Cái giá đắt sao Hàn phải trả khi đời tư bê bối
Nghê sĩ Hàn Quôc có thê phải đên bù hàng triêu won cho các nhãn hàng khi scandal xảy ra. Mưc tiên phạt của Seo Ye Ji thâm chí lên tơi 2-3 tỷ won.
Với xã hội Hàn Quốc – nơi người dân có ý thức cao về hình ảnh – các nhãn hàng thường tận dụng người mẫu có ngoại hình sáng đặc biệt người nổi tiếng để quảng cáo. Sự xuất hiện của các thần tượng, diễn viên nổi tiếng ngoài tăng hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường còn giúp các nhãn hàng tận dụng sức mua của người hâm mộ.
Bởi vậy, quảng cáo luôn là một trong những công việc mang lại thu nhập lớn nhất cho giới nghệ sĩ Hàn Quốc. Các ngôi sao hạng A hay nghệ sĩ vừa có dự án phim, âm nhạc nổi tiếng càng nhận được cát-xê khủng từ quảng cáo.
Tuy nhiên, để nhận được số tiền lớn, nghệ sĩ cũng phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ hình ảnh. Một khi scandal nổ ra, hình tượng bị ảnh hưởng, họ phải trả giá bằng con số gấp nhiều lần so với những gì họ nhận được.
Trả giá hàng tỷ won khi vướng ồn ào
Theo MBN , Seo Ye Ji trở thành một trong những người mẫu nhận được nhiều lời mời quảng cáo nhất sau khi nổi tiếng nhờ phim Điên thì có sao phát sóng năm 2020. Seo Ye Ji ký kết hợp đồng làm người mẫu quảng cáo trong mọi lĩnh vực từ mặt nạ, đồ trang điểm, thực phẩm chức năng, thời trang, đến trang sức, trò chơi… Ước tính cát-xê làm người mẫu hàng năm của Seo Ye Ji khoảng 500 triệu đến 1 tỷ won.
Tuy nhiên, gần đây, hàng loạt tranh cãi xoay quanh Seo Ye Ji nổ ra. Nhiều nhãn hàng về chăm sóc sức khỏe, mặt nạ, mỹ phẩm… gỡ bỏ hình ảnh của nữ Seo Ye Ji. Đồng nghĩa, ngôi sao sinh năm 1990 có thể phải chấm dứt hợp đồng và chi trả khoản tiền phạt lên tới hàng tỷ won cho các nhãn hàng.
Theo MBN , số tiền phạt của Seo Ye Ji được người trong ngành dự đoán là khoảng 2-3 tỷ won (1,8 triệu-2,7 triệu USD).
Trong bài viết đăng ngày 24/4, tờ Wikitree cho biết các nhãn hàng sẵn sàng thay thế người mẫu quảng cáo nếu đại diện hình ảnh vướng ồn ào. Khi người nổi tiếng vướng vào tranh cãi làm hoen ố hình ảnh, nhãn hàng buộc phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và đương nhiên, nghệ sĩ là người phải đền bù.
T-ara từng phải bồi thường 400 triệu won vì vụ việc năm 2012.
Nhóm nhạc nữ T-ara được chọn làm người mẫu cho thương hiệu thời trang ngoài trời Chatelaine vào năm 2012. Cũng năm đó, nhóm vướng tin đồn bắt nạt cựu thành viên Hwa Young và bị công chúng tẩy chay. Thương hiệu thời trang lập tức chấm dứt hợp đồng với T-ara. Nhóm nhạc nữ phải nộp phạt 400 triệu won (360.000 USD). Số tiền T-ara phải bỏ ra gấp đôi so với phí hợp đồng.
Năm 2013, ngôi sao truyền hình Lee Soo Geun ký hợp đồng với công ty cung cấp ôtô. Bản hợp đồng của Lee Soo Geun trị giá 250 triệu won (225.000 USD). Lee Soo Geun sau đó bị truy tố về tội đánh bạc trái phép và bị tòa án tuyên phạt 6 tháng tù giam, một năm tù treo.
Anh bị cáo buộc đặt cược 370 triệu won (332.000 USD) vào các trận đấu ở giải ngoại hạng Anh và cá cược các trận bóng đá chuyên nghiệp ở nước ngoài bằng điện thoại di động.
Công ty ôtô yêu cầu Lee Soo Geun bồi thường thiệt hại 2 tỷ won (1,8 triệu USD). Phía nhãn hàng cho rằng hình ảnh của công ty đã bị phá hủy do vụ bê bối cờ bạc bất hợp pháp của Lee Soo Geun. Sau đó, tòa án yêu cầu Lee Soo Geun phải bồi thường cho công ty 700 triệu won (628.000 USD).
