Cải tiến kỹ thuật số và giải pháp công nghệ để giảm sự lây lan của COVID-19
Tại Trung tâm Triển lãm Changi, nhiều robot và các sáng kiến công nghệ hiện đang được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm virus mà không làm gián đoạn hoạt động của chuỗi cung ứng và các dịch vụ thiết yếu, Chính phủ Singapore đang chuẩn bị các bước cần thiết để áp dụng giải pháp kỹ thuật số tại những địa điểm công cộng. Cuối năm nay, hơn 200 robot khử khuẩn bằng phương pháp chiếu tia UV dự kiến sẽ có mặt tại các trung tâm mua sắm và các cơ quan thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và vận chuyển. Robot khử khuẩn di động bằng tia UV tự động này có tên là Sunburst UV Bots và được sản xuất bởi PBA Group, một công ty công nghệ robot tại Singapore. Sunburst UV Bots được trang bị một mô-đun đèn phát ra tia cực tím cực mạnh (UV-C).
Spot, một robot với bốn chân đang được chế tạo và thử nghiệm để giúp vận chuyển thuốc và đo nhiệt độ.
Các tia UV-C phát ra từ mô-đun đèn giúp phá vỡ các chuỗi DNA của virus và khử trùng môi trường. Robot có thể tự động di chuyển nhờ khả năng phát hiện ánh sáng và các loại cảm biến tích hợp. Vì tia UV-C có thể diệt đến 99% vi khuẩn và đã được chứng minh lâm sàng về khả năng loại bỏ virus, robot sẽ khử trùng bề mặt hiệu quả hơn so với việc lau dọn thủ công và biện pháp phun thuốc khử trùng, từ đó hạn chế nguy cơ lây nhiễm của các nhân viên vệ sinh.
Vì tia UV-C gây nguy hiểm khi ở cự li gần, do đó các robot sẽ chỉ được sử dụng sau khi trung tâm thương mại đóng cửa để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Trong thời gian robot hoạt động, nhân viên sẽ rời khỏi địa điểm đó hoặc tự cách ly robot với bản thân để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Tại Trung tâm Triển lãm Changi, nhiều robot và các sáng kiến công nghệ hiện đang được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Đằng sau những giải pháp trên trên là Smart Nation, một trong những của sáng kiến của chính phủ Singapore nhằm khai thác các công nghệ truyền thông, mạng máy tính, dữ liệu lớn để kiến tạo và thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ công nghệ.
Cụ thể, các “robot vận chuyển” đang được sử dụng để đưa thức ăn đến 12 điểm phân phát cố định cho các cư dân. Bên cạnh đó, một loại robot điều khiển từ xa cũng được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày giữa các cư dân và tình nguyện viên, thông qua cuộc gọi trực tuyến. Các trạm tư vấn di động cũng được thiết lập, giúp người dân dễ dàng liên lạc nếu cần chăm sóc y tế.
Một sáng kiến thông minh khác là Spot, robot bốn chân đang được chế tạo với mục đích giúp phân phối thuốc và đo nhiệt độ. Spot có khả năng tránh chướng ngại vật và di chuyển trên các bề mặt khác nhau, do đó có thể hoạt động tại khu vực có địa hình không bằng phẳng – việc mà robot với bánh xe thường không thể làm được.
Nhóm các kỹ sư sáng tạo nên robot Sunburst UV Bots.
Việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật số này có thể giảm từ sáu đến tám công nhân làm việc tại những vùng nguy hiểm, hoặc khu vực cách ly của những bệnh nhân nhiễm bệnh giai đoạn đầu.
Gần đây, Úc vừa ra mắt ứng dụng theo dõi liên lạc COVIDSafe giúp xác định những người từng tiếp xúc gần với các ca nhiễm. COVIDSafe được phát triển dựa trên ứng dụng TraceTogether của Singapore, sử dụng tín hiệu Bluetooth không dây để ghi lại lịch sử những tiếp xúc xã hội của người dùng. Điểm độc đáo của ứng dụng COVIDSafe là người dùng có thể “bắt tay kỹ thuật số” từ khoảng cách 1,5 mét, thông báo nếu người dùng đã từng tiếp xúc trên 15 phút với các ca nhiễm. COVIDSafe được ra mắt vào cuối tuần qua và đã thu hút hơn một triệu lượt tải xuống chỉ trong vài giờ.
Công nghệ kỹ thuật số giúp Trung Quốc linh hoạt hơn trong cuộc chiến chống COVID-19
Sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền các thành phố Trung Quốc.
Song cũng thúc đẩy họ xây dựng các thành phố thông minh hơn với điện toán đám mây, công nghệ mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến khác.
