Cái chết bí ẩn của nữ phóng viên & sự sụp đổ của đế chế ông trùm
Ireland là một quốc gia yên bình. Thế nhưng vào mùa hè năm 1996, sự yên bình của xứ sở 6,5 triệu dân này bị xé toạc bởi cái chết của nữ nhà báo Veronica Guerin.
Thậm chí sự kiện này đã tác động đến hệ thống pháp luật của cả châu Âu, để rồi dẫn đến sự ra đời của một chiến dịch bảo vệ nhân chứng. Châu Âu không muốn tái hiện nỗi đau nào tương tự…
Có rất nhiều vụ án mạng xảy ra mà nguyên nhân chỉ vì những lý do tưởng chừng như rất hoang đường, nhưng lại gây chấn động thế giới, thậm chí còn tác động rất lớn đến đời sống xã hội, hệ thống tư pháp…
Loạt bài 10 vụ án mạng gây chấn động sau đây sẽ lột tả chân thực những gì xảy ra trong các vụ trọng án, vốn đã đi vào lịch sử nhân loại.
Cái chết của nữ phóng viên & sự thất bại của công lý
Veronica “Ronnie” Guerin là nhà báo có tiếng tại Ireland. Cô làm việc cho tờ Sunday Independent. Luôn đi đầu trong cuộc chiến chống lại cái ác, các thế lực hắc ám, Veronica thực sự là hiện thân của công lý. Với những loạt bài điều tra đình đám, có khả năng tác động mạnh mẽ đến xã hội, Veronica và ngòi bút của mình lại là tử thần của các tổ chức tội phạm ở Ireland, vốn đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ trong thế giới ngầm.
Nữ nhà báo Veronica Guerin luôn đi đầu trong cuộc chiến chống tội phạm
Thế rồi vào ngày 26/6/1996, những tiếng đạn chát chúa ở Dublin như xé toạc sự yên bình của cả Ireland. Trong chiếc xe của mình, Veronica đang chờ cơn tắc đường ở Dublin qua đi. Nhưng sau những tiếng đạn ấy, nữ nhà báo nổi tiếng của Ireland gục xuống vô-lăng. Cô mãi mãi không bao giờ tỉnh lại.
Ở thời điểm Veronica “Ronnie” Guerin bị bắn, cả châu Âu còn đang sục sôi với EURO 1996. Và hôm đó là ngày diễn ra trận bán kết huyền thoại giữa ĐT Anh và ĐT Đức. Thế nhưng giữa bầu không khí náo nhiệt, không ít người đã lặng đi khi đọc dòng tin về cái chết của một trong những nhà báo tài danh của châu Âu. Veronica sinh năm 1958 tại Dublin. Khi mất, cô chỉ mới 37 tuổi, còn cả một cuộc đời rất dài ở phía trước, nơi công chúng vẫn ngày ngày chờ đợi những bài điều tra đanh thép.
Thực ra, cái chết của Veronica một phần đã được “báo trước”. Cô nhiều lần là mục tiêu tấn công của các tổ chức tội phạm. Nhà riêng của cô từng bị bắn. Trùm ma túy John Gilligan – kẻ độc tài ở Dublin, người đã tạo ra cả một đế chế ở xứ sở này, từng đấm vào mặt Veronica, đe dọa sẽ lấy mạng đứa con trai 6 tuổi của cô. Nhưng những nỗ lực đe dọa của các thế lực hắc ám chỉ càng khiến cho Guerin tức giận, càng trở nên hăng hái hơn trong cuộc chiến chống lại cái ác, tiếp tục phanh phui những sự thật mà đám tội phạm muốn chôn vùi trong bóng tối.
Video đang HOT
Cái chết của nhà báo Veronica Guerin là một cú sốc với người Ireland
Đế chế của ông trùm Gilligan sụp đổ
Cái chết của nữ nhà báo Veronica Guerin thực sự là một vụ nổ trong mùa hè 1996 ở Ireland, có sự tác động còn lớn hơn cả chức vô địch EURO 1996 của ĐT Đức. Tờ ListVerse khẳng định, cuộc điều tra về vụ tấn công nữ nhà báo Guerin là cuộc điều tra lớn nhất trong lịch sử điều tra tội phạm Ireland. Nó có tác động sâu rộng và trực tiếp lên đời sống xã hội Ireland, khiến tất cả phải rúng động. Ở đâu đó, không ít người đã mất niềm tin vào công lý, đã sợ hãi và đầu hàng trước cái ác.
