Cài Linux trên Windows 8 sẽ là 1 vấn đề nan giải
Một trong những thay đổi có ảnh hưởng lớn nhất khi các nhà sản xuất rục rịch đưa Windows 8 lên thiết bị của mình là sự xuất hiện của UEFI thay cho BIOS. UEFI (Unified Extensible Firmware Interface – tạm dịch: Giao diện firmware mở rộng hợp nhất) vượt trội hơn nền tảng BIOS (Basic Input/Output System) cũ về mọi mặt, trừ một điều: UEFI sẽ khiến bạn không thể cài đặt Linux lên một bộ máy bán kèm Windows 8.
Mỗi khi bạn khởi động máy tính (laptop, PC), BIOS là hệ điều hành – hay đúng không là hệ thống điều khiển mini đầu tiên được nạp vào bộ nhớ (Hệ điều hành được lưu trên HDD/SDD còn BIOS được lưu trên một bộ nhớ riêng biệt của mainboard). Nó sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng các thành phần phần cứng trước khi cho phép hệ điều hành của người dùng được nạp vào bộ nhớ và chuyển quyền lại cho hệ điều hành đó. BIOS đã thống trị thế giới điện toán trong suốt 30 năm qua, nhưng giờ đây có vẻ nền tảng này đã sắp đến ngày về hưu khi mà Microsoft và các đối tác sản xuất phần cứng của mình đang ra sức hỗ trợ UEFI phát triển.
Giao diện cổ lỗ của BIOS.
Có chức năng tương tự BIOS, cũng là một hệ điều hành cỡ nhỏ được khởi động đầu tiên khi vừa bật máy (vì vậy có quyền điều khiển tất cả các phần cứng), nhưng UEFI do là bậc “hậu bối” nên có rất nhiều chức năng mở rộng, giao diện thân thiện hơn, hoạt động với cả chuột thay vì chỉ có thể sử dụng bàn phím như BIOS ngày trước, thậm chí người dùng còn có thể lướt web hay backup hệ điều hành từ giao diện của UEFI. Chưa hết, nếu BIOS bị bắt chết vào phần cứng trên mainboard thì UEFI lại có thể được nạp từ bất cứ đâu, thậm chí là trên ổ đĩa cứng hay từ nơi lưu trữ nào đó ngoài mạng LAN(miễn là mainboard được thiết kế để hỗ trợ). Bạn muốn nữa? Phần lớn BIOS cũ không thể nhận ra các đĩa cứng với dung lượng lớn hơn 2,2 TB. Với dân chơi HD cần dùng một loạt ổ 3TB đời mới thì đây rõ là thảm họa! Còn UEFI thậm chí có thể khởi động từ ổ đĩa với dung lượng… zetabyte, một con số còn lâu chúng ta mới đạt tới được. Ngày trước máy tính muốn kết nối mạng phải vào hệ điều hành chính như Windows, Mac, Linux nên các kĩ thuật viên muốn sửa chửa gì đó phức tạp lại phải lóc cóc vác đồ nghề xuống tận chỗ máy hỏng. Với UEFI, các hãng có thể tích hợp sẵn khả năng kết nối mạng và các công cụ sửa lỗi cơ bản từ xa, thuận tiện hơn cho cả kĩ thuật viên lẫn khách hàng. Qủa thực các lợi thế UEFI đem lại cho cả người dùng cuối lẫn các hãng sản xuất nhiều không kể hết.
Giao diện mới thân thiện hơn-hoạt động với cả chuột.
