Cải tạo kiến trúc, phong thủy biệt thự
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét các cách cải tạo, sửa đổi về phong thủy cho biệt thự, theo tuổi nam gia chủ 1957 Tây Tứ trạch.
Thiết kế kiến trúc, phong thủy cho biệt thự ngày càng được quan tâm. Ảnh: Shutterstock.
Trong các bài trước, kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông đã phân tích về kiến trúc, phong thủy tầng 1 của ngôi biệt thự (có quy mô 4 tầng và một hầm).
Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, khi xem và án ngữ phong thủy, căn cứ đầu tiên sẽ dựa vào địa hình và địa thế, từ đó định ra hướng của toàn bộ ngôi nhà, rồi án ngữ sơ đồ phong thủy vào bản vẽ tầng 1.
HÌnh 1: Phong thủy tầng 1 và sân vườn án ngữ vào đồ hình phong thủy.
Từ đó, người ta sẽ chọn được vị trí cửa chính nằm ở đâu thì tốt trong các vị trí cửa ở tả môn, hữu môn, hay chính môn. Trong trường hợp nhà này, khi phân tích phong thủy từ đại cục đến tiểu cục thì cửa nằm ở bên hữu môn (tức bên Bạch Hổ) là tốt.
Theo Bát Trạch, cửa nằm ở cung Sinh khí, theo 24 sơn thì nằm ở sơn Vượng Tài. Xét 72 long thì ứng theo phong thủy Huyền Không Phi Tinh, phương vị cửa chính có bộ sao vận sơn hướng là 9 – 6 – 8, là bộ sao thuộc nhóm tốt nhất. Như vậy, dù xét theo bất kể trường phái phong thủy nào cũng tốt.
Quan trọng thứ 2 trong phong thủy tầng 1 là vị trí của bếp nếu xét theo phong thủy cơ bản là Bát Trạch, bếp hiện nay tọa ở Đông Nam, có lưng tựa về Đông Bắc và hướng nhìn Tây Nam, đúng tiêu chí phong thủy bát trạch. Nhưng bản chất là đặt phong thủy cho bếp cũng không phải tính theo tuổi của nam gia chủ, bởi có nhiều nhà nam gia chủ không nấu nướng, thậm chí nhiều nhà có giúp việc nấu, nên bếp không phải tính theo tuổi ai cả.
Phong thủy của bếp thuộc về Hỏa trấn, vị trí bếp hiện tại thuộc cung Đông Nam, có ngũ hành là Mộc, sinh cho ngũ hành Hỏa của bếp nên bếp vượng. Tiếp theo, xét theo 24 sơn, khu vực đặt bếp thuộc về sơn Pháp trường trong 24 sơn, đặt hỏa để trấn điều xấu cũng gọi là Hỏa trấn. Xét theo 72 long của Huyền Không Phi Tinh, phương vị bếp có bộ sao sơn vận hướng 7-8-1, là bộ sao rất phù hợp đặt cho bếp.
Video đang HOT
Xét về phong thủy, nhà này thuộc thế vượng sơn, vượng hướng. Ở Sơn thì trấn Hỏa, ở hướng thì ngay khu vực cửa chính nên dùng bể cá đặt ở cung Kiền, Tây Bắc là sinh khí theo tuổi gia chủ. Nằm ở sơn Hợi trong 24 sơn, là sơn Phúc Đức. Đó là giải pháp Thủy trấn cho ngôi nhà.
Các giải pháp trấn
Phòng khách, tại phương Bắc (cung họa hại), theo 8 hướng của Bát Trạch, ở sơn Tý là sơn Tấn tài đặt một chậu cây Kim tiền, xét theo 72 long của Huyền Không Phi Tinh có bộ sơn vận hướng là 4-2-4 cũng rất phù hợp đặt cây cảnh. Như vậy, giải pháp trấn Mộc cũng được chỉ định.
Không gian mở với tầm nhìn rộng sẽ tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Ảnh: Shutterstock.
Ở phương Nam là cung Ngũ quỷ, có vệ sinh cho nên tại nơi đây, phù hợp với giải pháp trấn Kim, làm hao tổn hành Hỏa ở phương Nam và của sao Ngũ quỷ. Người ta dùng chuông gió 6 ống màu trắng treo ở cửa ra vào phía sau và cửa sổ nhà vệ sinh, và dùng hũ muối có chứa đồng tiền ngũ tế bằng kim loại. Ngoài ra, cấu tạo của thang máy cũng bằng kim loại nên cũng góp phần cho giải pháp Kim trấn.
