Cái giá phải trả cho chiến tranh với Triều Tiên khiến Mỹ “chùn tay”
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng mạnh mẽ cảnh báo Triều Tiên rằng: “Đừng đánh giá thấp chúng tôi. Đừng thử thách chúng tôi”. Song theo các chuyên gia, ông Trump cũng không nên đánh giá thấp cái giá phải trả nếu phát động chiến tranh với Triều Tiên.
Binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc tập trận hồi tháng 8. Ảnh KCNA/NYT
Vấn đề then chốt đối với Mỹ là khả năng Triều Tiên đã sở hữu tên lửa có khả năng mang bom hạt nhân đánh Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 đồng minh ruột của Mỹ, theo New York Times. Nếu một trong những vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đánh trúng mục tiêu, toàn bộ một thành phố sẽ bị tiêu diệt.
Đặc biệt là, ngay cả khi Mỹ phát động cuộc tấn công phủ đầu và phá hủy thành công năng lực hạt nhân của Triều Tiên, thì hàng triệu thường dân Hàn Quốc cũng như binh lính Mỹ đang đóng quân ở Hàn Quốc sẽ trở thành mục tiêu trả đũa bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí hóa học của Triều Tiên. Như vậy, dù không có vũ khí hạt nhân, Triều Tiên vẫn đủ sức hủy diệt Seoul và hàng chục nghìn người sẽ thiệt mạng.
Triều Tiên có thể có tới 250 thiết bị phóng tên lửa di động, trong đó một số thiết bị có thể phóng tên lửa hạt nhân. Nếu một số đơn vị di động này được phân tán nhiều nơi trong thời điểm Mỹ tấn công, Mỹ sẽ không thể tiêu diệt toàn bộ chúng trước khi một tên lửa được phóng đi. Mỹ cũng không gặt hái được nhiều thành công trong việc phát hiện và tiêu diệt các thiết bị phóng tên lửa di động trong các cuộc chiến tranh gần đây.
Một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ có thể khiến Triều Tiên bị bất ngờ và vì thế hiệu quả phản công của quân đội nước này có thể sẽ giảm. Nhưng việc mở một cuộc tấn công bất ngờ là điều rất khó, nếu không muốn nói là không thể làm được.
Theo New York Times, Triều Tiên có những nguồn tin đáng tin cậy về các hoạt động quân sự tại Hàn Quốc và Nhật Bản để có thể cảnh báo cho Bình Nhưỡng về một cuộc tấn công tiềm năng. Chưa kể, các căn cứ tình báo từ Mỹ và những khu vực khác của nước này, hoặc các cơ quan tình báo của các nước có quan hệ với Triều Tiên như Trung Quốc hoặc Nga cũng có thể cảnh báo Bình Nhưỡng về nguy cơ Mỹ mở cuộc tấn công.
Theo đó, để tạo ra yếu tố bất ngờ, Mỹ sẽ phải tìm cách chuẩn bị cho một cuộc chiến bí mật nhất có thể. Washington không thể tăng quân ồ ạt trong khu vực mà không đánh động Triều Tiên.
Video đang HOT
Người dân Hàn Quốc sẽ không được thông báo về một cuộc tấn công nên không thể chuẩn bị để tránh chiến tranh. Ngay cả các công dân Mỹ ở Hàn Quốc cũng sẽ không được cảnh báo và không được sơ tán khỏi Hàn Quốc. Bất cứ sự chuẩn bị nào cho một cuộc chiến đều sẽ phải nấp sau các cuộc tập trận và các hoạt động bình thường khác.
Tuy nhiên, một cuộc tấn công bất ngờ vẫn đòi hỏi một số lượng lớn các loại vũ khí, đạn dược xuyên thủng tối tân, mạnh mẽ và chính xác để phá hủy các kho chứa tên lửa và đầu đạn hạt nhân Triều Tiên vô cùng kiên cố.
Chỉ những máy bay ném bom chiến lược B-2, B-1B của Mỹ có thể đảm nhiệm việc này. Những chiếc máy bay này có thể được điều từ căn cứ quân sự Guam hoặc các căn cứ ở Mỹ tới Triều Tiên. Nhưng các máy bay ném bom sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ đáng kể từ các máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Theo New York Times, rất khó để ước tính cần bao nhiêu máy bay ném bom vì có rất ít thông tin liên quan đến số lượng cũng như vị trí của các căn cứ quân sự Triều Tiên.
Tuy nhiên, nếu ước tính sơ bộ, các chuyên gia cho rằng Mỹ cần huy động ít nhất 20 máy bay ném bom có khả năng chở 500 bom dẫn đường chính xác hoặc các loại bom “khủng” hơn với số lượng ít hơn trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Các tàu ngầm Mỹ có thể di chuyển gần vào bờ biển Triều Tiên để phóng các tên lửa hành trình trong khi các máy bay ném bom đang trên đường đến. Điều này sẽ làm giảm khả năng Triều Tiên phân tán, di dời các vũ khí di động trước khi phi đội máy bay ném bom Mỹ đến đồng thời vô hiệu hóa một số hệ thống phòng không của Triều Tiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận định rằng, nỗ lực tấn công Triều Tiên bất ngờ là một canh bạc đầy rủi ro. Nếu Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên, mục tiêu đầu tiên cần phải tập trung là cơ sở hạ tầng hạt nhân của nước này.