Không chỉ nhãn hàng, các nghệ sĩ còn đối mặt với đơn kiện đòi bồi thường hợp đồng từ những công ty sản xuất phim, chương trình truyền hình…
Video đang HOT
Gần đây, Ji Soo bị loại khỏi dự án Sông đón trăng lên – River Where the Moon Rises dù anh là nam diễn viên chính và đã hoàn thành 18 trong số 20 tập phim. Nam diễn viên bị cáo buộc bạo lực học đường, trấn lột tiền, quấy rối tình dục, thường xuyên có hành động thô lỗ… Sau khi thừa nhận mọi hành vi sai trái trong quá khứ, Ji Soo bị công chúng tẩy chay.
Tuy nhiên, không chỉ có nguy cơ bị cấm trở lại giới giải trí, Ji Soo còn bị đơn vị sản xuất phim River Where the Moon Rises đâm đơn kiện. Họ yêu cầu công ty quản lý của Ji Soo bồi thường 3 tỷ won (2,7 triệu USD) cho những thiệt hại đoàn phim hứng chịu vì phải quay lại nhiều cảnh phim.
Nam diễn viên Ji Soo bị ê-kíp sản xuất phim kiện yêu cầu bồi thường.
Hợp đồng quảng cáo ngày càng khắt khe để giảm thiểu rủi ro
Không chỉ Seo Ye Ji, thời gian qua, hàng loạt thần tượng Hàn Quốc vướng vào các cuộc tranh cãi bạo lực học đường, quấy rối tình dục hoặc uống rượu khi chưa đủ tuổi vị thành niên.
Hàng chục ca sĩ, diễn viên như HyunA, Kim So Hye, Park Hye Soo, April, Cho Rong (APink), Hyun Jin (Stray Kids), Ki Hyun (Monsta X), Chuu (Loona), Soo Jin (G)I-DLE, Ji Soo, Kim Dong Hee… được nhắc đến trong các khiếu nại.
Vì vụ việc, nhiều nghệ sĩ phải tạm ngừng hoạt động, rút khỏi các dự án họ đang tham gia, thậm chí bị nhiều nhãn hàng chấm dứt hợp đồng.
Tờ Wikitree cho hay, các nhãn hàng đang đàm phán để bổ sung một số điều khoản vào hợp đồng quảng cáo sau khi quan sát tình hình giới giải trí vài tháng qua. Điều khoản này được bổ sung nhằm giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp người mẫu quảng cáo đối mặt với tranh cãi.
Thực tế, hợp đồng quảng cáo tại Hàn Quốc được thay đổi theo từng giai đoạn dựa trên những scandal người nổi tiếng thường dính phải trong thời gian đó. Năm 1980, các điều khoản về tội ác nghiêm trọng chẳng hạn ma túy, ngoại tình, hành hung, lừa đảo, buôn lậu… được thêm vào hợp đồng quảng cáo.
Trong những năm 2010, hợp đồng quảng cáo bổ sung các điều khoản liên quan đến cờ bạc, lái xe khi đang say rượu, quấy rối tình dục và trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Trao đổi với Wikitree , một chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo cho biết những điều khoản mới liên quan đến bạo lực học đường, hút thuốc, uống rượu khi chưa đủ tuổi đã được đưa ra thảo luận trong thời gian gần đây.
Theo đó, nếu một bức ảnh chụp người nổi tiếng uống rượu khi chưa đủ tuổi xuất hiện trên mạng trong thời gian hợp đồng của họ với nhãn hàng vẫn còn hiệu lực, nghệ sĩ phải bồi thường thiệt hại gấp đôi số tiền họ nhận được.
Na Eun và Soo Jin bị nhãn hàng quay lưng sau khi vướng tranh cãi.
Quan chức này nói thêm có nhiều trường hợp phải trả thêm phí phạt khi cố tình che giấu những hành vi sai trái trong quá khứ. Một nguồn tin khác trong ngành quảng cáo nói với Wikitree , các thương hiệu có quyền hỏi người nổi tiếng về quá khứ cũng như những hành động sai trái trước khi ký hợp đồng quảng cáo.
Họ phải thắt chặt hợp đồng và kiểm tra nghiêm ngặt các vấn đề liên quan đến người mẫu quảng cáo. Bởi một khi tranh cãi nổ ra, các thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt uy tín, hình ảnh.
