Cải cầu vồng vừa đẹp vừa ngon, chị em nên xem ngay mà trồng
Chính vẻ ngoài “sặc sỡ” của cải cầu vồng mà nhiều người lầm tưởng đây là loại cây được trồng làm cảnh, nhưng thực sự chúng có thể ăn được và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Hình dáng của cải cầu vồng không khác nhiều so với những loại cây họ cải là mấy. Cải cầu vồng là loại cây thân thảo, có lá mọc so le nhau. Các đường gân lá được nối với những đoạn thân nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, cam, trắng…
Cải cầu vồng không chỉ đẹp mà còn rất giàu chất dinh dưỡng.
Cải cầu vồng cực dễ trồng. Hơn nữa, cải cầu vồng còn có thể trồng như cây lâu năm vì một bụi của chúng có thể sống được vài năm nếu chăm sóc tốt. Vì vậy nếu còn đang băn khoăn không biết trồng loại cây gì sắp tới thì bạn hãy thử trồng loại rau này nhé.
Do sở hữu ngoại hình bắt mắt nên cải cầu vồng còn có thể làm cảnh.
1. Chuẩn bị:
Hạt giống: Cải cầu vồng được trồng hoàn toàn bằng hạt giống. Tuy nhiên, đây là loại giống nhập ngoại nên bạn hãy tìm mua tại những cửa hàng phân phối hạt giống uy tín để cho chất lượng tốt.
Cải cầu vồng được trồng hoàn toàn bằng hạt giống.
Đất trồng: Cải cầu vồng không thích hợp trồng trong đất chua, nên trồng rau này trong loại đất giàu dinh dưỡng và có độ ẩm cao, khả năng thoát nước tốt.
Phân bón: Nên chọn phân hàm lượng dinh dưỡng tốt. Có thể là phân chuồng hoai mục, phân xanh hay các loại phân được bày bán có ghi rõ thành phần đều được cả.
2. Qúa trình gieo trồng
Cải cầu vồng rất dễ sống nên bạn có thể gieo trực tiếp hạt giống vào chậu, thùng xốp, thậm chí là trồng ngay trong vườn hoặc chuẩn bị giá để trồng gieo hạt cho đến khi thành cây con rồi đem ra ngoài vườn trồng.
Video đang HOT
Gieo hạt giống vào từng ô, mỗi ô một hạt, chú ý gieo sâu khoảng 1,5cm.
Sau khi gieo, hãy dùng bình xịt phun nước làm ẩm bề mặt rồi để ở nơi thoáng mát. Nếu thời tiết thuận lợi chỉ khoảng 1 tuần là số hạt giống này sẽ nảy mầm hết.
Khi cây con đạt chiều cao khoảng 10cm và ra nhiều lá, bạn nên di chuyển chúng tới nơi có diện tích đất rộng hơn để chúng sinh trưởng và phát triển được tốt nhất.
Trước khi trồng xuống đất, hãy bón lót chút phân bón hữu cơ cho cây mau bén rễ. Khi cây cao khoảng 20cm thì tiến hành tỉa cây.
Khoảng cách giữa 2 cây là từ 20 – 30cm để tán lá có thể phát triển tốt nhất.
Cũng giống như các loại cây rau khác, cải cầu vồng rất ưa độ ẩm. Chúng cần phải được cung cấp nước thường xuyên để phát triển, nhất là những tháng mùa hè. Bạn tiến hành tưới nước cho cây 2 lần một ngày vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Cải cầu vồng là loại cây ưa sáng.
Cải cầu vồng ưa sáng, do đó khi trồng bạn nên chọn nơi đón được nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt nhất. Có thể được trồng rau trong chậu nhỏ, trước sân nhà, trên ban công,… Đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng thì cây càng phát triển và dễ dàng “phô bày” hết vẻ đẹp của mình.
Tuy khá dễ trồng nhưng cải cầu vồng vẫn có thể bị tấn công bởi một số bệnh hại và côn trùng. Loại bệnh thường gặp là bệnh đốm lá, lúc nãy trên mặt lá sẽ xuất hiện những vết đốm nâu hoặc đen.
Cải cầu vồng bị sâu bệnh tấn công.
