Cầm bát cổ đi giám định, ông lão giật mình khi biết đó là bảo vật vô giá
Chiếc bát gia truyền của ông lão là đồ vật dưới thời Hoàng đế Phổ Nghi được chuyên gia định giá hàng tỷ đồng.
Ngày nọ, tại Hà Bắc (Trung Quốc), một ông lão về hưu cầm chiếc bát cổ của gia đình đến gặp chuyên gia nhờ thẩm định.
Vị chuyên gia xem xét cẩn thận. Nhìn thấy dòng chữ dưới đáy bát, người này kinh ngạc và lập tức hỏi về nguồn gốc gia đình ông lão.
Chiếc bát cổ là bảo vật vô giá có từ thời nhà Thanh
Đáp lời chuyên gia, ông lão nói chiếc bát là bảo vật tổ tiên của gia đình. Nó có từ thời nhà Thanh, do Hoàng đế khi đó ban cho gia đình.
Ban đầu vị chuyên gia không tin vào điều đó, nghĩ rằng đây có thể là đồ giả mạo. Chỉ đến khi dùng tay chạm lên hoa văn, chuyên gia mới thấy chất liệu của bát rất tốt, mọi phương diện kỹ thuật đều vô cùng tinh xảo, giống như bảo vật trong cung.
Dòng chữ lớn dưới đáy bát “Hệ thống hoàng gia Tuyên Thống” đã chứng thực nghi vấn của vị chuyên gia.
Chiếc bát quả thực là đồ vật quý giá có từ thời Hoàng đế Phổ Nghi. Vị chuyên gia tiếp tục hoài nghi làm cách nào mà chiếc bát lại nằm trong tay gia đình ông lão, bởi Hoàng đế Phổ Nghi không có con nên gia định không thể nào là hậu duệ đời sau.
Video đang HOT
Dòng chữ được khắc dưới đáy là “Hệ thống hoàng gia Tuyên Thống”
Chiếc bát được nhiều chuyên gia thẩm định cẩn thận lại, và xác nhận chiếc bát ngọc này là thật. Nó là một trong những bảo vật được bán bởi Phổ Nghi.
Hóa ra là trước đây, vì kinh tế khó khăn mà Phổ Nghi đã phải vận chuyển một số lượng lớn bảo vật từ trong cung ra bên ngoài để bán, một trong số đó đã bị bán tháo.
Nhóm chuyên gia đề nghị ông lão giao chiếc bát này cho nhà nước để đưa nó vào bảo tàng, thuận lợi cho việc nghiên cứu khảo cổ và mọi người cùng được chiêm ngưỡng.
Ông không không đồng ý, vì cho rằng chiếc bát này có thể bán đấu giá với giá 2 triệu nhân dân tệ (hơn 6,5 tỷ VNĐ). Ông sẽ không giao lại mà giữ để truyền lại cho đời sau.
Năm 1994, người chăn cừu lại gần phát hiện bảo vật vô giá
Một con cừu đang ăn cỏ bỗng có hành động lạ khi cùng nhau chạy vòng quanh một chỗ. Sau khi thấy hiện tượng này, người chăn cừu đã chạy tới xem và phát hiện có bảo vật.
Đó là gì?
Vào năm 1994, tại huyện Kỳ Liên, thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Hải Bắc ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, có một chuyện kỳ lạ xảy ra.
Cụ thể, một ngày nọ, người chăn cừu tên là Mã Thiên Phúc vẫn lùa đàn cừu ra đồng cỏ như mọi ngày. Với kinh nghiệm chăn gia súc nhiều năm, anh Mã rất hiểu đàn cừu của mình nên không cần phải canh chừng khi chúng đang gặm cỏ. Anh Mã quyết định nằm nghỉ trên bãi cỏ và thỉnh thoảng quan sát đàn cừu đề phòng một số con bỏ chạy.
Tuy nhiên, trong lúc đang nằm trên bãi cỏ, anh Mã bất ngờ nghe thấy có tiếng động lạ, giống như tiếng của một con cừu.
Khi nhìn xuống đất, anh Mã phát hiện có một hòn đá màu vàng nên nhanh chóng nhặt lên để kiểm tra. Sau khi lau sạch bụi bẩn, người đàn ông chăn cừu này cho rằng đây nhất định là một miếng vàng và thậm chí còn có giá cao vì trên đó có hoa văn tinh xảo.
Người đàn ông chăn cừu vô cùng phấn khích khi nhặt được miếng vàng trên đồng cỏ.
Anh Mã vô cùng phấn khích nên đã nhanh chóng lùa đàn cừu về nhà. Người vợ thấy chồng về sớm nên vội tới hỏi nguyên nhân. Anh Mã trực tiếp đưa miếng vàng cho vợ và nói rằng đã nhặt được nó khi đang chăn cừu.
