Cải thảo không chỉ để nhúng lẩu, chế biến theo 4 cách này cũng ngon ‘bá cháy’ chị em ơi!
Cải thảo là loại rau phổ biến hiện nay trong các bữa cơm của gia đình. Thay vi ăn lâu thi cải thảo còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác.
Cai thao la loai thưc phâm co gia tri dinh dương cao va đươc sư dung kha nhiêu trong bưa ăn hang ngay cua nhiêu gia đinh, phô biên nhât la đê nhung lâu. Tuy nhiên bên canh đo, cai thao con chê biên đươc kha nhiêu mon ăn ngon, điên hinh như cac mon dươi đây.
Nguyên liệu:
- 200gr thịt heo xay vụn
- 10gr nấm hương
- Một ít lá cải thảo
- Lá hẹ hoặc hành lá
- Gia vị: 3 muỗng nước tương, muỗng cà phê muối, 1 muỗng dầu hào, một ít hạt tiêu
Cách thực hiện:
- Ngâm nấm hương vào trong nước rồi băm vụn.
- Lá cải thảo rửa sạch, cắt một ít gốc trắng rồi băm vụn.
- Cho thịt heo, gốc cải thảo, gia vị vào trộn đều.
- Đun nước sôi, nhúng lá cải thảo vào, khi thấy mềm thì vớt ra để ráo nước.
- Đặt một lượng thịt heo vừa đủ vào giữa lá cải thảo, sau đó gói lại như một cái túi nhỏ.
- Dùng lá hẹ hoặc hành lá quấn 2 lần rồi thắt nút.
- Cho túi cải thảo thịt này vào đĩa rồi hấp trong nồi 20 phút.
- Sử dụng 1 cái chén, cho 1 muỗng nước tương, 2 muỗng nước, một ít bột ngô, khuấy đều sau đó rưới lên đĩa cải thảo đang hấp là xong.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 10 lá cải thảo to
- 500g bột mỳ
- 2 thìa nhỏ xì dầu loại để nấu súp
- 2 thìa canh xì dầu (nước tương) để làm nước chấm
- 1 thìa nhỏ giấm gạo
- Hành lá, ớt tươi.
Cach lam:
- Cải thảo tách lấy từng lá riêng, rửa sạch, để ráo.
- Dùng dao khía vài đường lên thân cải thảo.
- Cho 400g bột mỳ vào âu, thêm từ từ nước để bột mỳ không bị đặc quánh nhưng cũng không quá loãng.
- Cho 2 thìa nhỏ xì dầu loại để nấu súp vào hỗn hợp bột mỳ, khuấy đều.
- Cho dầu ăn vào chảo, chỉ cho một lượng vừa phải để dầu ăn đủ láng đều mặt chảo.
- Đổ 100g bột mỳ còn lại ra đĩa lòng sâu, lăn lá cải thảo qua lớp bột mỳ khô.
- Rồi mới nhúng qua hỗn hợp bột mỳ đã pha ở bước 4 sao cho bột dính đều trên khắp bề mặt cải thảo.
- Đun nóng chảo, thả cải thảo vào chiên.
- Lật cải thảo để chín vàng đều cả hai mặt, nếu hết dầu ăn, bạn quết thêm một lớp mỏng nữa để bột không bị cháy đen. Chiên lần lượt tới hết.
- Hành lá, ớt tươi rửa sạch, thái nhỏ, pha với hai thìa canh xì dầu và một thìa nhỏ giấm gạo để làm nước chấm.
Kim chi cai thao
Nguyên liêu:
3 cây cải thảo
3 củ cải trắng1 củ cà rốtVài nhánh hành lá và bó lá hẹ nhỏ1 củ tỏi, 1 nhánh gừng củ hành tây quả táo100gram bột nếpCác loại gia vị cần thiết khác: 50gram muối trắng, ớt bột, 20g bột nếp, 20g đường nâu
Cach lam:
- Cắt cải thảo làm đôi, rửa qua với nước lạnh. Sau đó, lấy ít muối rắc đều lên bẹ cải thảo để trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, cứ cách 30 phút, bạn lật cải thảo để cải ngấm đều hơn. Sau đó, bạn đem rửa cải thảo với nước sạch và để trên rổ cho ráo nước.
