Cài đặt để laptop ưu tiên kết nối mạng có dây
Bạn có từng rơi vào trường hợp, mặc dù đã kết nối laptop vào một mạng dây nhưng thiết bị vẫn coi mạng không dây trước đó làm kết nối mặc định? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục vấn đề này nhanh và dễ dàng.
Đặt kết nối mạng dây độ ưu tiên cao hơn
Nhấn tổ hợp phím Win R và gõ ncpa.cpl vào hộp Run sau đó nhấn phím Enter.
Khi cửa sổ Network Connections mở ra, nhấn phím Alt để hiển thị thanh thực đơn cổ điển (classic menu bar).
Kích vào mục Advanced và sau đó chọn Advanced Settings.
Ở đây người dùng sẽ thấy các kết nối mạng. Để thiết lập cho laptop sử dụng một kết nối có dây nếu có cả ngay cả khi đã kết nối vào mạng không dây trước đó, chọn Wi-Fi sau đó kích vào mũi tên xanh trỏ xuống.
Video đang HOT
Kết nối Ethernet sẽ tự động được đẩy lên trên, tức laptop sẽ coi kết nối mạng dây là ưu tiên số một.
Đó là tất cả những việc bạn cần làm. Chúc các bạn thành công!
Theo vietbao
Khắc phục lỗi tốc độ dữ liệu khi cắm USB vào máy tính
Đã bao giờ bạn nhìn thấy cảnh báo "this device can perform faster" hiện ra sau khi cắm USB vào máy tính? Cảnh báo này là cách hệ điều hành Windows thông báo cho bạn biết phần cứng không đạt được tốc độ dữ liệu trên lý thuyết nhưng lại không nói rõ cách khắc phục vấn đề.
Cũng như nhiều vấn đề phát sinh khác trên máy tính liên quan đến phần cứng thì lỗi này có một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục khả thi dưới đây.
Bất tương thích giữa loại cổng và thiết bị
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng thiết bị thực sự có thể đạt tốc độ dữ liệu nhanh hơn hay không. Chẳng hạn như, nếu ta sử dụng một ổ USB 1.1 đời cũ cắm vào cổng USB 2.0 thì Windows sẽ hiển thị thông tin cảnh báo trên. Cảnh báo này không nhất thiết để chỉ thị rằng bản thân thiết bị có thể cho phép tốc độ nhanh hơn nữa mà chỉ là chính cổng USB đang hỗ trợ tốc độ chậm hơn tốc độ dữ liệu của thiết bị.
Tình huống tương tự cũng xảy ra khi người dùng cắm một ổ USB 2.0 vào một cổng USB 3.0. USB được tương thích ngược nhưng phải chịu hi sinh về tốc độ đạt được khi sử dụng một cổng hay thiết bị đời cũ.
Driver
Lỗi driver cho USB cũng có thể là nguyên nhân khiến không đạt được tốc độ dữ liệu như ý. Để khắc phục, hãy tải và cài đặt các driver cho USB mới nhất hay driver cho chipset bo mạch chủ từ website nhà sản xuất máy tính (hoặc website nhà sản xuất bo mạch chủ nếu người dùng tự mua linh kiện lắp ráp máy).
Một giải pháp khác có thể thử là sửa driver USB bằng cách khởi chạy Device Manager. Gõ Device Manager vào Start menu và nhấn Enter. Tìm xem có thiết bị nào cho USB hiện biểu tượng chấm than vàng bên cạnh, dưới danh mục Universal Serial Bus controllers hay không. Nếu thấy có thiết bị lỗi, kích chuột phải vào nó và chọn cập nhật hoặc cài đặt driver cho thiết bị. Ta cũng có thể thử cập nhật driver cho các thiết bị không xuất hiện biểu tượng chấm than vàng.