Trùm ma túy John Gilligan dĩ nhiên là nghi can số 1. Thế nhưng làm thế nào để có thể vạch trần tội ác của gã độc tài cầm đầu băng đảng tội phạm lớn nhất Ireland, đó không phải điều dễ dàng. Nó khó khăn như chính việc người Ireland phải chấp nhận sự thật rằng Ronnie không còn nữa.
Trùm ma túy John Gilligan đã phải trả giá cho tội ác của mình
Các nhà chức trách biết rằng họ phải đưa vụ việc này ra ánh sáng. Cả một hệ thống pháp luật, cả một đội ngũ cảnh sát được huy động cho vụ đại án mang tên Veronica Guerin. Trùm ma túy John Gilligan nỗ lực lấp liếm tội trạng của mình bằng một kế hoạch ám sát tinh vi. Nhưng sau một quá trình dài đấu tranh chống lại cái ác, cuối cùng John Gilligan và đám chân tay thân tín của mình đều đã bị đưa ra trước ánh sáng công lý hoặc vì tội giết người, hoặc là buôn bán ma túy. Xứ sở Ireland, sau vụ án ấy đã trở nên yên bình hơn, bởi tổ chức tội phạm khét tiếng do John Gilligan làm ông trùm đã bị triệt phá hoàn toàn.
Nhưng vụ án mang tên Veronica Guerin và sự tác động không dừng lại tại đó. Sau cái chết của nữ nhà báo tài danh, Nghị viện Ireland quyết định thành lập Cục Tài sản hình sự (Criminal Assets Bureau – CAB), dành để tịch thu bất cứ tài sản nào được tìm thấy thông qua các vụ phạm tội. Họ cũng thiết lập một chương trình bảo vệ nhân chứng, để những người muốn chống lại cái ác sẽ không phải trải qua số phận bi thảm như Veronica Guerin nữa.
Rất nhiều kẻ tội phạm đã phải chạy trốn khỏi Ireland. Và tính đến năm 2014, CAB đã thu giữ, đóng băng tổng số tài sản lên tới 107 triệu euro, là kết quả của các vụ điều tra tội phạm của giới chức trách. Rất nhiều quốc gia khác của châu Âu cũng học hỏi Ireland, thành lập các cơ quan tương tự như CAB. Nhờ chương trình ấy, tình trạng phạm tội ở lục địa già được kiểm soát đáng kể.
Theo Danviet
Sóng thần Indonesia: Đánh bại tử thần để giành sự sống
Những người sống sót kỳ diệu trong trận sóng thần kinh hoàng ở Indonesia đêm 22.12 đã kể lại cuộc chiến của họ với tử thần để giành giật sự sống giữa biển nước mênh mông, theo BBC.
Tôi cố bám vào một chiếc ghế băng
Chủ cửa hàng Rudi Herdiansyah, người thoát chết kỳ diệu trong trận sóng thần tối 22.12 ở Indonesia. Ảnh BBC.
Chủ cửa hàng Rudi Herdiansyah ở Cinangka, huyện Serang, tỉnh Banten chia sẻ, bãi biển vẫn êm ả, yên bình vào đêm 22.12 nhưng rồi đột nhiên anh nghe thấy "tiếng động rất lớn từ phía biển".
Ngay sau đó, một bức tường nước khổng lồ đập vào cửa hàng bên bờ biển của anh. Không kịp đề phòng, Herdiansyah bị sóng cuốn phăng và bị nhấn chìm xuống sâu dưới biển nước lạnh lẽo 3 lần.
May thay, vì đã từng tham gia cuộc diễn tập đối phó với sóng thần nên trong tình huống thập tử nhất sinh, anh Herdiansyah vẫn cố giữ bình tĩnh và tìm mọi cách tóm lấy bất cứ thứ gì có thể giúp anh sống sót xung quanh.