Mã Thiên Phúc nói với vợ rằng vợ chồng anh đã phát tài vì nếu bán miếng vàng này đi sẽ được rất nhiều tiền. Sáng sớm hôm sau, anh Mã đã bắt xe đến một tiệm vàng lớn và hỏi ông chủ xem miếng vàng anh nhặt được trị giá bao nhiêu.
Sau khi nhìn thấy miếng vàng, ông chủ đã hỏi anh Mã lấy vàng này ở đâu. Để tránh gặp rắc rối và những nghi ngờ từ người khác, người đàn ông này đã nói dối là miếng vàng do tổ tiên của anh truyền lại.
Ông chủ tiệng vàng không tin lắm nên đã nói với Mã Thiên Phúc rằng miếng vàng của anh trông giống một cổ vật, do đó anh nên hỏi các chuyên gia về đồ cổ.
Vì vậy, Mã Thiên Phúc đã đến Cục di tích văn hóa ở địa phương để tìm một chuyên gia có thể định giá được giá trị của miếng vàng. Nếu nó thực sự là một bảo vật thì anh có thể bán nó với giá rất cao.
Khi các chuyên gia quan sát kỹ, họ phát hiện đây không phải là một miếng vàng bình thường. Thay vào đó, nó là một di vật văn hóa.
Sự thật về miếng vàng trên đồng cỏ
Sau khi kiểm tra thêm một lần nữa, các chuyên gia xác định rằng miếng vàng này thực chất là một vật tùy táng được chôn dưới lòng đất. Trọng lượng của miếng vàng không hề nhẹ nên nếu dùng làm vật trang trí hay đồ trang sức đeo hàng ngày sẽ rất bất tiện cho những người dân sống du mục ở trên đồng cỏ. Do đó, nó chỉ có thể là đồ vật dùng trong đám tang.
Việc tìm thấy miếng vàng này là dấu hiệu cho thấy nơi đó có thể có một ngôi mộ cổ hoặc là nơi tế lễ. Chính vì vậy, nhóm chuyên gia khảo cổ đã nhanh chóng đến đồng cỏ ở huyện Kỳ Liên, nơi anh Mã Thiên Phúc sống và chăn cừu hàng ngày. Sau khi được anh Mã chỉ rõ vị trí nhặt được vàng, các nhà khảo cổ tiến hành phân tích, xác định phạm vi cụ thể và bắt đầu khai quật. Quả nhiên, họ đã tìm thấy nhiều đồ tạo tác bằng vàng và bạc. Tất cả số cổ vật này đều được xác định là từ thời nhà Hán (206 TCN - 220).
Các chuyên gia tìm thấy nhiều món đồ tạo tác bằng vàng tại nơi mà anh Mã chăn cừu.
Miếng vàng do anh Mã Thiên Phúc nhặt được có hoa văn rất độc đáo và tinh xảo. Trên miếng vàng có thể thấy rằng có một con sói đang đuổi theo và cắn một con bò. Điều này phản ánh một quy luật tự nhiên.
Hoa văn được chạm khắc rất sống động, cho thấy trình độ tay nghề cao của những người thợ thủ công lúc bấy giờ.
Miếng vàng có niên đại cách đây khoảng 1.800 năm hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc).
Kết hợp với những tài liệu ghi chép liên quan, các chuyên gia phân tích các đồ tạo tác được tìm thấy ở đây và kết luận rằng chúng là đồ vật của những người du mục từng sống ở huyện Kỳ Liên. Tuy nhiên, đây chỉ là một nhánh của người Hung Nô. Sau khi mối liên minh với triều đại Bắc Ngụy (386 - 534) bị phá vỡ, cuối cùng bộ tộc này bị sụp đổ. Cho đến nay, chỉ ở Thanh Hải, Cam Túc và một số nơi khác, các chuyên gia mới có thể phát hiện một số dấu vết lịch sử của bộ tộc này.
Các chuyên gia sau đó đã cố gắng thuyết phục Mã Thiên Phúc trao trả lại miếng vàng cho cơ quan chức năng, bởi đây là một bảo vật vô giá có giá trị nghiên cứu cao. Mã Thiên Phúc đã đồng ý trao trả lại miếng vàng cổ. Anh cũng được Cục di tích văn hóa của địa phương khen ngợi và trao thưởng một số tiền vì anh có công phát hiện ra di vật văn hóa và đồng ý trao trả lại.
Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố 'Đây là bảo vật vô giá' Chạy lên núi nhặt củi khô, cậu học sinh cấp 2 nhặt được chiếc lá kỳ lạ khiến các chuyên gia khảo cổ vô cùng bất ngờ. Nhặt được vật tưởng như tầm thường nhưng hóa ra lại là bảo vật vô giá. Đây là câu chuyện có thật tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Theo đó, vào năm 1958, tại huyện Nhiêu...