Ngoài ra còn để ý những loại côn trùng như rệp, bọ, ốc sên,… Chúng thường hoạt động vào buổi đêm, bò lên cải ăn lá và thân. Do đó bạn cần tìm và loại bỏ những con côn trùng này càng sớm càng tốt trước khi chúng phá hoại cả vườn cải của bạn.
4. Thu hoạch
Chỉ khoảng 65 ngày kể từ ngày gieo hạt giống là bạn có thể thu hoạch những cây cải đầu tiên. Cải cầu vồng trưởng thành có thể cao đến 50cm. Khi thu hoạch có thể hái cả cây hoặc hái lá từ ngoài vào trong để lại những lá non để cây tiếp tục lớn.
Khi lá cải to, thân mập mạp, có kích cỡ vừa ăn thì chúng ta bắt đầu thu hoạch.
Theo Khám Phá
Cách trồng cà tím trong thùng xốp cho quả sai trĩu cành
Nếu bạn là một tín đồ của món canh cà tím, cà tím nhồi đậu phụ,... thì tại sao không bớt chút thời gian trồng cà tím ngay trong thùng xốp để khi thèm chỉ việc "nhón tay" ra hái?
Cà tím không chỉ là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn được coi là thần dược có tác dụng ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như phòng ngừa ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch, kiểm soát tiểu đường,... Tuy nhiên đứng trước tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay thì tự tay trồng cà tím trong thùng xốp sẽ là cách làm an toàn nhất, vừa đảm bảo chất lượng vừa làm xanh không gian sống cho ngôi nhà.
Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức là bạn đã có ngay những cây cà tím sai lúc lỉu.
Cà tím cũng khá dễ trồng vì vậy các "nông dân" hãy tham khảo cách trồng sau đây để bổ sung thêm một loại cây vào khu vườn của mình nhé.
1. Chuẩn bị
Hạt giống: Chọn những quả cà tím lớn đều, dài và không sâu bệnh để làm giống. Tách phần thịt quả chứa hạt cà vào một cái khay và đổ ngập nước. Ngâm chúng trong vòng một vài tiếng cho phần thịt quả nở bung ra. Dùng vợt lưới lọc bỏ phần nổi bên trên, những hạt quả nặng hơn sẽ chìm xuống dưới.
Các bước tách hạt giống.
Đất trồng: Khi trồng cà tím đòi hỏi đất trồng phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước. Bạn cũng có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa...
2. Gieo trồng
Do hạt cà tím có vỏ gỗ cứng, tương đối dày nên phải xử lý trước khi gieo bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 1 ngày. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi ủ trong vải ẩm cho nứt nhanh.
Đem hạt đã ủ gieo từ 2-3 hạt vào một ô ở giá gieo hạt hoặc bầu.
Sau đó lấp 1 lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Khi cây con trồng trong bầu có từ 5 đến 6 lá thật và cao khoảng 6-8cm thì chọn ra những cây khoẻ mạnh nhất rồi đem trồng ra chậu hoặc thùng xốp. Sau khi cấy xong tưới nước cho cây và che phủ trong vòng 1 tuần.
3. Chăm sóc và thu hoạch
Cà tím ưa nước, vì vậy thời gian đầu cần phải tưới nước hàng ngày. Cà được tưới đủ nước sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả.
Sau khoảng 20 ngày "chuyển nhà mới", cây sẽ bắt đầu cho ra hoa và cây sẽ đạt chiều cao khoảng 60cm. Lúc này hãy tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành, hạn chế chiều cao để cà cho ra nhiều quả.
Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ.
Ngoài ra cũng cần chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa chấm, nhện đỏ, rệp...
Chỉ sau 60-70 ngày gieo trồng là có thể thu hoạch lứa cà tím đầu tiên.
Sau 60-70 ngày trồng là cà tím có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Không nên thu hoạch lúc quả quá già bởi ăn sẽ không ngon.
Theo Khám Phá
Thu hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng "nhân sâm của sa mạc" Giông cây quy trươc kia vôn chi moc hoang nay đa trơ thanh nông san chât lương cao, đem lai gia tri kinh tê dôi dao. Abulizi Simayi la môt nông dân ơ vung Turpan, Tân Cương Trung Quôc. Nhin bê ngoai chât phac, nươc da tôi mau va trang phuc gian di cua anh, it ai biêt Abulizi la môt ty phu...