Cái kết ngọt ngào cho chị gái nghèo khó bị trộm xe đạp: Chỉ cần bạn biết lên tiếng, lòng tốt vẫn luôn hiện hữu!
Chủ động hơn trong cuộc sống là điều mà ai cũng nên làm.
Một người phụ nữ bình thường ở New York, vô cùng buồn bực vì chiếc xe đạp thân yêu bị đánh cắp. Cô bực đến nỗi phải treo tấm biển dài 1m, rộng 2,5m, ghi rõ:
“Gửi kẻ đã cuỗm chiếc xe đạp của tôi
Hy vọng anh cần nó hơn tôi
Tôi từng mua lại nó với giá 200 USD (4,6 triệu đồng) và tôi cần nó để đi làm
Hết tiền rồi chịu không mua nổi cái khác
Lần sau hãy trộm con Peugeot nào dị hợm một chút nhé
Hoặc là bỏ thói trộm cắp đi!
Tái bút: Trả xe đây!”
Chị Amanda Needham chính là chủ nhân của tấm biển “chửi đổng cả làng trộm cắp” nói trên. Trên thực tế, Amanda nên tự trách bản thân trước vì lơ là không khóa xe. Tuy nhiên, trộm cắp vẫn là trộm cắp, người ta hớ hênh không có nghĩa là bạn có quyền chiếm đoạt.
Cay cú, Amanda để nguyên tấm biển được vài hôm thì chồng bảo hạ nó xuống em ơi. Biển chưa kịp tháo thì bất ngờ vài người tìm đến nhà.
Video đang HOT
Đầu tiên là 2 cậu choai, họ đem theo một chiếc xe đạp trẻ con cũ kỹ.
“Cô bị trộm mất xe đúng không?”, một cậu hỏi. “Cháu cũng rơi vào cảnh này rồi, bây giờ thừa ra một cái không dùng đến, hy vọng nó có ích với cô”.
Amanda cảm thấy hơi xấu hổ vì tấm biển đã khiến nhiều người không liên quan chú ý. Dù cố gắng từ chối món quà nhưng xúc động vì lòng tốt của người lạ, Amanda đã nhận nó.
Hôm sau, một bà cô trung niên gõ cửa.
“Cô cần loại xe nào?”, người phụ nữ hỏi Amanda. “Tôi không hiểu biết gì đâu nhưng nếu cô cần, tôi sẽ kiếm giúp”.
Amanda cảm ơn bà và cho biết, mình đang thuê xe đạp công cộng rồi.
“Cái xe Peugeot mà cô nói sao mà đắt đỏ vậy, kẻ trộm này chưa khôn ngoan rồi”, nói đến đây cả 2 người phụ nữ phá lên cười. Họ tạm biệt bằng một cái ôm ấp áp giữa những kẻ lạ mặt.
Người cuối cùng gõ cửa nhà Amanda mới là bất ngờ nhất.
“Tôi đã chụp ảnh tấm biển và đăng lên Instagram, vài người bạn hỏi tôi liệu họ có thể trả 200 USD để mua nó không?”
Amanda cười lớn và nói rằng, nếu như vậy thật chắc chắn cô sẽ mua ngay xe mới. Hóa ra, anh chàng đó là “cò” môi giới tác phẩm nghệ thuật. Gã nhìn ra sự hài hước trong đó và muốn mua lại ngay.
Hợp lý quá, Amanda gật đầu bán luôn.
Bằng cách này hay cách khác, lòng tốt của mọi người đã truyền cảm hứng cho Amanda. Cô đem chiếc xe đạp trẻ con đến tặng cho cửa hàng địa phương, chắc chắn vẫn có ai đó cần nó hơn.
Chủ tiệm xe đạp Joanne Nicolosi, cảm động vì câu chuyện của Amanda và đồng ý sửa xe miễn phí cho những ai thật lòng không thể chi trả.
Cô Needham quyên góp chiếc xe đạp của mình
Câu chuyện về chiếc xe đạp của cô Amanda Needham cùng lòng tốt của những người lạ mặt đã được tờ Washington Post, đài CBS, và chương trình Good Morning America chia sẻ rộng rãi.
Amanda cũng đã khởi xướng phong trào #KarmaCycle trên Instagram và Twitter, với hy vọng tinh thần của câu chuyện này sẽ được lan tỏa và truyền cảm hứng làm việc tốt tới nhiều người hơn nữa.
Thông điệp ở đây là: Dù bạn là ai, hãy lên tiếng khi gặp khó khăn, chỉ khi ngừng im lặng – lòng tốt mới có cơ hội được bộc lộ.
Theo Helino
Tiết lộ cực shock của các du học sinh: Tóc dài cả mét vẫn giữ để về Việt Nam cắt, nhuộm tóc tốn hết 10 triệu là bình thường!
Chi phí cắt tóc vô cùng đắt đỏ ở các nước là điều khiến du học sinh ngại cắt tóc!
