Cái chết của bé trai 3 tuổi giữa khu phong tỏa Trung Quốc gây phẫn nộ
Bé trai 3 tuổi tại Trung Quốc ngộ độc khí gas nhưng không được cấp cứu do các quy định về giãn cách xã hội đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi về Zero Covid-19.
Mới đây, tại Trung Quốc, cái chết của cậu bé 3 tuổi sống trong một khu vực bị phong tỏa thuộc thành phố Lan Châu đã làm dấy cuộc tranh luận về cái giá cho chính sách Zero Covid-19 nghiêm ngặt.
Chính quyền thành phố Erdos, thuộc khu tự trị Nội Mông, đã tuyên bố họ sẽ tăng cường công tác ứng phó tình huống khẩn cấp, và “đặt việc cứu người lên trên hết”, sau khi sự việc tại Lan Châu.
Cái chết của bé trai 3 tuổi
Vụ việc xảy ra hồi đầu tuần tại trung tâm của tỉnh Cam Túc thuộc khu vực Tây Bắc của Trung Quốc. Câu chuyện được người cha chia sẻ thông qua các bài viết trên Weibo.
Tuo Shilei cho hay thảm kịch bắt đầu vào khoảng giữa trưa, khi anh phát hiện ra vợ mình bất tỉnh trong nhà. Anh đã cố gắng gọi xe cấp cứu trong khi sơ cứu cho vợ. May mắn, sau khoảng 20 phút, Tuo đã có thể hồi sức thành công cho vợ.
Ngay sau đó, Tuo phát hiện ra con trai của họ cũng đang nằm bất tỉnh trên giường. Anh cố gắng sử dụng phương pháp sơ cứu tương tự để hồi sức cho con nhưng không thành công,
Tuo cho biết anh đã nhiều lần cố gắng gọi xe cấp cứu, cảnh sát và trung tâm cộng đồng nhưng không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào.
Trong khi đó, chiếc xe cấp cứu, vốn được thông tin là đã điều động trước đó 40 phút cho vợ anh, vẫn chưa đến.
Một khu dân cư tại Trung Quốc bị phong tỏa trong đợt bùng phát mới nhất của đại dịch. Ảnh: Reuters.
Với sự giúp đỡ của một số người hàng xóm, Tuo đã có thể trèo qua một hàng rào phức hợp và cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ tại một trạm kiểm soát gần đó. Tuy nhiên, anh bị từ chối và được yêu cầu tiếp tục gọi xe cấp cứu.
“Lúc đó, con tôi vẫn còn thở”, Tuo viết trên Weibo.
Video đang HOT
Cuối cùng, Tuo đã tìm thấy một chiếc taxi với sự giúp đỡ của cảnh sát và người dân. Khoảng 10 phút sau, Tuo và con trai đến bệnh viện nhưng đã quá muộn.
Theo báo cáo của Caixin, cậu bé đã qua đời lúc 15h. Người vợ được điều trị tại cùng bệnh viện và hiện trong tình trạng ổn định.
“Nếu con tôi có thể được đưa đến bệnh viện sớm hơn, nó có thể đã được cứu”, Tuo nói trên Weibo.
Tính đến tối 2/11, Tuo cho biết chính quyền địa phương đã không có bất kỳ liên lạc nào với anh.
“Tôi hy vọng cơ quan chức năng có thể phản hồi trực tiếp cho tôi. Tại sao họ không cho tôi vào trung tâm cấp cứu? Tại sao họ lại yêu cầu tôi chờ thông báo từ các quan chức cấp cao?”, người đàn ông đặt câu hỏi.
Trong những tuần gần đây, Lan Châu phải trải qua một làn sóng bùng phát dịch Covid-19. Ngôi nhà của gia đình anh Tuo này nằm trong một khu vực bị phong tỏa.
