Cải chíp sốt nấm chế biến trong 10 phút
Cải chíp mềm ngọt xanh mướt quyện với nước sốt nấm hương đậm đà khiến cho bữa cơm chiều tan sở muộn trở nên hấp dẫn.
Cải chíp khá phổ biến vào mùa đông ở Việt Nam. Trong những ngày bận rộn hoặc chiều tan làm muộn, một đĩa cải chíp sốt nấm hương tuy đơn giản, làm nhanh nhưng chắc chắn được nhiều người ưa thích!
Cải chíp có tác dụng giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, điều trị thiếu máu, giúp tiêu hóa tốt, ổn định đường huyết và giúp cho làn da mịn màng. Ành: Bùi Thủy.
1. Nguyên liệu:
Phần để luộc rau cải chíp:
- 1 bó rau cải chíp (tầm 450 grams)
- 1 muỗng cà phê muối
- 1/2 muỗng cà phê dầu thực vật
- 1 lát gừng tươi đập dập
- Nước
Phần nước sốt:
- 2 muỗng canh dầu hào
Video đang HOT
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 1 muỗng cà phê đường (tùy thích)
- 1 muỗng cà phê gừng tươi băm nhỏ
- 2-3 tép tỏi, băm nhỏ
- 1 muỗng cà phê dầu mè (sẽ giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn).
- 1 muỗng canh nước
- 2 thìa cà phê bột năng
Nguyên liệu khác:
- 10-12 cái nấm hương tươi. Nếu không có nấm tươi thì bạn dùng nấm hương khô
- 1/2 muỗng cà phê tiêu đen
- 1 1/2 muỗng canh dầu thực vật
- 1/2 hạt nêm rau củ
- 1 muỗng canh hạt mè (vừng) rang để trang trí (tùy chọn). Vừng cũng khiến món ăn trở nên thơm hơn.
Vào mùa đông, cải chíp luôn được nhiều chị em ưu tiên trong thực đơn gia đình. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm:
- Bước 1: Nhặt bỏ lá già, cắt bỏ phần gốc cứng phía dưới. Bạn nhớ lấy lại phần đoạn ngắn ở gốc sẽ tạo hình hoa hồng đẹp mắt. Sau đó, rửa sạch và để ráo nước. Nấm hương tươi rửa với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo và cắt chéo trên mũ nấm tạo hình đẹp mắt. Nếu dùng nấm hương khô thì bạn rửa sạch, ngâm vào nước nóng cho mềm (nhớ để lại phần nước này cho vào nước sốt cho thơm đậm đà).
- Bước 2: Chuẩn bị nước sốt: Trong một bát nhỏ, trộn đều dầu hào, nước mắm, đường, gừng băm nhỏ, dầu mè. Để qua một bên.
- Bước 3: Đun sôi một nồi nước, thêm gừng đập dập cùng chút muối và dầu ăn. Sau đó, cho cải chíp vào luộc trong 2-3 phút cho tới khi vừa chín tới. Vớt ra, xả lại với nước sôi để nguội (mục đích giúp cho rau xanh mướt và giòn hơn). Sau đó, để ráo và vớt ra xếp lên đĩa.
- Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi rồi cho nấm hương vào đảo đều tay cho chín. Sau đó, cho hỗn hợp nước sốt ở trên vào, đảo đều để nước sốt thấm đều vào nấm hương trong 1-2 phút. Hạ nhỏ lửa, khuấy bột năng cùng chút nước cho tan, đổ từ từ vào chảo, vừa đổ vừa khuấy đều cho tới khi nước sốt trở nên sánh đặc, thêm hạt nêm rau củ và nêm nếm lại gia vị cho phù hợp gia đình. Sau đó đổ hỗn hợp nước sốt cùng nấm hương lên đĩa cải chíp và trộn đều, rắc chút hạt tiêu và hạt mè rang (nếu thích).
Món này ăn nóng với cơm trắng rất ngon!
Lưu ý để chọn rau nấu lẩu ngon
Rau là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa lẩu, giúp điều hòa cơ thể, giải nhiệt, giải độc. Tuy nhiên có một số loại rau dễ gây ngộ độc.
Lẩu là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người đặc. Trong mỗi nồi lẩu, rau là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều các loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, trừ nóng và giải độc. Tuy nhiên có một số loại rau dễ gây độc khi dùng ăn lẩu gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy bà nội trợ phải biết cách chọn rau ăn lẩu để có món ăn ngon, an toàn.
Lựa chọn những loại rau lành tính
Các món ăn ngon từ lẩu sẽ an toàn hơn nếu chọn lựa nguyên liệu kỹ càng
Những loại rau dễ ăn, thân thiện với sức khỏe và lành tính như rau cải thảo, cải chíp, cải thìa, mướp đắng, rau muống, tía tô, mướp đắng, ngó sen,...đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt...vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Hạn chế những loại rau dễ gây ngộ độc hoặc dị ứng nhất là với những người có cơ địa dị ứng như dọc mùng; nấm, giá đỗ, hoa bí... Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng..., theo báo Sức khỏe và đời sống.
Sử dụng loại rau đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng
Rau xanh trên thị trường hiện giơ thường được sử dụng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... hay được trồng trong môi trường ô nhiễm bởi bụi bẩn, chất thải độc hại, nguồn nước nhiễm kim loại nặng... Do vậy, cần mua rau ở những cửa hàng rau sạch, rau có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, nên lựa chọn quán lẩu đáng tin cậy, tránh ăn tại những quán vỉa hè, mất vệ sinh.
Để tránh bị ngộ độc khi ăn lẩu, cần phải rửa thật sạch các loại rau, ngâm kỹ trong nước muối hoặc trong dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Đặc biệt khi ăn, cần nhúng rau thật chín kỹ, tránh ăn tái, đề phòng có thể bị ngộ độc, các vi khuẩn, độc tố ở trong rau gây hại cho sức khỏe.
Tránh sử dụng thực phẩm kỵ nhau
Chọn rau cẩn thận để tránh thành thực phẩm kỵ nhau
Có một số nguyên tắc cần lưu ý khi ăn lẩu. Ăn lẩu với các loại hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc... thì không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như ớt, mướp đắng, cà chua... có thể gây ngộ độc chết người.
Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng rất kỵ nhau, tránh dùng chung. Bởi vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Chọn rau phù hợp với món lẩu
Với từng món lẩu, nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn. Ví dụ với lẩu riêu cua, có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau.
Lẩu ốc, các loại rau ăn cùng loại lẩu ốc không thể thiếu được rau tía tô thái nhỏ và rau muống chẻ. Ngoài ra thịt bò, giò tai, đậu cũng là những đồ ăn kèm phù hợp với món này.
Khi làm lẩu vịt hãy chuẩn bị rau muống đã bỏ bớt lá, khi chần, ngọn rau xanh mướt, giòn sần sật. Với món lẩu gà đừng quên loại rau nhúng như bông súng, kèo nào, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, rau muống.., theo báo Gia đình và Xã hội.
Đừng vội chê cải chíp nhạt nhẽo, xào kiểu này 5 phút sau được món ngon xuất sắc Cách nấu rất nhanh, nguyên liệu đơn giản nhưng cải chíp lại trở thành món "đắt khách" trên bàn ăn. Chuẩn bị: - 4 cái nấm đông cô tươi (nấm hương tươi), 5 cây cải chíp, 4 tép tỏi, 1 thìa muối, 1 muỗng canh dầu hào Cách làm: Bước 1: Sơ chế - Nấm hương tươi rửa sạch, thái lát vừa ăn....