Dây cáp
Một khả năng nữa là do dây cáp USB. Nếu dây cáp được thiết kế ban đầu là dành cho các thiết bị chuẩn USB 1.1 thì sẽ không cho phép tốc độ của chuẩn USB 2.0. Hoặc, cũng có thể chỉ do dây cáp bị lỗi. Khi đó, hãy đổi dây cáp khác.
Lỗi phần cứng
Hãy thử cắm USB hoặc dây cáp vào một cổng USB khác trên máy. Có thể chính cổng USB có lỗi và không vận hành chính xác.
Cũng có thể vấn đề nằm tại chính thiết bị kết nối tới máy tính. Hãy kiểm tra USB bằng cách cắm vào một máy tính khác không bị lỗi này. Nếu lỗi tương tự vẫn xuất hiện thì nguyên nhân là do USB chứ không phải PC.
Nguồn điện
Một số loại thiết bị cần được tiếp nhiều điện năng hơn so với kết điện năng nhận được từ kết nối qua cổng Usb thông thường. Chẳng hạn như, các ổ cứng ngoài cần nhiều điện năng hơn các bàn phím cổng USB. Điều này thường xảy ra khi người dùng có sử dụng hub USB. Giải pháp lúc này là hãy kết nối thiết bị trực tiếp vào máy thay vì qua hub.
Thực tế có hai loại hub USB: Hub chỉ dùng nguồn điện cấp từ máy tính và hub có dây tiếp điện tách riêng. Và chỉ những hub có dây tiếp điện riêng có thể cung cấp đủ điện năng để hỗ trợ các thiết bị USB cần tiếp điện năng. Điều này cũng áp dụng cho các thiết bị khác có chức năng giống hub, như màn hình tích hợp cổng USB...
Hoặc có thể cổng USB không được tiếp đủ điện năng do phần cứng thiết kế lỗi. Hãy thử cắm thiết bị vào một cổng USB khác.
BIOS
Rất nhiều BiOS máy tính có một thiết lập cho phép chuyển đổi giữa hai chế độ USB cho mục đích tương thích. Trong khi các máy tính thường "ra lò" với thiết lập tối ưu thì thiết lập này có thể thay đổi được. Để truy cập vào BIOS máy, bạn sẽ phải khởi động lại máy và nhấn phím hiển thị trên màn hình, thường là F2 hoặc Delete trong khi khởi động. Sau đó, menu BIOS sẽ xuất hiện. Tìm tùy chọn USB Mode và đặt ở tốc độ cao nhất có thể. Ví dụ như, nếu máy tính hỗ trợ USB 2.0 thì thiết lập USB Mode trong BIOS nên đặt là 2.0 Mode chứ không phải 1.1 Mode. Thiết lập này cũng có thể được đặt tên khác như là "high speed" USB, tùy vào từng loại BIOS.
Vô hiệu hóa cảnh báo
Nếu không thể khắc phục vấn đề, hay nếu bạn đã xác định được vấn đề nằm ở thiết bị hoặc máy tính và buộc phải sống chung với nó, bạn có thể luôn luôn vô hiệu hóa bóng cảnh báo xuất hiện khi nối USB vào máy tính. Thiết bị vẫn sẽ chạy ở tốc độ thấp hơn trên lý thuyết, nhưng ít nhất thì Windows sẽ không làm bạn khó chịu về nó.
Để làm điều này, mở Device Manager (gõ Device Manager vào Start menu và nhấn Enter), kích chuột phải vào USB host controller dưới Universal Serial Bus controllers và chọn Properties. Bỏ đánh dấu vào Tell me if my device can perform faster trong thẻ Advanced.
Theo vietbao
Dịch vụ độc thời @ Cùng với sự phát triển của các công nghệ hiện đại, các dịch vụ lạ đời ăn theo cũng đồng loạt xuất hiện. Khách hàng chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc máy tính kết nối mạng Internet là được sử dụng những dịch vụ này. Cúng giỗ bằng nhấp chuột Dịch vụ cúng giỗ online cho các ngôi mộ là một hình...