"Tôi bám được vào một chiếc ghế băng và sống sót. Ơn trời, tôi đã không bị va đập vào các mảnh vỡ", chủ cửa hàng người Indonesia chia sẻ với BBC và cho biết thêm rằng, gia đình anh sẽ sơ tán đến nhà người thân ở Cipacung, Serang, cho đến khi biết chắc tình hình không còn nguy hiểm nữa.
Tôi sợ mình sẽ chết
Azki Kurniawan, 16 tuổi cho biết, tối 22.12, cậu đang cùng 30 học sinh khác tham dự một khóa huấn luyện tại khách sạn Patra Comfort ở khu nghỉ mát nổi tiếng trên bãi biển Carita, Java thì nhiều người bất ngờ xông vào sảnh la lớn: "Nước biển đang dâng lên".
Kurniawan cho biết, cậu không biết chuyện gì đang xảy ra vì không hề thấy có động đất. Cậu vội chạy đến bãi đỗ xe để lấy xe máy nhưng khu vực này đã bị ngập.
Quang cảnh tan hoang trên bãi biển Carita ở Pandeglang, tỉnh Banten, Indonesia sau trận sóng thần tối 22.12. Ảnh BBC.
"Đột nhiên, con sóng cao tới 1m đánh thẳng vào người tôi. Tôi ngã nhào xuống và nước cuốn phăng tôi. Tôi bị cuốn va vào một hàng rào của một tòa nhà cách bãi biển khoảng 30m. Tôi lập tức bám chặt lấy hàng rào, cố chống lại dòng nước đang cố cuốn tôi ra biển. Tôi đã bật khóc vì sợ hãi. Đây là sóng thần ư? Tôi sợ mình sẽ chết", Kurniawan kể lại khoảnh khắc cậu chiến đấu với tử thần để giành giật sự sống giữa biển nước.
Có tận 2 đợt sóng
Oystein Lund Andersen, nhiếp ảnh gia núi lửa người Na Uy cho biết, anh đang ở trên bãi biển Anyer ở Tây Java một mình và cố chụp lại khoảnh khắc núi lửa Krakatau phun trào thì đột nhiên thấy một trận sóng lớn tràn vào bờ.
Andersen vội vàng bỏ chạy về khách sạn, nơi vợ và con trai anh đang say giấc và đánh thức mọi người dậy.
"Có hai đợt sóng. Đợt sóng đầu tiên không quá mạnh. Tôi có thể chạy thoát khỏi nó. Khi chạy về đến khách sạn, nhìn qua cửa sổ, tôi thấy đợt sóng thứ 2 lớn hơn nhiều đang ập đến. Đợt sóng này ập vào khách sạn. Các ô tô đều bị cuốn trôi ra ngoài đường. Gia đình tôi và những người khác trong khách sạn chạy thẳng vào rừng - nơi đất cao hơn để trốn", nhiếp ảnh gia người Na Uy cho biết.
Asep Perangkat, người cũng vừa thoát chết thần kỳ trong trận sóng thần tối 22.12 tiết lộ, tất cả những người chạy trốn vào rừng đều an toàn, giữ được mạng sống.
Giới chức Indonesia cho biết, số người chết vì sóng thần đêm 22.12 tính đến tối 24.12 đã lên tới ít nhất 373 người, 1.459 người bị thương và 128 người vẫn mất tích. Cảnh báo sóng lớn sẽ được duy trì tới ngày 26.12. Hơn 12.000 người được sơ tán đến nơi có địa hình cao trên đảo Java và Sumatra, đề phòng những đợt sóng thần tiếp theo.
Theo Danviet
Sống - chết với "tử thần chiến tranh" LTS: Quảng Trị - vùng đất nhỏ từng là nơi chia cắt hai vùng giới tuyến không chỉ mất mát nặng nề trong chiến tranh mà còn gánh chịu vô vàn nỗi đau trong thời bình do bom đạn còn sót lại phát nổ. Tuy nhiên, với ý chí mạnh mẽ cùng sự giúp đỡ của xã hội, nhiều mảnh đời bất hạnh...