Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì
Wi-Fi không phải là viết tắt của ‘ wireless fidelity’ như nhiều người tưởng.
Trong thời đại công nghệ, Wi-Fi trở thành kết nối quen thuộc, không thể thiếu trên phần lớn thiết bị. Tuy nhiên, cái tên của kết nối này bị nhiều người hiểu nhầm.
Mọi người thường nghĩ Wi-Fi là từ viết tắt của “wireless fidelity”, tức là kết nối dùng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Dù vậy, thực tế thuật ngữ Wi-Fi không có ý nghĩa gì.
“Wi-Fi” chỉ là một cụm từ vô nghĩa được các nhà sáng lập chọn một cách ngẫu nhiên để đặt tên cho kết nối của mình. Ảnh: Washington Post.
Gần đây, bài phỏng vấn từ năm 2005 được chia sẻ lại. Trong đó, Phil Belanger, thành viên sáng lập tổ chức Liên minh Wi-Fi (Wi-Fi Alliance) đã tiết lộ câu chuyện thật sự đằng sau tên gọi này.
Theo Phil Belanger, Wi-Fi chỉ là cụm từ vô tình được nhóm chọn trúng giữa 10 cụm từ khác do công ty tư vấn thương hiệu, Interbrand, sáng tạo ra sau khi ký hợp đồng.
Tên gọi đầy đủ của Wi-Fi là “IEEE 802.11b Direct Sequence”, nhưng các nhà sáng lập cho rằng cái tên này sẽ không thể sử dụng một cách phổ biến. Họ cần một tên gọi khác dễ nhớ và dễ tiếp cận hơn với người dùng. Đó là lý do liên minh này lựa chọn cái tên “Wi-Fi” cho kết nối mới của mình.
Quan niệm sai lầm về ý nghĩa thuật ngữ “Wi-Fi” bắt đầu lan rộng kể từ khi Liên minh Wi-Fi sử dụng khẩu hiệu “The Standard for Wireless Fidelity” (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) trong các quảng cáo của mình.
Video đang HOT
Belanger cho biết khi đó các đồng nghiệp của ông đã phải đau đầu nghĩ cách giải thích hợp lý cho cái tên tên gọi “Wi-Fi” vốn không có nghĩa, sau đó đành phải sử dụng khẩu hiệu này.
Thành viên sáng lập thừa nhận đây là lỗi của họ vì đã khiến người dùng bị nhầm lẫn, đồng thời gọi đây là “nỗ lực vụng về khi cố gắng tìm ý nghĩa cho hai từ ‘Wi’ và ‘Fi’”.
Quan niệm sai lầm này còn được lan rộng hơn khi Liên minh in khẩu hiệu của mình lên áo và mũ lưu niệm. Ngày nay, câu “The Standard for Wireless Fidelity” đã phổ biến đến mức ai cũng nghĩ rằng Wi-Fi là từ viết tắt của “wireless fidelity”.
Song, theo TechRadar, bản thân cụm từ “wireless fidelity” cũng không hề có nghĩa. Thuật ngữ “fidelity” thường dùng để biểu thị mức độ tái tạo tín hiệu của một thiết bị. Đơn cử như TV Hi-Fi (High-fidelity) là những thiết bị có khả năng hiển thị hình ảnh với độ chân thực cao, sống động. Nhưng Wi-Fi không hề có tính chất này. Nó chỉ là một phương thức kết nối các phương tiện lại với nhau.
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hiểu lầm này lại trở nên phổ biến như vậy? Trong vòng 2 thập kỷ trở lại, mọi người đều đã quen sử dụng cụm từ này. Chỉ cần có người hỏi về ý nghĩa của Wi-Fi, chúng ta đều sẽ ngay lập tức giải thích nó là “wireless fidelity”, kết nối không dây.
Tuy nhiên, với vai trò là thành viên sáng lập Liên minh Wi-Fi, Belanger cho rằng mọi người tốt nhất nên quên câu khẩu hiệu “The Standard for Wireless Fidelity” và cách giải thích sai lầm này.
Wi-Fi ngày nay được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, máy tính… Ảnh: Apple.
Nhưng bỏ qua những hiểu lầm đằng sau tên gọi, Wi-Fi vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Wi-Fi còn được gọi với tên mã 802.11, là tiêu chuẩn IEEE của mạng cục bộ không dây (WLAN).
Về nguyên tắc, Wi-Fi sử dụng sóng radio để truyền tải dữ liệu từ thiết bị phát (router) và thiết bị nhận (adapter có sẵn trên thiết bị di động, máy tính).
Vic Hayes được xem là “cha đẻ” của Wi-Fi vì ông chính là người đứng đầu nhóm phát triển mạng LAN không dây IEEE 802.11 và giúp mạng Wi-Fi thành công như hôm nay.
