California sụp đổ hình mẫu chống Covid-19
Từ hình mẫu chiến thắng nCoV vào đầu năm 2020, California đang vật lộn với Covid-19 khi số người nhập viện và tử vong tăng vọt mỗi ngày.
Bệnh nhân phải đợi hàng giờ để ra khỏi xe cấp cứu. Những hành lang, quầy lưu niệm, quán ăn biến thành phòng bệnh. Các xe tải đông lạnh được chuẩn bị sẵn sàng để chứa thi thể.
Trong nhiều tháng năm ngoái, California áp dụng chiến lược giãn cách để tránh thảm họa bởi đại dịch Covid-19. Song từ tháng 11, khi thống đốc Newsom cho biết cần thêm 5.000 bao đựng thi thể, bang này thực sự bước vào cuộc chiến tàn khốc.
California đang đứng đầu danh sách các bang có số ca nhiễm nCoV cao nhất Mỹ, với những kỷ lục về số người nhập viện, số ca tử vong liên tiếp được xác nhận. Chỉ trong ngày đầu năm mới, giới chức báo cáo 585 trường hợp chết vì Covid-19.
Các chuyên gia phân tích có rất nhiều yếu tố kết hợp đánh tan thành công của California trong giai đoạn đầu đại dịch. Nhà cửa chật chội, việc đi lại, lễ lạt, tụ tập đông người, cộng thêm sự mệt mỏi của công chúng với các áp chế tiếp xúc xã hội khiến dịch lây lan nhanh chóng.
Sự hiện diện của biến thể nCov “siêu lây nhiễm” có khả năng góp phần vào đợt bùng phát mới. Tính đến ngày 2/1, bang này ghi nhận gần chục ca mang biến thể nCoV từ Anh.
Một bệnh nhân nằm trên cáng ở hành lang tại Trung tâm Y tế Providence St Mary, thung lũng Apple, California. Ảnh: AFP
Vùng phía nam Califonia từ thung lũng San Joaquin đến biên giới Mexico chịu hậu quả nặng nề nhất. Bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt đã hết sức chứa. Những đơn vị khám chữa bệnh tạm thời được dựng lên. Một số bệnh viện gặp khó khăn về nhu cầu oxy cho bệnh nhân.
Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện tăng gấp 8 đến 10 lần trong vòng hai tháng gần đây. Số lượng người chết của toàn bang là 25.000, chỉ sau New York và Texas. Nếu không có các giải pháp đột phá, con số tử vong có thể tăng đến 100.000 người vào những tháng đầu năm 2021.
Giám đốc Trung tâm Y tế Cộng đồng Barbara Ferrer cầu xin mọi người không tụ tập để ngăn chặn lây nhiễm. “Nếu chúng ta làm tốt việc này, số lượng người chết vì nCoV đã không nhiều như vậy”, bà nói.
Video đang HOT
Những gia đình đông đúc và các căn hộ chung cư có nguy cơ lây nhiễm virus cao nhất, đặc biệt tại Los Angeles. Mật độ dân số ở đây dày đặc, tập trung nhiều người da màu, thu nhập thấp, lao động thiết yếu sống trong đại gia đình hoặc trong các căn hộ. Họ bị phơi nhiễm từ chỗ làm việc hoặc khi đi lại.
Số dân Los Angeles chỉ chiếm trong 40 triệu dân của California, nhưng số ca tử vong do Covid-19 đến 40%, số ca nhiễm chiếm 1/3 toàn bang. nCoV tấn công tàn khốc vào cộng đồng người da đen và Mỹ Latinh.
Paula Cannon, giáo sư vi sinh và miễn dịch, đại học Nam California cho rằng, nói rằng “một người lao động ở nhà là điều không thể”. “Hiện trạng của vùng này là vậy và khó thay đổi”, bà nói. Thực trạng tại Los Angeles giống như đốm lửa, và hiện tại số ca nhiễm nCoV trong cộng đồng đủ để kích hoạt đám cháy lan rộng.
Hồi tháng 3, mệnh lệnh “ở nhà” lần đầu áp dụng. Sau đó, vào tháng 5, các doanh nghiệp hoạt động trở lại nhưng bị hạn chế một phần. Tuy nhiên, “mở cửa” đã dẫn đến đợt bùng phát tiếp theo khiến chính quyền áp dụng thêm nhiều biện pháp kiểm soát. Đầu tháng 12, khi số ca nhiễm vượt kỷ lục, thống đốc bang một lần nữa ra lệnh “hãy ở nhà” nhưng có phần nới lỏng hơn đợt đầu.