Khu phòng ăn có hai cửa sổ tiếp giáp bên ngoài, cung Trấn phương Đông là cung Tuyệt mệnh theo Bát Trạch. Xét thêm 24 sơn và 72 long, cũng là phương vị phù hợp trấn Kim, dùng chuông gió màu trắng 6 ống hoặc treo quả cầu bằng kim loại màu trắng, màu bạc. Hoặc trấn Mộc tức đặt chậu cây. Như vậy, giải pháp dùng ngũ hành để trấn một cách đơn giản và dễ áp dụng cũng đã đầy đủ hết trong nội cục ngôi nhà.
Trong bếp còn có vị trí chậu rửa và tủ lạnh, cũng ảnh hưởng đến phong thủy bởi nơi chậu rửa là nơi thủy động, dùng thường xuyên, vừa xả nước, chứa nước nên có ảnh hưởng đến tài vận, theo nguyên lý “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài vận”.
Còn tủ lạnh là nơi chứa thức ăn nên độ ảnh hưởng đến phong thủy không nhiều. Xét theo phong thủy, tủ lạnh, chậu rửa đều nằm ở phương Tốn là Đông Nam và xét theo 24 sơn, 72 long đều thuận chứ không có gì phải băn khoăn.
Theo thứ tự ảnh hưởng, các việc quan trọng liên quan đến phong thủy, thứ nhất là thế và hướng của ngôi nhà, thứ 2 là cửa chính, thứ 3 là bếp, thứ 4 ban thờ, thứ 5 giường ngủ, thứ 6 là cầu thang, thứ 7 là bể nước, bể phốt, bồn nước mái, bể cá cảnh, thứ 8 là khu vực vệ sinh, chậu rửa bát, thứ 9 là phòng khách, phòng ăn, thứ 10 mới đến phòng sinh hoạt chung, phòng đa năng, phòng đọc sách, tập thể dục,…
Ngày nay, nhiều người không hiểu được thứ tự quan trọng trong phong thủy cho nên yếu tố nào cũng nâng tầm quan điểm lên. Ví dụ trong trường hợp của biệt thự ở hình 1, phòng khách xét về phong thủy theo Bát Trạch nằm ở cung Khảm là phương Bắc là cung họa hại theo Bát Trạch, xét theo 24 sơn, 72 long cũng không thịnh, không suy.
Đối với nhà ở thì phòng khách không quan trọng bằng cửa chính ở phương vị tốt. Xét theo tầng 1 phòng khách không quan trọng bằng cửa chính ở phương vị tốt và bếp tốt. Kể cả khi phòng khách không vượng chẳng suy thì tỷ lệ khách đến chơi không nhiều, không ít, cũng không ảnh hưởng đến tài vận, thịnh suy của ngôi nhà. Tương tự như các yếu tố khác là khu vực bàn ăn, chậu rửa, hay cầu thang,… vẫn là những yếu tố ảnh hưởng ở mức trung bình, chứ không phải những yếu tố ưu tiên hàng đầu để nâng tầm quan điểm.
Từ đồ hình phong thủy án ngữ vị trí để bể phốt và bể nước ở ngoài nhà, sao cho không phạm phong thủy theo tổng thể của tất cả các trường phái. Chỉ định các vị trí có thể trồng cây lâu năm và vị trí làm hồ cá cảnh bên ngoài để kích tài vận. Như vậy, ở bên ngoài nhà, trấn thủy là hồ cá và bể cá, trấn mộc là trồng cây, trấn hỏa là dùng bếp, còn trấn kim và thổ thì nhà này không cần dùng tới.
Sau khi giải pháp tầng 1 hợp lý về kiến trúc và phong thủy, không làm ảnh hưởng đến kết cấu hiện trạng của ngôi nhà. Kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà tiếp tục triển khai thiết kế kiến trúc cải tạo cho các tầng trên, theo tiêu chí đưa ra là không gian trở nên sang trọng hơn, thuận tiện, hợp lý hơn khi sử dụng và tốt theo các trường phái phong thủy.
Thuộc lòng những nguyên tắc phong thuỷ, tìm nhà là chốt mua
Người xưa thường có quan niệm về đất "nở hậu" có nghĩa là sân sau rộng hơn sân trước, đây là một địa thế đất đẹp gia chủ cần lưu ý khi chọn đất xây nhà.
Theo văn hóa của người Việt, xây nhà không chỉ đơn thuần là việc thiết kế kiến trúc hay sử dụng vật liệu, mà còn liên quan nhiều tới yếu tố phong thủy. Một ngôi nhà tốt cần có sự dung hòa giữa tính thẩm mỹ lẫn phong thủy vượng. Có một số nguyên tắc phong thuỷ gia chủ nên lưu ý khi chọn đất xây nhà.
Địa thế đất, khu dân cư
Địa thế đất ở có ý nghĩa rất quan trọng trong phong thủy, bên cạnh đó ngôi nhà cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí...