Giá CPU Intel sẽ tăng 20% trong thời gian tới do lạm phát
Intel đã sẵn sàng tăng giá CPU và chip. Nikkei cho biết, nhà sản xuất chip nước Mỹ sẽ tăng giá các CPU hàng đầu và một loạt các chip khác vào cuối năm nay, bao gồm cả Wi-Fi và các chip kết nối khác.
Lý do gì mà chiếc bàn phím này lại được tích hợp cả CPU Intel? Bên trong pháo đài sản xuất chip của Intel: tốn hàng tỷ USD xây dựng, tiêu thụ 50 triệu lít nước mỗi ngày Vì sao Intel muốn đưa sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ?
Intel đã thông báo cho khách hàng về việc tăng giá. Trước thông tin xấu này, nhiều người lo ngại giá laptop, desktop,...trong kỳ nghỉ lễ sẽ tăng đáng kể.
Nikkei cho biết dù giá vẫn chưa được chốt nhưng một số chip có thể tăng 20%. Vào đầu năm nay, Intel đã cảnh báo hãng đang xem xét tăng giá đối với một số loại chip nhất định, do lạm phát đang diễn ra và chi phí vật liệu, vận chuyển và nhân công ngày càng tăng.
Người phát ngôn của Intel cho biết trong một tuyên bố với Nikkei: "Trong cuộc họp báo công bố kết quả kinh doanh quý 1, Intel cho biết hãng sẽ tăng giá trong một số phân khúc kinh doanh nhất định do áp lực lạm phát. Công ty đã bắt đầu thông báo cho khách hàng về những thay đổi này".
Việc tăng giá dự kiến sẽ diễn ra ngay khi các lô hàng PC bị sụt giảm mạnh và lạm phát đang ảnh hưởng đến giá bán trung bình của PC.
Gartner tiết lộ, các lô hàng PC trên toàn thế giới đã giảm gần 13% trong quý này. Gartner cho biết: "Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong 9 năm đối với thị trường PC toàn cầu do những thách thức về địa chính trị, kinh tế và chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến tất cả các thị trường trong khu vực".
Trong khi tình trạng thiếu hụt linh kiện đang có xu hướng hạ nhiệt, Gartner đổ lỗi cho áp lực lạm phát và "nhu cầu về Chromebook giảm mạnh" do sự suy giảm nhu cầu của thị trường PC. Thị trường PC đã trải qua sự tăng trưởng phi thường trong hai năm đầu tiên của đại dịch nhưng sự đan xen giữa giá năng lượng, nhiên liệu và thực phẩm tăng và việc mọi người dành ít thời gian hơn ở nhà đã đưa thị trường PC trở lại thực trạng ban đầu.
Theo Gartner, thị trường PC trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Phi thậm chí còn sụt giảm 18%. Mikako Kitagawa, giám đốc nghiên cứu tại Gartner cho biết: "Đây là một bước thụt lùi lớn về tổng khối lượng sau hai năm tăng trưởng rất mạnh mẽ do tác động của Covid-19 và mối quan tâm của người tiêu dùng và phân khúc giáo dục đang giảm dần. Việc từ bỏ hoàn toàn các hoạt động ở Nga do chiến tranh ở Ukraine thậm chí còn có tác động lớn hơn đến thị trường PC vì các lô hàng PC bán tại từng chiếm từ 5-10% tổng sản lượng PC bán ra tại khu vực EMEA (Châu ÂU, Trung Đông và Châu Phi)".
Trong khi thị trường PC đang chao đảo và Intel đã sẵn sàng tăng giá CPU, điều ngược lại đang xảy ra ở phía GPU.
Sự thiếu hụt GPU lớn đã kết thúc vào tháng trước, một phần nhờ vào sự cố tiền điện tử. Các công cụ khai thác tiền điện tử đang tràn ngập thị trường nhưng không còn mang lại lợi nhuận và điều đó có nghĩa là GPU mới không còn gặp tình trạng khan hàng và thổi giá.
Nếu bạn đang suy nghĩ về việc xây dựng một PC chơi game hoặc mua một PC đã được build sẵn thì đây có vẻ là thời điểm lý tưởng vì giá GPU đang giảm và trước thời điểm giá CPU tăng.
Nhưng chúng ta sắp bước vào thời kỳ nâng cấp CPU và GPU mới, đặc biệt là với GPU dòng 40 mới sắp ra mắt của Nvidia. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn những gì mới nhất và tuyệt vời nhất, hãy chờ các sản phẩm mới của Nvidia, AMD và Intel ra mắt vào cuối năm nay.
Cách xem mật khẩu Wi-Fi trên Windows không dùng phần mềm Nếu không thể nhớ được mật khẩu Wi-Fi bạn từng truy cập trước đó, có thể sử dụng Control Panel hoặc Command Prompt để xem lại. 1. Control Panel Có một cách dễ dàng để xem lại mật khẩu Wi-Fi đã lưu, đó là sử dụng Control Panel. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các mạng Wi-Fi đang hoạt động. Bước 1:...