Tất cả đều có vẻ rất hứa hẹn, nhưng trong giới sản xuất phần cứng, chức năng thu hút nhiều sự chú ý nhất lại là secure boot. Trước đây, nếu một ngày đẹp trời nào đó bạn phát chán với Windows và muốn dùng thử một hệ điều hành trời ơi đất hỡi nào đó, các thao tác đơn giản chỉ gồm vài bước: tải & ghi đĩa cài của hệ điều hành mới, học thuộc hoặc note lại hướng dẫn cài đặt, restart máy, format ổ cài Windows cũ và cài hệ điều hành mới lên đó. Các rủi ro khi cài hệ điều hành lạ là do người dùng tạo ra, nhưng có vấn đề gì thì thường họ lại xách ngay ra trung tâm bảo hành đòi nợ, tất cả là vì sự dễ dãi của BIOS. Nhưng với UEFI? Quên đi! Các hãng sản xuất phần cứng có thể cấu hình UEFI để ngăn chặn người dùng cài các hệ điều hành lạ lên phần cứng của họ. Tuy nhiên UEFI mới chỉ là một bộ khung sườn, các hãng sản xuất dù là phần cứng hay phần mềm (HĐH) cũng đều cần sự hợp tác của các hãng khác mới có thể hoàn thiện phiên bản UEFI của mình – một hệ điều khiển phần cứng hoàn chỉnh với khả năng hỗ trợ tất cả các loại phần cứng và khởi động được tất cả các hệ điều hành. Điều nực cười là cho dù Apple, IBM.v..v.. đã tham gia cuộc chơi từ sớm, Microsoft vẫn…. chây lì ngồi ngoài, thành ra các nhà sản xuất phần cứng phải chờ đến bây giờ mới có thể phổ biến UEFI. Nhưng thế chưa đủ, Microsoft khăng khăng đòi PC cài Window 8 phải hỗ trợ secureboot , hay hơn nữa nếu hãng này thỏa thuận được với OEM thì những máy khi bán ra đã cài sẵn Window 8 & UEFI sẽ….. không thể cài loại hệ điều hành nào khác.
Video đang HOT
Secureboot liên tục kiểm tra các thành phần quan trọng như driver-kernel khi khởi động HĐH.
Thực chất, secureboot không ra đời để phục vụ các chiêu trò kinh doanh này. Mục đích chính của nó là ngăn chặn việc khởi động những hệ điều hành lạ hoặc hệ điều hành đã bị nhiễm độc, giảm bớt nguy cơ bị theo dõi, đánh cắp thông tin cho người dùng. Một con chip trên mainboard sẽ lưu các thông tin mã hóa của những thành phần then chốt trên hệ điều hành chính của người dùng. Nếu trong quá trình khởi động hệ điều hành, UEFI so sánh với các thông tin mã hóa và phát hiện các thành phần này là thành phần lạ, hoặc đã bị chỉnh sửa, nó sẽ dừng quá trình khởi động máy của bạn lại. Vấn đề của Linux là ở đây, rõ ràng Linux không phải malware hay virus gì cả, nhưng nếu thông tin của nó không được các hãng sản xuất đưa vào con chip kể trên, Linux vẫn không được UEFI cho phép khởi động.
Giaỉ pháp tưởng chừng rất đơn giản: lưu thông tin các distro Linux chính thức vào đó để UEFI nhận ra. Nhưng thực tế thì để thực hiện điều này ta lại cần mật khẩu để truy cập con chip secureboot đó, mà trên những máy Window 8 (các sản phẩm PC, laptop cài sẵn Windows 8, đóng sẵn logo HĐH này trên đó để đem bán) thì mật khẩu này chỉ Microsoft và hãng sản xuất phần cứng biết. Các sản phẩm Linux hoặc là được 2 hãng này đồng ý và tiến hành lưu thông tin vào chip secureboot, hoặc phải tìm những thiết bị không có secureboot hay thậm chí không có UEFI để tồn tại. Cách thứ nhất có vẻ không khả quan, xin Microsoft? Mơ đi! Còn cách thứ hai hoàn toàn phụ thuộc vào việc các hãng phần cứng có cung cấp cho người dùng tùy chọn bật/tắt secureboot hay không, vì bảo họ bỏ UEFI quay về với BIOS là chuyện không tưởng.
“Đường vòng” khả quan nhất hiện nay cho các nhà phát triển Linux là làm việc với bootloader – đây mới là thành phần trực tiếp kích hoạt việc nạp hệ điều hành (chứ không phải UEFI hay BIOS) và lại nằm trên ổ cứng nên có thể dễ dàng thay đổi. Miễn sao các lập trình viên tạo ra được một bản bootloader được Microsoft chấp thuận và đóng mác “secured” vào đó, hệ điều hành do bootloader đó kích hoạt sẽ không bị secureboot kiểm tra nữa. Hiện giờ người đầu tiên làm được điều này là Matthew Garret, anh đã thuyết phục được Microsoft chấp thuận bootloader tên SHIM của mình. Shim sẽ sớm hỗ trợ việc khởi động SUSE, Fedora, Ubuntu. Các hiệp hội về Linux vẫn đang cố gắng tìm một cách tử tế hơn để đưa Linux lên máy tính thay vì phải cầu cạnh Microsoft quá nhiều, nhưng có vẻ cho đến giờ đây SHIM vẫn là cách duy nhất.