Na Eun (thành viên nhóm April) là một trong những thần tượng Kpop phải đối mặt với nhiều tranh cãi trong những tháng vừa qua. Na Eun cùng các thành viên nhóm April bị tố bắt nạt Hyun Joo trước khi nữ thần tượng rời nhóm. Nữ thần tượng còn vướng tin đồn hẹn hò Yoon Young – cựu thành viên nhóm A-JAX.
Sau khi tranh cãi nổ ra, nhiều thương hiệu khác nhau mà Na Eun làm người mẫu đã gỡ bỏ các hình ảnh, bài viết liên quan đến nữ thần tượng. Họ không thể giữ nguyên hình ảnh của nữ ca sĩ bởi sự tẩy chay, chỉ trích dữ dội từ công chúng Hàn Quốc.
Tương tự, nhiều thần tượng như Hyun Jin, Soo Jin phải tạm ngừng các hoạt động quảng cáo sau khi bị cáo buộc bắt nạt bạn bè thời đi học.
Người nổi tiếng phơi bày vấn nạn nhức nhối ở Hàn Quốc
Viêc hang loat ngươi nôi tiêng bi tô băt nat đang phơi bay thưc tê tai Han Quôc. Nha phê binh cho răng bao lưc hoc đương chưa đươc giai quyêt triêt đê.
Bắt đầu từ bóng chuyền chuyên nghiệp, vụ bê bối bắt nạt học đường gần đây đã nhấn chìm làng giải trí Hàn Quốc. Tên tuổi của một số ngôi sao Kpop và diễn viên điện ảnh, truyền hình đang trở thành tiêu điểm trên khắp đất nước Hàn Quốc.
Tuần trước, hai cầu thủ bóng chuyền nổi tiếng là chị em sinh đôi Lee Jae Yeong và Lee Da Yeong của đội Heungkuk Life Pink Spiders, phải đứng trước tòa án thừa nhận quá khứ bạo lực học đường.
Bài viết tố cáo hành vi bạo lực của người nổi tiếng lan rộng
Các cáo buộc tương tự cũng được đưa ra để chống lại một số vận động viên bóng chày chuyên nghiệp của Hanhwa Eagles và Doosan Bears. Kể từ đó, vấn đề bạo lực học đường lan rộng sang cả lĩnh vực giải trí.
Cho Byung Kyu - ngôi sao của loạt phim truyền hình ăn khách như Sky Castle (2018), The Uncanny Counter (2020) bị buộc tội hành hung một số bạn cùng trường khi anh đang học ở New Zealand. Công ty quản lý của nam diễn viên liên tục bác bỏ và cho biết Cho Byung Kyu đã nhận được lời xin lỗi từ người tố cáo. Bài viết kể tội nam diễn viên hiện cũng bị xóa.
Nữ diễn viên Park Hye Soo - người đóng vai chính trong bộ phim hài Samjin Company English Class (2020) - cũng bị cho là thủ phạm của bạo lực học đường. Công ty quản lý của Park Hye Soo phủ nhận các cáo buộc và cho biết thực hiện các hành động pháp lý chống lại những lời vu khống.
Phim của Park Hye Soo bị ảnh hưởng sau cáo buộc bắt nạt.
Tuy nhiên, ngày 24/2, ê-kíp thực hiện phim Dear.M do Park Hye Soo đóng chính thông báo hoãn thời gian lên sóng. Lý do là những tranh cãi gần đây xung quanh nữ diễn viên chính.
"Chúng tôi mong sự thông cảm từ khán giả đã chờ đợi bộ phim. Để kiểm tra kỹ lưỡng vấn đề gần đây của một thành viên trong đoàn phim và đảm bảo chất lượng bộ phim, chúng tôi quyết định lùi ngày lên sóng Dear.M ", ê-kíp thông báo. Ban đầu, Dear.M được lên kế hoạch phát sóng ngày 26/2.
Kim Dong Hee - diễn viên xuất hiện trong loạt phim ăn khách như Itaewon Class (2020) và Ngoại khóa (2020) - cũng không tránh khỏi tranh cãi. Đặc biệt, có ít nhất 10 ngôi sao Kpop bao gồm HyunA, Kim So Hye, Hyun Jin (Stray Kids), Ki Hyun (Monsta X), Chuu (Loona), Soo Jin (G)I-DLE... cũng được nhắc đến trong các khiếu nại về bạo lực học đường trên mạng tuần qua.