Địa thế đất ở có ý nghĩa rất quan trọng trong phong thủy bởi đây chính là yếu tố quyết định chất lượng nguồn năng lượng sẽ đi vào ngôi nhà bạn. Bạn nên chọn một ngôi nhà nhận được năng lượng tốt từ môi trường xung quanh - đường sạch sẽ, hàng xóm tốt, không nằm gần có nghĩa địa hay vùng đất thường xảy ra tai nạn, không có đất dốc sau nhà. Người xưa thường có quan niệm về đất "nở hậu" có nghĩa là sân sau rộng hơn sân trước, đây là một địa thế đất đẹp.
"Tàng phong tụ khí"
Dù là đất hay chọn nhà, phong thủy dương trạch luôn coi trọng yếu tố thoáng khí và ánh sáng. Ngôi nhà có phong thủy tốt cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí. Nhờ vậy, trong nhà sẽ sản sinh ra nhiều dương khí, đẩy lùi âm khí, tốt cho sức khỏe và cả tài lộc của gia chủ.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc gió thổi quá mạnh. Nơi gió thổi mạnh sẽ khiến tài lộc bị thổi bay, không thể tụ lại trong ngôi nhà.
Nếu ở đồng bằng, nền nhà cao hơn xung quanh được coi là đẹp. Còn nếu ở vùng sơn cước, cao nguyên nhiều nắng gió thì nhà đặt ở nơi lòng chảo thấp trũng kín đáo, nơi có ba bề bốn bên là núi hoặc cây cối tránh gió thổi tạt ảnh hưởng tới sinh hoạt con người, được coi là đáp ứng tốt nguyên tắc "tàng phong tụ khí".
Ngôi nhà có phong thủy tốt rất cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí sẽ dễ dàng sản sinh ra nhiều dương khí, đẩy lùi âm khí, tốt cho sức khỏe và cả tài lộc của gia chủ.
Số tầng của ngôi nhà cũng cần hài hòa với không gian xung quanh, không xây quá cao sẽ tạo cảm giác chông chênh mất an toàn, dễ bị mọi người soi mói, nhòm ngó; còn thấp quá thì lại thành lọt thỏm, công danh khó bề phát triển.
Ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp sẽ hút tài lộc hơn.
Phong thủy ngôi nhà hợp mệnh lý gia chủ
Để đánh giá, xem xét một ngôi nhà có phong thủy tốt hay xấu, người ta thường căn cứ vào mệnh lý của gia chủ. Khi các yếu tố về phương hướng phù hợp với tuổi bản mệnh của gia chủ, có nghĩa là phong thủy tốt.
Ngoài yếu tố về mệnh lý, yếu tố về mệnh tướng cũng được dùng để xem xét phong thủy ngôi nhà tốt hay xấu, có phù hợp với gia chủ hay không. Ví dụ, nếu chủ nhân ngôi nhà là âm mệnh Thủy tướng, nên lựa chọn những tông màu trắng, bạc, đen, xám làm chủ đạo khi bài trí nội thất...
Tránh những vật dẫn dụ sát khí chĩa thẳng vào nhà
Những vật có thể dẫn dụ sát khí chính là những góc nhọn của các kiến trúc hay vật thể lớn chĩa thẳng vào ngôi nhà.
Điều này rất thường thấy khi mà hiện nay đất chật người đông, các ngôi nhà được xây sát nhau. Những góc nhọn của tòa nhà, kiến trúc khác được coi như mũi tên độc chĩa vào ngôi nhà, mang theo đó là sát khí, khiến gia trạch ngày càng bất ổn.
Các phòng trong nhà
Trước khi mua nhà, bạn cũng nên lưu tâm tới các phòng của ngôi nhà có những dấu hiệu phong thủy tốt hay không. Ví dụ, trung tâm ngôi nhà cần gọn gàng, sạch sẽ khi bố trí kiến trúc trong ngôi nhà, đại kị việc đặt phòng vệ sinh, nhà kho hay phòng bếp ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Vị trí này chính là trái tim của căn nhà, cần phải sạch sẽ, gọn gàng, nếu dơ bẩn, bừa bộn sẽ hút nhiều tà khí, gây hại cho sức khỏe và hao tổn tiền bạc.Còn bếp nên bố trí ở vị trí thoáng đãng. Nhiệt độ nhà bếp không nên quá cao dễ làm con người bực tức, nóng nảy, sản sinh mâu thuẫn, xung đột. Nên bố trí ở vị trí thoáng đãng, hoặc lắp quạt thông để giữ cho nhiệt độ điều hoà....
* Thông tin mang tính tham khảo
Phong thủy vượng khí cho dự án (phần 2) Trong số báo này, kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông tiếp tục trao đổi về thiết kế phong thủy vượng khí cho dự án. Như số báo trước, chuyên gia đã chia sẻ về tiến trình thực hiện dự án theo phong thủy. Theo đó, khi triển khai dự án đầu tư...