Theo Genk
Nhúng key vào Bios: Microsoft muốn giết Windows lậu?
Cách đây vài ngày, tin đồn về việc Microsoft sẽ thực hiện nhúng key bản quyền vào Bios khiến cho những người đang sử dụng Windows "lậu" xôn xao. Nhiều người cho rằng đây là biện pháp cứng rắn của Microsoft nhằm "triệt tiêu" Windows lậu.
Tuy nhiên, liệu sự thật có phải vậy?
Còn crack được nữa không?
Chắc chắn là có. Thật ra thì hacker trên thế giới chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ thua trong cuộc chiến bản quyền này. Mà Windows ghi được vào Bios thì việc ghi đè dữ liệu lên là cực kỳ dễ dàng.
Tất nhiên, việc crack sẽ phức tạp hơn đôi chút. Hiện tại việc cài Windows crack cũng chả phức tạp hơn Windows bản quyền xịn là mấy (có chăng thì chỉ là không update được). Còn nếu chẳng may nhầm lẫn thì bạn cũng chỉ cần down một phần mềm chừng 7MB về ấn 1 cái là xong. Nếu ghi thẳng vào bios thì có lẽ sẽ phải có thêm một bước can thiệp vào Bios nữa nhưng tôi đồ rằng cũng không khó hơn thời chúng ta crack Windows XP là bao.
Microsoft không có lý do để "giết"
Cách đây chừng 8 tháng, tôi có bàn với các bạn câu chuyện vì sao Microsoft lại nương tay với Windows lậu:. Đại khái thì nguyên nhân như sau:
Windows đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn đến từ việc hệ sinh thái của mình cực mạnh mà trong đó Windows là trung tâm. Việc Windows lậu tồn tại đảm bảo cho Windows phát triển mạnh mẽ đến cả những nơi tạm thời chưa đủ tiền để trả chi phí bản quyền. Người dùng phát triển mạnh, tạo ra một thị trường hấp dẫn cho các nhà phát triển, nhờ đó Windows càng phát triển và càng lôi kéo được nhiều người dùng. Vòng tròn đó cứ lặp đi lặp lại khiến cho Windows trở thành kẻ bất khả chiến bại.
Chi tiết bài viết các bạn có thể xem bản đầy đủ tại đây hoặc tham khảo phần chính tại box tóm tắt phía dưới:
Đầu tiên, có một thực tế là doanh thu của Microsoft hiện nay không đến nhiều từ đối tượng sử dụng cá nhân, nhu cầu phổ thông - đối tượng chính sử dụng crack. Một phần rất lớn trong doanh thu của Microsoft đến từ các hợp đồng với các hãng sản xuất laptop như Dell, HP, Acer... các chính phủ, các công ty doanh nghiệp trên thế giới. Hãy nhìn vào cái cách mà cổ phiếu Microsoft tăng điểm khi đến thời gian ra hạn hợp đồng của hãng này với các chính phủ lớn trên thế giới để rõ phần doanh thu này ảnh hưởng lớn thế nào với Microsoft.
Một yếu tố quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất khiến nguồn doanh thu này của Microsoft luôn luôn rất lớn và ổn định: sự phổ biến gần như tuyệt đối của Windows. Có lúc lên, lúc xuống nhưng nói chung lúc nào thị phần Windows cũng khoảng 90 ~ 95% thị trường - gần như tuyệt đối. Tất nhiên, trong "công việc" nói chung, thị phần của Windows còn lớn hơn nữa. Sự phổ biến đảm bảo cho Windows gần như là lựa chọn duy nhất cho thị trường rất lớn này nhất là trong hoàn cảnh mà sự tương thích giữa các HĐH trên máy tính là rất thấp.