Các công ty giải trí cương quyết phủ nhận những cáo buộc và nhấn mạnh sẽ xử lý người tung tin đồn thất thiệt bằng hành động pháp lý. Nhưng những bài viết tiết lộ hành vi bạo lực trong quá khứ của giới thần tượng, diễn viên liên tục xuất hiện trên các cộng đồng trực tuyến và mạng xã hội. Nhiều thần tượng đang phải tạm dừng hoạt động trước làn sóng chỉ trích, tẩy chay của cộng đồng mạng.
Chiều 24/2, Hyun Jin không tham gia màn trình diễn của Stray Kids tại sự kiện Y Forum 2021 của MBN. Nhóm nhạc biểu diễn với đội hình 7 thành viên mà thiếu vắng nam thần tượng sinh năm 2000.
Hyun Jin vắng mặt trong buổi biểu diễn của Stray Kids.
Về sự vắng mặt của Hyun Jin, JYPE tuyên bố: "Như đã thông báo trước đó, chúng tôi đang cố gắng tìm ra sự thật. Vì một số lý do, Hyun Jin không thể tham gia sự kiện vào thời điểm này. Lịch trình tương lai của cậu ấy được quyết định tùy theo tình hình".
Tờ Yonhap News ví sự lan truyền của những tin tức bạo lực trên nhiều lĩnh vực ở Hàn Quốc hiện tại như cháy rừng.
Bắt nạt học đường - vấn nạn nhức nhối tại Hàn Quốc
Các chuyên gia nói với Yonhap News việc tố cáo trên mạng xã hội không phải chuyện mới trong ngành giải trí Hàn Quốc, mặc dù câu chuyện về quá khứ tương đối yếu so với hiện tại. Tuy nhiên, những bài viết về vấn đề này liên tục xuất hiện vì vấn nạn bắt nạt học đường chưa được giải quyết triệt để trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc.
Một cuộc khảo sát vào năm 2019 của chính phủ Hàn Quốc cho thấy trong 100 học sinh tiểu học và trung học ít nhất một người bị bắt nạt hoặc lạm dụng.
Nhà phê bình văn hóa Kim Heon Shik nói với Yonhap News : "Bạo lực trong trường học về nguyên tắc phải được giải quyết bởi hệ thống trường học. Nhưng tổ chức công không hoạt động hiệu quả và các nạn nhân đang phải tự đòi lại công bằng bằng các phương tiện cá nhân".
Hàng loạt người nổi tiếng bị tố bắt nạt bạn học.
Trên hết, nhà phê bình cho rằng người hâm mộ cần yêu cầu nền tảng đạo đức cao hơn đối với những người nổi tiếng. Kim Heon Sik nhấn mạnh ảnh hưởng toàn cầu của văn hóa đại chúng Hàn Quốc đang ngày càng tăng. Theo nhà phê bình, khán giả nước ngoài có thể nghĩ rằng các ngôi sao, thần tượng đại diện cho đất nước này.
"Ngày nay, một ca sĩ hoặc diễn viên Hàn Quốc có thể xuất hiện đồng thời trên nhiều nền tảng nước ngoài. Vì vậy, mọi người muốn họ trong sạch về mặt đạo đức", Kim Heon Sik nhận định.
Ông nói thêm: "Các công ty quản lý phải xem xét lại chiến lược tuyển dụng và thiết lập hệ thống sàng lọc hiệu quả hơn khi chọn thực tập sinh".
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng tỏ ra thận trọng trước những cáo buộc sai trái. Ông nói rất khó để xác minh những bài đăng trực tuyến có đúng hay không. "Nhưng những cáo buộc vô căn cứ như vậy vẫn đủ mạnh để trở thành một hình phạt công khai và gây thiệt hại cho sự nghiệp của những ngôi sao đang lên", Kim Heon Sil cho biết.
Ông nói: "Những bài viết từ tài khoản ẩn danh trên các cộng đồng trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội vẫn chưa rõ tính chính xác. Nhiều người thậm chí không hiểu rõ bắt nạt là gì. Điều nguy hiểm là công chúng có thể bị lay động bởi những mô tả chủ quan và ký ức không rõ ràng của nạn nhân, nhân chứng".
Showbiz lao đao vì quá khứ đen tối của nghệ sĩ Theo tơ MBN, các công ty Hàn Quôc đang lo lăng vì tình trạng nghê sĩ bị đào chuyên quá khư. Họ chịu thiêt hại nghiêm trọng nhưng không thê tư kiêm soát. "Cách đây một thời gian, tôi tham gia buổi tuyển chọn diễn viên mới. Tôi đã gặp một số người khá ổn nhưng hàng loạt ồn ào gần đây khiến...