Ngay cả khi Mỹ thành công trong việc vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên, nước này vẫn có cơ hội trả đũa bằng các loại vũ khí thông thường có sức mạnh đáng gờm. Trong tất cả các tình huống, hàng nghìn dân thường và binh lính Mỹ cũng như Hàn Quốc sẽ chết.
Trong khi đó, nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ nhằm hủy diệt kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đồng thời ngăn chặn khả năng Bình Nhưỡng phản công bằng vũ khí thông thường cũng có thể có nhiều cơ hội thành công. Vũ khí hạt nhân của Mỹ được đánh giá là khá chính xác và luôn sẵn sàng trên bệ phóng.
Tuy nhiên, sự nổ tung kho vũ khí hạt nhân Triều Tiên cũng sẽ gây ra thảm họa khôn lường. Chưa kể, một cuộc tấn công như vậy sẽ hủy hoại toàn bộ danh tiếng của nước Mỹ. Hơn nữa, người Mỹ cũng như các quan chức quân sự Mỹ thậm chí sẽ chống lại một lệnh tấn công như vậy.
Vì những lý do mang tính chiến lược, nhân đạo và hiến pháp, lựa chọn tấn công hạt nhân phủ đầu (chống lại Triều Tiên) theo các chuyên gia không nên có ở trên bàn. Kết luận lại, theo New York Times, một cuộc tấn công Triều Tiên là cực kỳ phức tạp, đầy rủi ro và có sự phức tạp, rủi ro và cái giá quá đắt, khó lường trước. Theo đó, kết hợp biện pháp ngoại giao và răn đe để buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân được đánh giá là lựa chọn khôn ngoan nhất.
Theo Danviet
Triều Tiên chuyển thông điệp khác thường đến Mỹ
Thông qua Ngoại trưởng Nga, Triều Tiên đã gửi một thông điệp bất ngờ đến Mỹ.
Ngoài trưởng Mỹ Rex Tillerson (bên trái) bắt tay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (bên phải) tại Vienna
Triều Tiên sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Mỹ về căng thẳng gần đây giữa hai nước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
Theo tờ The Guardian, Lavrov cho biết ông đã chuyển thông điệp này cho Ngoại trưởng Mỹ khi họ gặp nhau tại Vienna ngày 7.12.
Tại hội nghị quốc tế ở Vienna, Lavrov nói: "Chúng tôi biết rằng trên tất cả, Triều Tiên muốn đàm phán với Mỹ về việc đảm bảo an ninh cho đất nước họ. Chúng tôi sẵn sằng ủng hộ điều đó, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện cho cuộc đàm phán này.
"Các đồng nghiệp Mỹ của chúng tôi, bao gồm Rex Tillerson, đã được nghe về điều này".
Cho đến nay, vẫn chưa có phản ứng từ Tillerson. Nhưng quan quan điểm chính chức của Bộ Ngoại giao Mỹ là Triều Tiên phải tỏ ra nghiêm túc trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi đối thoại có thể diễn ra.
Cùng ngày, một quan chức hàng đầu của Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Jeffrey Feltman, đã gặp Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho ở Bình Nhưỡng trong chuyến thăm cấp cao đầu tiên của LHQ tới đây trong 6 năm.
Feltman là cựu nhà ngoại giao Mỹ nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh ông không đến Triều Tiên với bất kỳ thông điệp nào từ Washington.
Các động thái ngoại giao này được đưa ra giữa lúc căng thẳng tiếp tục gia tăng về cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân đầy tham vọng của Triều Tiên. Ngày 29.11, Triều Tiên thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có khả năng bay tới toàn bộ đất liền Mỹ. Tháng 9, nước này được cho là đã thử một quả bom nguyên tử.
Bình Nhưỡng nói rằng cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc gần đây và tuyên bố đầy nghi ngại của các quan chức Mỹ đã "khiến sự bùng nổ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là không tránh khỏi".
"Câu hỏi còn lại là: chiến tranh sẽ nổ ra khi nào?", phát ngôn viên bộ ngoại giao Triều Tiên hôm qua tuyên bố.
Theo Danviet
Hành động quyết liệt của Mỹ-Hàn nhằm đáp trả Triều Tiên Mỹ và Hàn Quốc vừa có một động thái quyết liệt một tuần sau khi Triều Tiên phóng tên lửa mạnh chưa từng có. Quân đội Hàn Quốc tập trận gần biên giới giáp Triều Tiên hôm 29.11 Hôm nay 4.12, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay, một tuần sau khi Triều Tiên...