- Bạn cho nước và bột nếp và nồi (lượng nước bằng lượng bột, sau đó bạn khuấy đều và tăng dần lên cho đến khi có được một hỗn hợp có một chút sánh). Bắc nồi lên bếp và đun với lửa lớn. Trong quá trình đun, bạn dùng đũa liên tục khuấy nước. Khi nước vừa sôi, bạn cho đường nâu vào, khuấy tan đường rồi đặt nồi xuống bếp và đợi nước nguội hoàn toàn.
- Sơ chê cac nguyên liêu khac: Tỏi băm nhỏ, hành lá và hẹ sau khi rửa sạch thì cắt thành khúc dài tầm 5cm, táo gọt vỏ, cắt nhỏ, cà rốt cạo vỏ, rửa sạch và và bào sợi, hành tây thái hạt lựu, gừng thái thành từng lát mỏng.
- Khi đã cắt thái xong, bạn cho hành tây tỏi táo gừng vào máy xay nhuyễn hỗn hợp. Cho hỗn hợp ra chén lớn, thêm xốt nền ở bước 2 đã nguội cùng hành lá hẹ củ cải cà rốt bột ớt vào trộn đều. Đối với lượng ớt bột, bạn cho vừa với mức độ ăn cay của mình.
- Bạn dùng tay phết hỗn hợp sốt đều lên từng bẹ lá cải thảo, xoa đều cho cải ngấm đều gia vị, bạn làm lần lượt cho đến khi hết số cải thảo đã chuẩn bị.
- Sau cùng, bạn cuộn tròn kim chi cải thảo thành lại, xếp vào hộp, đổ một ít xốt vào và đậy nắp kín. Khi áp dụng cách muối kim chi Hàn Quốc này, bạn chỉ cần để tầm từ 2 – 3 ngày là đã đạt vị chua, cay vừa phải.
Canh cai thao nâu tôm
Nguyên liệu:
- 1 cây cải thảo nhỏ
- 100gr tôm sú
- 1 củ hành tím
- Đường, hạt nêm, hạt tiêu xay
Cach lam:
- Cải thảo mua về đem rửa sạch nhiều lần với nước lọc, có thể ngâm trong nước muối loãng, để vào trong rổ cho ráo nước.
- Tôm bóc vỏ và đầu tôm đem để riêng.
- Bắc một nồi nước lên bếp, đổ đầu tôm và vỏ tôm vào đun sôi lấy nước ngọt.
- Thân tôm đem giã nát, trộn với đầu hành băm nhỏ, muỗng nhỏ hạt nêm và chút xíu muối, đường và tiêu.
- Khi chờ nước sôi thì bạn thái cải thảo thành lát vừa ăn, chú ý để cọng riêng, lá riêng nhé.
- Khi nước sôi thì vớt hết vỏ và đầu tôm đi, dùng muỗng múc tôm bỏ vào, đun nước sôi trở lại. Muốn để tôm đẹp không nát thì khi nước sôi trở lại, tôm chín bạn vớt ra chén để riêng.
- Cho phần cọng cải vào trước rồi mới cho phần lá vào sau.
- Đun thêm trong 3-4 phút hoặc tới khi thấy canh chín bạn tắt bếp, rắc hành lá vào rồi múc ra tô là xong. Để ngon hơn, bạn hãy rắc thêm chút tiêu xay.
Nồi thịt heo kho rệu
Thịt heo kho với hột vịt hẳn là món ăn quen thuộc nhất với mọi người rồi, kho nồi thịt không có gì là khó khăn nhưng để có nồi thịt kho hột vịt thiệt khéo, thiệt ngon chắc không phải dễ.