Trong ngày 1/11, thành phố không ghi nhận thêm bất kỳ trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, đến nay, Lan Châu đã ghi nhận 51 ca nhiễm nCoV không triệu chứng, 29 trong số đó là đến từ quận Qilihe – nơi gia đình của anh Tuo sinh sống.
Trong thông báo cùng ngày, cảnh sát địa phương kết luận: “Việc sử dụng bếp gas không đúng cách đã gây ra cái chết của bé trai 3 tuổi do ngộ độc khí carbon monoxide”.
Trong tuyên bố mới nhất của chính quyền hôm 3/11, nhà chức trách Lan Châu thừa nhận cái chết cho thấy “việc xử lý sự cố kém, khả năng ứng phó khẩn cấp chưa tốt và phong cách làm việc cứng nhắc”.
Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố không cho rằng có bất kỳ hành vi sai trái nào trong vụ việc và thông tin một cuộc điều tra đang được thực hiện.
Nhà chức trách cho biết kết quả điều tra hiện tại cho thấy một cuộc gọi xe cấp cứu đã được thông báo lúc 12h18 nhưng xe cấp cứu vẫn chưa được điều động đến tận 14h14. Trong lúc đó, nhân viên y tế đã cố gắng hướng dẫn Tuo thông qua đường dây trực tuyến.
Cũng trong ngày 2/11, một tờ báo địa phương đưa tin chính quyền Lan Châu đã yêu cầu các quan chức tại đây không nên đơn giản hóa thủ tục và cần linh hoạt hơn, tránh thực hiện máy móc một phương pháp tiếp cận với tất cả trường hợp để kiểm soát tốt đại dịch. Thêm vào đó, cần tránh thái độ thẳng thừng và thờ ơ trước vấn đề của người dân.
Tiếp tục tranh cãi Zero Covid-19
Cái chết của cậu bé 3 tuổi tại Lan Châu đã làm dấy lên cuộc tranh luận trực tuyến về chính sách Zero Covid-19 nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc cũng như áp lực từ quan chức địa phương để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm cao.
“Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch và kiểm soát bởi chính quyền, rất khó để rời khỏi nhà và tiếp xúc với cộng đồng. Ngay cả khi bạn cần đến bệnh viện, rất khó để được chăm sóc nếu không đủ các yêu cầu về nồng độ axit nucleic”, một người dùng Weibo bình luận.
“Dịch bệnh bùng phát khiến việc khám chữa bệnh khó khăn gấp nhiều lần… Đây thực sự là một bài học lặp lại nhiều lần nhưng không có lời giải”, một người dùng khác nói.
Nhiều người bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Thảm kịch của gia đình anh Tuo cũng nhắc công chúng nhớ lại về hàng loạt ca tử vong vào đầu năm nay đã xảy ra ở các thành phố khác cũng bị phong tỏa.
Vào tháng 3, Zhou Shengni, y tá tại Bệnh viện Đông Thượng Hải, đã đến bệnh viện mình làm việc để được giúp đỡ trong tình trạng khó thở sau một cơn hen suyễn.
Tuy nhiên, người này đã không may tử vong sau khi bị từ chối tiếp nhận với lý do phòng cấp cứu đóng cửa để khử trùng.
Đầu tháng 1, khi Tây An ở tỉnh Thiểm Tây thuộc miền Trung của Trung Quốc, đang chống lại một đợt bùng phát dịch Covid-10, 2 phụ nữ mang thai đã mất con sau khi gặp phải những quy định hạn chế liên quan đến nCoV khiến họ bị trì hoãn điều trị.
Cả 2 người phải tiếp tục chờ đợi dù đang chảy máu. Sau đó, 2 thai phụ này bị từ chối vào bệnh viện vì không có kết quả xét nghiệm Covid-19 hợp lệ hoặc họ sống trong “khu vực nguy cơ được quản lý”.
Vào thời điểm được nhập viện, họ đã mất đứa con của mình.