Bác sĩ Lee Riley, giáo sư bệnh truyền nhiễm, đại học California tại Berkeley, cho biết chính quyền đã không làm tốt việc truy vết tiếp xúc để cách ly những người nhiễm virus.
“Những biện pháp hạn chế được áp dụng có thể giúp trì hoãn đỉnh dịch, nhưng khi số ca nhiễm xuống chưa đủ thấp thì các lệnh hạn chế đã được dỡ bỏ, và thế là dịch lại bùng lên”, ông nói.
Bác sĩ Mark Ghaly, phụ trách cơ quan y tế bang, cho rằng nếu lãnh đạo các địa phương hành động quyết liệt và kịp thời, tình hình đã không tồi tệ như hiện tại.
Ông thấu hiểu sự mệt mỏi của dân chúng trong những tháng cách ly xã hội. Song các quan chức y tế cần tìm cách tiếp cận với những người ‘đầu hàng’ số phận hoặc bất tuân những nguyên tắc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Trên toàn bang, các quan chức địa phương luôn khuyến cáo người dân rằng số phận virus nằm trong chính cách sống của họ và khuyên mọi người hãy hy sinh cá nhân vì cộng đồng. Họ nhắc nhở mọi người rằng những hoạt động an toàn hồi đầu năm 2020 đang gặp rủi ro khi virus ngày càng lan rộng.
Giám đốc Viện sức khỏe cộng đồng, đại học San Diego, Corinne McDaniels-Davidson, cho biết: “Hãy quên những hoạt động mà chúng ta đã cho là an toàn hoặc có nguy cơ thấp bị nhiễm virus trong đợt đầu của dịch. Khi nCoV đã lây lan đến mức mất kiểm soát như hiện nay, chúng ta chỉ còn cách chiến đấu với nó”.
“Đại dịch là cuộc đua marathon dài hạn, còn chúng ta quen chạy nước rút. Phải thay đổi thôi”, ông nói.
Những người Mỹ tránh xa 'ồn ào bầu cử'
Rachel Richardson, một đảng viên Dân chủ lâu năm, lên kế hoạch đi cắm trại xa nhà ba ngày để tránh xa những tin tức ồn ào về bầu cử.
Khi nhiều người Mỹ tranh thủ những phút cuối trong Ngày bầu cử 3/11 để đi bỏ phiếu thì Richardson, 41 tuổi, sống tại Berkeley, bang California, đang đi bộ dọc bờ biển Thái Bình Dương cùng hai con gái.
Hai con gái của Richardson sử dụng bản đồ và ảnh của ứng viên để tìm hiểu cách hoạt động của chính phủ Mỹ ở Berkeley, California, hôm 27/8. Ảnh: Reuters
Người phụ nữ này đã bỏ phiếu sớm cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Cô quyết định đi cắm trại để tránh xa những tin tức ồn ào cập nhật từng phút một về cuộc bầu cử, cũng như tránh khỏi nỗi lo lắng về khả năng Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tái đắc cử và tình hình Covid-19 ở vùng Vịnh.
"Tôi nghĩ bây giờ là lúc nên ngủ ngon tại nơi có bầu không khí trong lành, không có sóng wifi", Richardson nói. "Tránh xa khỏi những phản ứng ồn ào của mọi người".
Richardson và chồng, David Roderick, đã dành những tháng qua để dạy con về bầu cử và chính phủ cùng khoảng 20 gia đình nữa tại một trong những thành phố theo khuynh hướng tự do nhất nước Mỹ, trong lúc ủng hộ các ứng viên tại các cuộc đua thượng viện quan trọng.
Thăm dò dư luận cho thấy Biden dẫn trước Trump trên toàn quốc và ở nhiều bang quan trọng, nhưng các cử tri theo chủ nghĩa tự do vẫn lo lắng về khả năng Trump, tỷ phú bất động sản và ngôi sao truyền hình thực tế, có thể bất ngờ giành chiến thắng như năm 2016.
"Tôi rất lo bởi chúng tôi hiểu rõ kết quả phút chót có thể lật ngược và thực tế là điều đó từng xảy ra", Jonathan Krieger, 38 tuổi, nói sau khi bỏ phiếu ở Brooklyn, New York, sáng 3/11. "Tôi cho rằng tránh xa khỏi tin tức bầu cử là phương thuốc hữu hiệu nhất bây giờ".