Với nhiều thế hệ các cô cậu học sinh - sinh viên, chuyện du học luôn là ước mơ của nhiều người. Được học tập tại môi trường giáo dục nước ngoài, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, gặp gỡ những người đến từ khắp nơi trên thế giới là những viễn cảnh màu hồng mà ai cũng nghĩ đến khi nói về chuyện du học. Tuy nhiên, đằng sau những sự đẹp đẽ đó, các bạn du học sinh phải đối mặt với rất nhiều điều phải lo nghĩ. Chuyện cơm áo gạo tiền, học phí, làm thêm... hay đơn giản như dưới đây là tiền cắt tóc.
Mới đây, theo thông tin được thu thập bởi công ty dịch vụ tài chính UBS, số tiền cắt tóc bạn bỏ ra thực sự phụ thuộc vào nơi bạn đang sinh sống, học tập, làm việc. Chỉ riêng tại Mỹ, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 26,33$ (khoảng 610 nghìn đồng) cho việc cắt tóc ở Miami, trong khi giá trung bình ở New York lên đến 73,33$ (gần 1,7 triệu đồng).
Học tập sinh sống tại Jakarta (Indonesia) bạn chỉ tốn khoảng 4,63$ (khoảng 107 nghìn đồng) cho một lần cắt đơn giản, nhưng con số đó ở Oslo (Na Uy) là 95,04$ (2,2 triệu đồng) tức cao gấp 20 lần. Điều này không có gì quá lạ bởi các thành phố với mức thu nhập bình quân đầu người càng cao thì các dịch vụ thẩm mỹ càng đắt.
Số tiền cắt tóc bạn bỏ ra thực sự phụ thuộc vào nơi bạn đang sinh sống, học tập, làm việc. Ảnh: Business Insider.
Theo số liệu được công bố kể trên, một sự thật thú vị khác được phát hiện đó là thường có một khoảng cách khá lớn giữa chi phí cắt tóc cho phụ nữ so với nam giới. " Ở Jakarta và Hồng Kông, phụ nữ trả trung bình gần bằng nam giới, trong khi ở Dublin và Cairo, giá cho phụ nữ cao gấp gần ba lần so với nam giới", nhà kinh tế trưởng của UBS Andreas Hfert chia sẻ với tờ Business Insider. " Sự mất cân bằng này có thể được nhìn thấy trên toàn cầu, với việc cắt tóc của phụ nữ có chi phí trung bình cao hơn 40% so với nam giới", ông nói thêm.
Ngay sau khi số liệu được công bố, trên các diễn đàn mạng xã hội rất nhiều du học sinh Việt Nam cũng cho biết họ gặp phải tình trạng khổ sở vì chi phí cắt tóc quá đắt.
" Tiền cắt tóc ở Hàn rẻ nhất sương sương 300 nghìn đồng rồi uốn tóc/nhuộm tóc có tẩy ít nhất 5 triệu trở lên, phục hồi thì mất hơn 6 triệu,... nghĩa là nếu làm đủ các dịch vụ thì hơn 10 triệu trở lên cho một bộ tóc là rất bình thường. Mình đi cùng lắm chỉ dám cắt chứ mấy dịch vụ khác về Việt Nam làm cũng y chang mà rẻ hơn được nhiều", bạn N.T bình luận.
" Lần đầu cắt bên Singapore, mình không muốn mang hình ảnh "họ đỗ tên khỉ" nên vào hẳn salon cắt với nhuộm và khoảng 3 lần tẩy tóc. Ra bill 400$ (9,2 triệu đồng) xong tự nhiên bỗng dưng muốn khóc", bạn N.D.T chia sẻ.
" Mình toàn tự cắt, cắt mái, cắt ngắn tự xử hết, tuy lâu lâu trúng lời nguyền cắt xấu nhưng kệ. Dù mình ở Việt Nam nhưng với tốc độ dài của tóc kèm thêm quả thời tiết nóng nực thì ra tiệm mãi chắc mình nghèo luôn", bạn K.Đ cho hay.
" Đ ể tóc dài cực dài rồi về Việt Nam cắt bán các bạn ạ, vừa tiết kiệm được tiền cắt tóc trong một năm (hoặc có thể là nhiều năm hơn), vừa có tiền bán tóc, kinh tế phết đấy", bạn M.T.
Hỡi các du học sinh, chia sẻ chi phí cắt tóc tại thành phố bạn đang học xem nào!
Theo Helino
Hàng nghìn người 'Không mặc quần đi tàu điện ngầm' trên khắp thế giới "No Pants Subway Ride" là hoạt động thường niên diễn ra tại nhiều ga tàu điện ngầm trên thế giới vào ngày chủ nhật đầu tiên của năm. Hàng nghìn người trên khắp thế giới hưởng ứng ngày "No Pants Subway Ride" (Không mặc quần đi tàu điện) vào ngày 12/1. Sự kiện này bắt nguồn từ New York (Mỹ) vào năm 2002,...