Sau vụ việc, một số nhân viên tại các bệnh viện đã bị sa thải hoặc đình chỉ. Kể từ đó, các quy tắc liên quan phòng dịch Covid-19 đã được sửa đổi để cho phép cơ sở y tế cung cấp “luồng xanh” cho phụ nữ mang thai và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Nhiều lo ngại sau khi Trung Quốc phong toả thành phố 21 triệu dân để chống dịch COVID-19
Theo David Qu, chuyên gia kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu kinh tế Bloomberg Economics, việc "bế quan tỏa cảng" Thành Đô được ví như một đòn đánh khác giáng vào nền kinh tế Trung Quốc vốn đang phải vật lộn với một loạt cú sốc.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Thành Đô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc Trung Quốc phong tỏa một trong những thành phố lớn nhất là Thành Đô để tiến hành xét nghiệm COVID-19 từ ngày 1/9 đã làm dấy lên những lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Lệnh phong tỏa kéo dài trong vòng 4 ngày đối với thành phố 21 triệu dân được cho là sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng trong khu vực, đồng thời tác động đến tâm lý người dân trên toàn quốc.
Lệnh giới nghiêm có thể gia hạn nếu thành phố phát hiện thêm các ca nhiễm COVID-19 mới.
Thành phố Thành Đô đóng góp 1,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc và là thành phố lớn thứ 6 của nước này, sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu và Trùng Khánh.
Thành Đô cũng là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nơi đang phải hứng chịu những đợt hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng trong những tuần gần đây. Tháng trước, một cuộc khủng hoảng điện do hậu quả của tình trạng nắng nóng gay gắt đã khiến một số nhà máy thuộc tỉnh này phải đóng cửa.
Chính vì vậy, việc "bế quan tỏa cảng" Thành Đô được ví như một đòn đánh khác giáng vào nền kinh tế vốn đang phải vật lộn với một loạt cú sốc, David Qu, chuyên gia kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu kinh tế Bloomberg Economics, viết trong một báo cáo.
Cũng theo chuyên gia này, mặc dù đóng cửa Thành Đô sẽ không gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế như đợt đóng cửa Thượng Hải trong hai tháng đầu năm nay, nhưng động thái này sẽ tác động rộng rãi đến tâm lý người dân và tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh tế.
Bên cạnh đó, các số liệu kinh tế của Thành Đô là không quá khả quan. Giai đoạn tháng 1-7/2022, doanh số bán lẻ và nguồn thu của chính quyền thành phố giảm, trong khi sản lượng công nghiệp cũng hạ nhiệt.
Trong sáu tháng đầu năm, Thành Đô chỉ ghi nhận tăng trưởng kinh tế 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức 13,1% của cùng kỳ năm 2021.
Thành Đô không phải là thành phố lớn duy nhất của Trung Quốc hiện đang siết chặt các biện pháp kiểm soát virus SARS-CoV-2. Các thành phố Thiên Tân và Thạch Gia Trang ở gần Bắc Kinh, và thành phố Đại Liên ở phía Đông Bắc nước này cũng đã lần lượt đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn.
Một số quận thuộc trung tâm công nghệ và sản xuất của Trung Quốc là thành phố Thâm Quyến cũng đã công bố các biện pháp đối phó nghiêm ngặt hơn đối với đại dịch.
Các chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chính Nomura Holdings Inc. đã viết trong một báo cáo rằng: "Các điểm nóng (về COVID-19) đang chuyển dịch ra khỏi một số vùng và thành phố xa xôi - có vẻ ít quan trọng hơn về mặt kinh tế - sang các tỉnh, thành có vai trò lớn hơn nhiều đối với nền kinh tế quốc gia của Trung Quốc".
Đặc khu kinh tế của Trung Quốc quyết tâm dập dịch COVID-19 Với gần 18 triệu dân, chính quyền thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc huy động mọi nguồn lực để dập dịch COVID-19, yêu cầu các địa phương siết chặt công tác xét nghiệm, kiểm tra thân nhiệt và tiến hành phong tỏa các tòa nhà có ổ dịch. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Thâm...