Vẫn nhớ cái nồi thịt kho hồi xưa sao nó ngon quá trời quá đất, ngon đến độ nhiều khi nằm ngủ mơ thấy nồi thịt sôi rộn ràng trên bếp. Ngon nhất vẫn là nửa đêm bụng réo, mò xuống bếp lục nồi.
Món ngon hồi ấy cũng có lý do của nó nhưng dù có đổi thay khẩu vị, đổi thay chất lượng thịt heo thế nào đi nữa thì món ăn này vẫn xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm gia đình, đặc biệt không thể thiếu trong những mâm cơm cúng giỗ hay là tết nhứt. Vậy nên nó thân thiết biết bao và cũng bao nhiêu là kỷ niệm xoay quanh nồi thịt kho nhà mình.
Hồi xưa thịt heo ngon là lẽ đương nhiên rồi, miếng thịt nó ngọt, béo và thơm lạ; bởi con heo toàn được nuôi cám, nuôi cơm, khi độn thêm chuối cây xắt rồi bằm nhuyễn. Con heo có khi nuôi còi cọc nửa năm trời mà chỉ chừng nửa tạ.
Nó còn ngon bởi vì lâu thiệt lâu trong nhà mới có được món thịt heo kho hột vịt; những bữa cơm mà cái đói, cái thèm nó đi từ... con mắt và thường là anh em tụi nhỏ sẽ tranh cãi nhau cái vụ ăn mỡ, ăn nạc, cái vụ ăn trứng mà toàn giành lòng đỏ rất dễ... mích lòng nhau.
Đám giỗ làm bao nhiêu món đi nữa thì trước tiên các má, các bà phải tính trước nồi thịt kho hột vịt, với nồi khổ qua (hủ qua) hầm dồn cá thác lác.
Cuối cùng, chỉ có dịp tết là được ăn món thịt kho thoải mái nhất, ăn tới khi miếng thịt nó rệu rã ra, phần thịt mỡ nhiều khi phải lấy muỗng mà múc, vậy mới thích, mới ngon đúng là thịt heo kho rệu.
Miếng thịt xắt thiệt to, mà phải thịt 3 chỉ đầy đủ lớp mỡ, lớp nạc xen nhau. Ngày tết chợ búa người ta nghỉ bán buôn, nên chỉ có nồi thịt kho to đùng để trên bếp ăn hoài, kèm với dưa cải; những món ăn để được lâu mà không hư. Nồi thịt kho khéo làm sao, ăn từ đầu chí cuối, hâm tới hâm lui tới miếng thịt rệu ra mà nước thịt vẫn vừa độ mặn.
Ở Vũng Liêm lại có món thịt trâu kho rệu quá ngon, quá khéo. Nhưng miệt An Giang vào mùa nước nổi, hay mùa thu hoạch lúa khi ví cù chuột nhiều quá, người ta lựa những con chuột to ú nhất dành ra làm món thịt chuột kho rệu nó mới thấm thía cái khẩu vị làm sao.
Khuya khuya nấu nồi cháo trắng, ăn với thịt chuột kho rệu ngon thì khỏi nói rồi, nó bổ sung bao nhiêu chất đạm bổ dưỡng cho trẻ em, người già.
Ngày nay món ngon không thiếu, vậy mà mỗi khi thấy nồi thịt kho hột vịt sôi rộn ràng trên bếp, lớp mỡ nổi váng bên trên, những miếng thịt và hột vịt dần chuyển màu vàng rượm, là muốn... xúc ngay tô cơm nguội.
Đơn giản nồi thịt heo kho rệu, vậy chớ... hỏi thử xem có mấy cô trẻ trẻ ngày nay có kho được cho khéo, cho ngon như các bà, các má ngày xưa?
Công thức làm thịt heo hầm kim chi Món thịt heo hầm béo mềm nóng hổi, thơm cay vị kim chi rất thích hợp cho bữa cơm gia đình trong ngày trời se lạnh.