Cải thiện khả năng chơi nhạc của iTunes
Với một vài thao tác tinh chỉnh nhỏ, chất lượng chơi nhạc của iTunes sẽ cải thiện đáng kể.
iTuneslà một ứng dụng quản lý thư viện nhạc, hình ảnh kiêm trình chơi nhạc không mấy xa lạ với người dùng máy tính. Tương tự như những trình nghe nhạc khác, ngoài những tính năng cơ bản, iTunes còn hỗ trợ khá nhiều tính năng nâng cao để người dùng có thể cải thiện chất lượng âm thanh đầu ra.
Trước hết, cách nhanh nhất để cải thiện chất lượng âm thanh khi phát nhạc chính là việc bật tùy chọn Sound Enhancer trên ứng dụng này. Trước tiên, trong cửa sổ giao diện iTunes, bạn nhấn chuột chọn menu Edit> Preferences.
Trong hộp thoại General Preferences vừa xuất hiện, bạn hãy nhấn chuột vào thẻ Playback, rồi lựa chọn tùy chọn Sound Enhancer như ảnh chụp màn hình dưới đây.
Video đang HOT
Cơ bản, tính năng “bí mật” này không đơn thuần chỉ điều chỉnh cân bằng giữa treble và bass, mà còn phối hợp tùy chỉnh nhiều trạng thái biến đổi âm thanh và hòa trộn chúng lại để tạo hiệu ứng âm thanh có chiều sâu. Một khi kích hoạt nó, bạn có thể tăng giảm hiệu ứng bằng cách thay đổi vị trí thanh trượt ngay bên cạnh tùy chọn Sound Enhancer.
Tuy nhiên, bạn nên nghe một hoặc hai bài hát không sử dụng tính năng Sound Enhancer này trước. Sau đó, kích hoạt tính năng và nghe lại những ca khúc vừa nghe ở mức cao nhất của vị trí thanh trượt của tùy chọn Sound Enhancer. Để có được chất âm ưng ý nhất, nên điều chỉnh vị trí thanh trượt từ mức cao nhất xuống mức trung bình để cảm nhận sự khác biệt, nhằm chọn được vị trí hợp với tai mình.
Bên cạnh việc kích hoạt tính năng Sound Enhancer, bạn còn có thể sử dụng tính năng cân bằng mức âm lượng giữa các ca khúc với nhau (tùy chọn Sound Check), tăng/giảm thời gian nghỉ giữa 2 ca khúc liên tục (tùy chọn Crossfade Songs). Cần lưu ý rằng mỗi ca khúc, giai điệu và kiểu nén nhạc khác nhau sẽ mang lại những kết quả khác nhau. Vì vậy, đôi khi cũng xảy ra trường hợp chất lượng một số bài hát không được cải thiện nhiều.
Tùy chỉnh thứ 2 mà bạn có thể sử dụng là thiết lập các mức độ cân bằng âm thanh (Equalizer) khi phát nhạc. Để hiển thị hộp thoại điều khiển Equalizer, từ cửa sổ giao diện iTunes, bạn nhấn chuột chọn menu View> Show Equalizer.
Bạn có thể lựa chọn nhanh những thiết lập Equalizer được cài đặt sẵn đặc trưng cho từng thể loại nhạc bằng cách nhấn chuột rồi chọn lựa trong danh sách hiện ra.
Ngoài ra, cũng có thể tùy chỉnh Equalizer tùy theo sở thích của mình bằng cách tăng/giảm các thanh trượt với tần số âm thanh tương ứng. Lưu ý, việc tinh chỉnh tần số 2 Khz thường ảnh hưởng trực tiếp đến giọng hát ca sỹ trình bày trong một ca khúc. Tần số 500 Hz thường liên hệ với những ca sỹ có chất giọng trầm ấm như Barry White hoặc những nhạc cụ nhiều bass. Nếu muốn tăng/giảm độ trong của tiếng treble hay tiếng cymbal thì có thể lựa chọn nâng/hạ thanh trượt ứng với mức tần số 8 Khz.
Người dùng cũng cần lưu ý rằng việc thiết lập Equalizer thường dựa vào ca khúc đang được phát và hệ thống loa, tai nghe mà bạn sử dụng.
Theo VNE
Google Glass áp dụng công nghệ truyền âm qua xương
Google vừa xác nhận sử dụng công nghệ truyền âm qua xương cho chiếc Google Glass, kính mắt giúp người dùng có thể thay thế tối đa tác vụ trên máy tính. Với công nghệ này, không một ai ngoài bản thân người dùng có thể nghe thấy các thông báo từ thiết bị. Một nguồn tin nội bộ cho biết thiết bị này sẽ tiếp xúc với vùng xương chũm sau tai, trực tiếp truyền âm thanh tới vùng tai giữa. Điều đó có nghĩa là tất cả âm thanh phát ra, từ âm báo tin nhắn, thông báo trên Google đến mọi loại thông báo khác đều được dẫn trực tiếp đến tai người dùng, hoàn toàn không thể nghe được đối với những người xung quanh mà vẫn đảm bảo được chất lượng âm thanh trong môi trường nhiều tiếng ồn.
Công nghệ truyền âm qua xương thực tế đã được áp dụng vào một số thiết bị âm thanh trước đây, từ tai nghe stereo đến tai nghe Bluetooth, ví dụ như bộ tai nghe Jawbone, truyền thẳng các rung động âm thanh qua xương gò má, từ đó loại bỏ được các tạp âm khác bên ngoài. Không chỉ thực sự hiệu quả trong môi trường nhiều tạp âm, công nghệ này còn giải phóng người dùng khỏi những chiếc earbud vướng víu.
Google vẫn chưa đưa ra thông tin phần cứng cụ thể nào về âm thanh của thiết bị này. Thực tế, các đặc điểm kĩ thuật mà Google công bố rộng rãi hiện nay đều có thể bị thay đổi trong tương lai, khi mà Google cải tiến thiết kế trước khi phát hành phiên bản Explorer cho các nhà phát triển vào năm sau. Trước đó đã có thông tin cho rằng thiết bị được tích hợp một chiếc loa nhỏ. Tuy nhiên, một chiếc loa như vậy chắc chắn sẽ đem lại nhiều phiền toái. Ví dụ như để tăng giảm âm lượng, người dùng sẽ phải liên tục điều chỉnh phím bấm trên chiếc kính, trừ khi là mức âm lượng được điều chỉnh tự động. Hoặc thiết bị này cũng có thể gây phân tán cho những người xung quanh nếu như loa phát ra âm lượng quá to. Trong khi đó, một số thông báo hoặc cuộc gọi cho người dùng lại yêu cầu tính chất riêng tư, bảo mật.
Chất lượng âm thanh của công nghệ truyền âm qua xương có vẻ ít sống động hơn các loại headphone truyền thống, thế nhưng các ưu điểm nổi trội khác của công nghệ này lại vượt xa những bất lợi của nó. Vậy nên rất có khả năng bộ phận hình chữ nhật phía đuôi kính trong bức ảnh Google công bố tháng Năm vừa qua chính là bộ phận truyền âm qua xương của thiết bị này.
Theo Genk
Dịch vụ iTunes của Apple quảng cáo cho nội dung khiêu dâm Một lỗi hi hữu xảy ra với kho ứng dụng iTunes Store của Apple khu vực tại Nga, khi người dùng tìm kiếm và thuê các bộ phim trên iTunes thì kết quả được trả về là những hình ảnh khiêu dâm hoặc dẫn người dùng đến trang web có nội dung khiêu dâm. Apple vừa ra mắt dịch vụ iTunes của mình...