, điều chỉnh kịp thời.
Ngay sau khi bản án hình sự xét xử vụ án nêu trên có hiệu lực pháp luật, nhà đầu tư là bị hại trong vụ án cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu thi hành án dân sự, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu, bản án có hiệu lực pháp luật gửi đến Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội.
Các bị cáo thông đồng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật như: ký hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống” để chuyển 9 lô trái phiếu của 3 công ty Cung Điện Mùa Đông, Soleil và Ngôi Sao Việt sang Tân Hoàng Minh. Nhờ vậy, 3 công ty phát hành 9 gói trái phiếu, với tổng trị giá 10.300 tỉ đồng. Từ giữa năm 2021 đến đầu 2022, Tân Hoàng Minh tung ra thị trường 9 lô trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỉ đồng, lãi suất từ 11,5% đến 12%/ năm. Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng khi đó cao nhất 8,2%/năm, còn đa số dưới 6%. Đây chính là mức lãi suất đã hấp dẫn “trái chủ” đầu tư vào trái phiếu Tân Hoàng Minh.
Tại phiên xét xử, ông Dũng thừa nhận đã ra chủ trương phát hành các lô trái phiếu và giao cho con trai Đỗ Hoàng Việt thực hiện. Theo lời ông Dũng, với kinh nghiệm 30 năm điều hành doanh nghiệp, bị cáo hiểu rõ trái phiếu là một kênh huy động vốn hiệu quả, nhiều các công ty, tập đoàn khác đã phát hành hàng triệu tỉ đồng. Ông Dũng cũng thừa nhận hành vi “chạy” dòng tiền ảo để chuyển 9 lô trái phiếu của 3 công ty Cung Điện Mùa Đông, Soleil và Ngôi Sao Việt sang Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bởi theo ông Dũng, nhìn dưới góc độ dòng tiền có thể thấy đó là ảo, nhưng thực tế cả Tập đoàn và 3 công ty đều thuộc sở hữu của ông Dũng.
Tuy ông Dũng khẳng định huy động vốn sai, phần lớn số tiền huy động từ trái phiếu đều sử dụng không đúng mục đích, không có những nhà đầu tư chiến lược này thì phương án kinh doanh khó có thể thành công, nhưng vẫn “phân bua” ngay từ khi phát hành trái phiếu, chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người mua trái phiếu? Ông ta chỉ ý thức rằng đây là việc huy động tiền để phục vụ kinh doanh, đầu tư.
Mua trái phiếu vì nghe danh doanh nghiệp… lớn
Sau khi mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng. Tập đoàn Tân Hoàng Minh thu về gần 14.000 tỉ đồng. Ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng số tiền này để trả nợ, mua cổ phần, chi tiêu cá nhân… không đúng mục đích, phương án phát hành trái phiếu. Trong đó, hơn 5.100 tỉ đồng là tiền của nhà đầu tư sau được dùng để trả cho nhà đầu tư đến hạn trước. Cơ quan tố tụng xác định có 6.630 nhà đầu tư là bị hại, họ bị chiếm đoạt tổng số tiền hơn 8.643 tỉ đồng. Tòa có đơn triệu tập, trong những ngày diễn ra phiên xét xử, ghi nhận có hàng nghìn người có mặt. Có bị hại di chuyển từ các tỉnh xa xôi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có bị hại xuất hiện tại sân tòa trên tay bồng con nhỏ…
Theo cơ quan chức năng, số lượng trái phiếu Tân Hoàng Minh được nắm giữ bởi các cá nhân lên tới 32,6%, tức cứ 10 trái phiếu được phát hành thì có 3 được mua bởi người dân. Trong vụ án này có 6.630 bị hại. Cáo trạng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận định, các bị hại đều là “nhà đầu tư không chuyên”. Họ là người chưa từng tìm hiểu về tài chính hoặc mua trái phiếu chỉ vì “cái tên của doanh nghiệp” và hơn nữa vì mức lãi suất hấp dẫn 11,5-12%/năm. Theo danh sách, bị hại đa dạng các lứa tuổi, vùng miền. Số tiền đầu tư của bị hại từ 100 triệu đồng, đến gần 20 tỉ đồng.
Cũng theo chia sẻ của nhiều nhà đầu tư, họ biết đến và đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh từ nhiều kênh, có người từ sự tư vấn của nhân viên ngân hàng, có người mua để giúp người thân đủ chỉ tiêu phát hành. Tuy nhiên, phần nhiều bị hại cho rằng, được tư vấn thấy hấp dẫn vì lợi nhuận nên dồn tiền tiết kiệm để đầu tư, mục đích để nhận lãi. Một phần cũng do tin tưởng các gói trái phiếu được phát hành đúng quy định, Tập đoàn Tân Hoàng Minh lại là doanh nghiệp lớn và có thương hiệu. Thậm chí, có người vừa mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh được vài ngày thì vụ án được khởi tố.