Mạng 5G được giới thiệu tại Hội chợ ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
Theo giới chức thành phố Đồng Lăng, miền Đông tỉnh An Huy của Trung Quốc, dự án Cyber Brain of City do công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc iFlytek Co., Ltd phát triển, đã được ứng dụng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, giúp các cơ quan hữu quan tự động nhận được thông tin của những người từ nơi khác đến hoặc trở về Đồng Lăng, giám sát tình trạng của những người đang thực hiện cách ly tại nhà, và ngăn việc tụ tập đám đông.
He Xiujuan, một giám sát viên ở chợ nông sản tại thành phố Đồng Lăng đã nhận được một tin nhắn nhắc nhở cô rằng có ai đó đã vào chợ mà không đeo khẩu trang. Tin nhắn trên được gửi cho cô từ một ứng dụng thuộc dự án Cyber Brain of City. Cô He Xiujuan cho biết: "Các camera được lắp trong khu chợ sẽ ghi lại hình ảnh của những người không đeo khẩu trang. Hệ thống này sau đó sẽ phân tích và gửi cho chúng tôi những bức ảnh. Với sự hỗ trợ của ứng dụng này, chúng tôi có thể xác định vị trí và kịp thời ngăn không cho những người không đeo khẩu trang vào chợ, qua đó tránh nguy cơ lây nhiễm chéo".
Bà Zhang Ping - 74 tuổi, sống một mình ở Đồng Lăng, cho biết bà thấy rõ sự hiện diện của các công nghệ kỹ thuật số trong cuộc sống thường nhật. Ở nơi bà sống, một hệ thống hoạt động theo thời gian thực tế do Cyber Brain of City hỗ trợ đã mang đến cho người cao tuổi cảm giác an toàn hết sức tuyệt vời, dù dịch bệnh hoành hành. Hệ thống này sẽ ghi lại và phân tích dữ liệu của những người già neo đơn dựa trên những so sánh hình ảnh và hoạt động của họ ở thời điểm hiện tại và trong thời gian trước đó, đồng thời sẽ tự động thông báo tới cơ quan hữu quan nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường. Bà Zhang Ping cho biết: "Nếu tôi không đi ra ngoài trong một thời gian dài, nhân viên y tế cộng đồng sẽ đến tận nhà kiểm tra xem mọi thứ có ổn không".
Tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) - miền Đông Trung Quốc, dự án City Brain - do tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba phát triển để giúp cải thiện phương thức quản lý thành phố - cũng đã cho thấy những ứng dụng tuyệt vời trong bối cảnh dịch bệnh.
Với phiên bản 3.0 mới được cập nhật, City Brain hoạt động trong 48 lĩnh vực, bao gồm giao thông công cộng, quản lý đô thị, chăm sóc sức khỏe và quản trị cơ sở.
Mã y tế được xem như "giấy chứng nhận" cho tình trạng sức khỏe của mỗi người, cũng là một phần quan trọng của dự án City Brain ở Hàng Châu.
Với các công nghệ kỹ thuật số mới nhất được áp dụng rộng rãi, việc tiếp cận các dịch vụ của chính phủ cũng trở nên dễ dàng hơn khi Trung Quốc phát triển các giải pháp thông minh hơn để điều hành những thành phố của mình.
Vào ngày 8/4, khi thành phố Vũ Hán - nơi khởi phát dịch COVID-19 - dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau nhiều tháng áp dụng, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc (Hubei) đã chứng kiến số lượng khách truy cập tăng vọt trên nền tảng dịch vụ chính phủ điện tử. Rất đông người dân đã lên mạng để đặt lịch đăng ký kết hôn, tăng 300% so với con số trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tỉnh An Huy cũng tăng số lượng các dịch vụ trên chính phủ trực tuyến lên con số 1.122, trong khi tỷ lệ dịch vụ trực tuyến cũng gia tăng tới 95,7%. Theo giới chuyên gia, dịch COVID-19 đã khiến các dịch vụ của chính phủ và các dịch vụ công cộng chuyển sang hình thức kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy cải thiện quản trị đô thị bằng các công nghệ kỹ thuật số.
Thanh Phương
Tranh cãi quản lý dữ liệu riêng tư trong đại dịch Covid-19 Virus Corona chủng mới gây đại dịch Covid-19 đang mở ra môt vấn đề gây nhiều tranh cãi, đó là cơ chê kiêm soát dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Người dùng smartphone có thể mất quyền riêng tư khi bị kiểm soát Những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain hay giao thức trực tuyến đã được triển khai...