Rõ ràng, dễ thấy các chính phủ sẽ không bao giờ chuyển sang sử dụng một HĐH khác nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống (chắc chắn lợi ích cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra) còn các nhà sản xuất laptop (trừ Apple) sẽ không dại gì rời khỏi mảnh đất an toàn và màu mỡ này.
Vậy sẽ ra sao nếu như Microsoft mạnh tay với giới sử dụng crack? Đầu tiên, dễ thấy, một số rất lớn đặc biệt tại các thị trường mới, sẽ buộc phải chuyển dùng một giải pháp khác với chi phí thấp hơn và khả năng Windows không thể thống trị không phải là không có. Mất đi thị phần tuyệt đối, đồng nghĩa với Microsoft sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Windows và việc hãng này đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn là điều dễ xảy ra. Việc đánh đổi vài tỷ USD doanh thu (cứ cho là vậy) với sự ổn định trị giá hàng chục tỷ thậm chí hàng trăm tỷ là điều không sáng suốt cho lắm. Thậm chí con số một vài tỷ USD còn khá là lạc quan bởi phần lớn người dùng lậu có lẽ sẽ vẫn có thể crack hoặc chuyển sang dùng giải pháp khác thay vì tiếp tục sử dụng Windows.
Thật ra, sự khủng hoảng này tuy chưa bao giờ xảy ra với Windows nhưng đã xảy ra với một niềm tự hào khác của Microsoft: Internet Explorer. Hãy nhớ lại thời điểm ra mắt IE 7, khi đó IE đang chiếm khoảng 85% thị phần. Vấn đề của Microsoft khi đó là cần thay thế IE 6 vốn đã quá lỗi thời, khả năng bảo mật thấp bằng một phiên bản mới hơn, toàn diện hơn. IE 7 ra đời với sứ mạng đó và trong một thị trường mà sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác, đặc biệt là Firefox ngày càng lớn.
Trong thời điểm này, khi mà thậm chí ngay cả nền tảng PC, mảnh đất Windows đang thống trị còn lung lay thì không có lý do gì để Microsoft chơi một ván bài mạo hiểm và có khi trị giá đến cả trăm tỷ USD như vậy. Rõ ràng, ưu tiên duy trì sức mạnh nền tảng là yếu tố quan trognj hơn mà Microsoft cần giải quyết trước.
Tại sao Microsoft làm vậy?
Thứ nhất, dễ hiểu là Microsoft muốn tăng tỷ lệ Windows bản quyền. Biện pháp nhúng key vào Bios sẽ làm phức tạp hóa việc crack một chút. Việc này sẽ kéo những người dùng đang crack và nằm ở phần sát việc mua bản quyền quyết định chi vì sự phức tạp của việc crack. Đây có thể là một con số không hề nhỏ bởi giá bản quyền Windows hiện giờ cũng không phải là quá đắt nữa.
Một biện pháp nhẹ nhàng, từ từ này sẽ khiến Microsoft có điều kiện và thời gian để thăm dò thị trường. Thực tế nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến những người quyết tâm crack nên Microsoft yên tâm sẽ giữ chân được lượng người dùng này.
Thứ hai, việc hơi siết chặt một chút sẽ tạo điều kiện cho Microsoft khảo sát thay đổi phương thức bán hàng vốn đã quá cũ kỹ. Biết đâu, sau này chúng ta sẽ được dùng Windows miễn phí hoàn toàn kèm quảng cáo chạy?
Hãy yên tâm
Vậy nên, hãy yên tâm rằng nếu bạn muốn và chịu được việc không được update hãy cứ yên tâm dùng Windows lậu. Mà bây giờ, Windows cho dùng thử tầm 2 tháng, bạn hoàn toàn có thể dùng xong 2 tháng, rồi cài lại để dùng tiếp. Đừng quá lo sợ.
Theo Genk
Windows 8 sẽ nhúng thẳng key bản quyền vào BIOS Nếu như trước đây khi mua máy tính (laptop, desktop) tại các cửa hàng bán lẻ, thì trên mỗi sản phẩm sẽ được dán một chiếc tem nhỏ ghi key bản quyền Windows ở dưới đáy máy hoặc mặt sau của máy. Trong quá trình cài Windows, người dùng sẽ phải dùng đoạn mã này để xác thực Windows của họ là có...