Khi xét hỏi, nhiều bị hại đứng lên phát biểu với thái độ bức xúc, có người đã dùng toàn bộ tài sản gia đình mua trái phiếu Tân Hoàng Minh, họ cho rằng, Tân Hoàng Minh không phải là bên duy nhất hại họ, mà cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, các ngân hàng cũng phải cùng có trách nhiệm. Đề nghị HĐXX lưu ý cho trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong vụ việc này. Phần lớn nhà đầu tư chỉ mong lấy lại được tài sản, nên khi được thông báo ông Dũng đã khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt, họ đã có đơn xin giảm án cho các bị cáo.
Trong vụ án này, ông Dũng đã khắc phục đầy đủ hơn 8.600 tỉ đồng để giảm thiệt hại đến mức tối đa cho các nhà đầu tư. Số tiền khắc phục này được cho rằng “lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án” liên quan tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là niềm vui lớn đối với nhà đầu tư, bởi họ có cơ hội lấy lại được khoản tiền mình đã bỏ ra. Đối với yêu cầu tính các loại lãi của những người bị hại, phán quyết của HĐXX cho rằng, tại tòa, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh đồng ý trả một phần lãi. Tuy nhiên, đây là vụ án hình sự nên HĐXX khẳng định, không có căn cứ tính lãi theo yêu cầu của các bị hại.
Vụ án được khép lại một giai đoạn tố tụng, hậu quả vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh không chỉ là thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng lòng tin và uy tín của thị trường tài chính. Hành vi lừa đảo nhà đầu tư trong giao dịch trái phiếu của Tân Hoàng Minh là một ví dụ về việc cần thiết phải tăng cường giám sát và kiểm soát trong thị trường tài chính để ngăn chặn những doanh nghiệp “đánh bóng” thực lực nhằm huy động vốn để lừa đảo.Vụ án cũng để lại bài học về đầu tư trái phiếu với nhiều người trong giai đoạn hiện nay. Thông qua vụ án này, với những người có ý định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành, xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp, hiệu quả dự án dự kiến đầu tư, khả năng thanh toán, tài sản bảo đảm có thực chất không, bên bảo lãnh thanh toán có uy tín hay không… thay vì chỉ tập trung vào mức lãi suất hoặc thông tin do chính doanh nghiệp quảng cáo kẻo… mắc bẫy.
Hội đồng xét xử đã đưa ra mức án đối với 15 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Trong đó, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, bị tuyên phạt 8 năm, Đỗ Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 36 tháng tù. Các bị cáo khác bị tuyên phạt mức án từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù giam.
Vụ Tân Hoàng Minh: Phán quyết của tòa án đối với yêu cầu của các nhà đầu tư
Xét xử vụ Tân Hoàng Minh, ngoài mức án dành cho các bị cáo, HĐXX cũng đưa ra phán quyết đối với yêu cầu của các nhà đầu tư (người bị hại).
Đối với yêu cầu tính các loại lãi của những người bị hại, HĐXX cho rằng, tại tòa ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh đồng ý trả một phần lãi. Tuy nhiên, đây là vụ án hình sự nên HĐXX khẳng định, không có căn cứ tính lãi theo yêu cầu của các bị hại.
Do ông Đỗ Anh Dũng đồng ý trả lãi - là sự tự nguyện của bị cáo, nhưng theo HĐXX, việc này không thuộc phạm vi xem xét của vụ án.
HĐXX cho rằng, theo nguyên tắc, cần buộc các bị cáo liên đới bồi thường. Nhưng trong vụ án này đã truy thu được đủ số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt. Và thực tế, việc sử dụng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu đều do ông Đỗ Anh Dũng quyết định.
Các bị cáo khác không có vai trò gì, cũng không được hưởng lợi gì. Do đó, để đảm bảo sự công bằng, theo HĐXX cần buộc bị cáo Đỗ Anh Dũng trả lại số tiền hơn 8.600 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.
Quá trình điều tra, gia đình bị cáo Dũng đã khắc phục hơn 5.000 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng đã thu giữ được hơn 2.000 tỷ. Như vậy, tổng cộng đã thu được hơn 8.600 tỷ đồng để khắc phục. HĐXX quyết định tiếp tục tạm giữ số tiền này để đảm bảo thi hành án.
Trong vụ án này, một số bị cáo đã tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. HĐXX ghi nhận và đánh giá đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo này. HĐXX quyết định tịch thu số tiền trên để sung công quỹ Nhà nước.
Vụ Tân Hoàng Minh: Luật sư hỏi ông Đỗ Anh Dũng chuyện trả tiền cho nhà đầu tư Tại tòa, luật sư của những người bị hại hỏi Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng về việc dùng 8.644 tỷ đồng đang bị tạm giữ để trả ngay cho các nhà đầu tư. Ngày 20/3, phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX dành thời gian cho đại diện VKS và các luật...