Nhiều đảng viên Dân chủ coi thường Trump, người mà họ coi là sự đe dọa với nền dân chủ Mỹ, là kẻ dối trá và phân biệt chủng tộc, đồng thời tranh cử với phong cách khoa trương và những hành vi phá vỡ chuẩn mực bình thường của ông. Những người ủng hộ Trump lại ngưỡng mộ điều này, coi đó là sự thẳng thắn đáng quý.
Số người Mỹ đi bỏ phiếu sớm năm nay đạt kỷ lục hơn 100 triệu người. Họ không phải làm gì ngoài lo lắng tới khi kiểm hết phiếu bầu. Để doa dịu thần kinh của mình, một số người đã tăng cường gấp đôi cách mà mình đã sử dụng để đối phó Covid-19 như chạy bộ, tập thể dục, yoga, thiền và viết lách.
Sylvia Baer, một người dân New Jersey từng bị cách ly ở Florida, dành cả ngày 3/11 trong văn phong tại nhà ở Fort Lauderdale viết truyện ngắn và thơ.
"Tôi đang viết như điên", Baer, 70 tuổi, nói. Với bà, Ngày bầu cử đem lại nhiều phấn khích hơn sợ hãi. "Tuy nhiên, tôi sẽ uống một ly rượu gin tonic vào chiều nay. Có thể là hai ly".
Là một giáo sư văn học Mỹ, đồng thời là một nhà thơ, Baer bắt đầu viết truyện ngắn giống hồi ký khi Covid-19 hoành hành khắp bang và chia sẻ chúng lên Facebook như một cách đối phó với luồng tin tức dồn dập.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống, cuộc đọ sức của Trump với Biden, đã thử thách thần kinh của nhiều người Mỹ vốn kiệt sức và buồn bã sau nhiều tháng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Nó cũng làm trầm trọng thêm sự chia rẽ đảng phái đang gay gắt ở đây từ 4 năm trước, khi Trump bắt đầu làm tổng thống.
Joe Szutz, một nhà điêu khắc theo đảng Dân chủ tại Michigan, cho hay mọi thứ đang diễn ra đúng kế hoạch tại nhà riêng của ông tại bang chiến trường, nơi Trump suýt giành chiến thắng năm 2016.
"Tôi bắt đầu một ngày mới thật chậm rãi. Tôi làm bữa sáng, tập thể dục. Bây giờ tôi đang viết lách trên máy tính và tránh xa tivi", đảng viên Dân chủ 77 tuổi nói. Ông cho hay sẽ tận hưởng thời tiết đẹp hiếm có hôm 3/11 và cào lá trong sân.
Bà Sylvia Baer, 70 tuổi, trong nhà riêng ở Fort Lauderdale, Florida, hồi tháng 4. Ảnh: Reuters
Lisa Shapiro, một cử tri đảng Dân chủ, nhà báo ở thành phố New York, đã bỏ phiếu trước rạng sáng 3/11. Cô cho hay sẽ cắt vải may khẩu trang vào buổi chiều và buổi tối.
Shapiro thích may vá, thứ mà cô học được trong thời gian đại dịch. "Tôi thích nghe tiếng máy may xuyên qua vải", cô nói. Nữ nhà báo cũng lên kế hoạch làm một chiếc bánh sôcôla và thưởng thức một ly whisky vào buổi tối.
Nhiều tiết học ở trường luật Berkely, Đại học California, cũng được giáo viên cho nghỉ hôm 3/11 và Emily Bruce, chủ nhiệm môn luật công lý, đã dành 30 phút hướng dẫn sinh viên thiền định để đối phó lo lắng.
"Tôi hy vọng việc này có thể giúp các em tìm thấy bình yên", cô nói.
Gốc Ấn Độ ảnh hưởng gì tới 'phó tướng' của Biden? Năm 1958, Shyamala Gopalan vượt hàng nghìn kim từ Ấn Độ đến Berkeley, thành phố phía bắc California, để theo đuổi tấm bằng tiến sĩ về dinh dưỡng và nội tiết. Gopalan lúc đó mới 19 tuổi nhưng đã tốt nghiệp sớm Đại học New Delhi. Chuyến đi tới California đánh dấu lần đầu tiên rời Ấn Độ, nơi có bố mẹ và...