Cải cách thuế toàn cầu: Dù thiệt hại nặng nhưng kinh tế Ireland có thể vẫn đứng vững
Các cải cách thuế trên toàn cầu đang mang lại kết quả và về lý thuyết, Ireland là nước chịu thiệt hại nhất khi nền kinh tế nhỏ ở châu Âu này mở cánh cửa cho các công ty đa quốc gia của Mỹ.
Ngày 1/7, 130 quốc gia trên thế giới đã đồng ý về quy định áp mức thuế tối thiểu trên phạm vi toàn cầu và phân bổ lại doanh thu từ thuế đối với các tập đoàn lớn, có lợi nhuận cao. Kế hoạch cải cách thuế toàn cầu bao gồm hai phần: quy định áp mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các doanh nghiệp và quy định một loại thuế kỹ thuật số áp dụng cho các doanh nghiệp kỹ thuật số trên toàn cầu.
Đường phố tại thủ đô Dublin của Ireland. (Nguồn: Dublin Live)
Việc áp mức thuế tối thiểu 15% có nghĩa là nếu một tập đoàn và các công ty con nộp thuế ở nước ngoài dưới mức tối thiểu, họ sẽ tiếp tục phải nộp khoản chênh lệch so với mức tối thiểu tại chính quốc gia của họ. Từ đó, việc chuyển lợi nhuận sang các quốc gia khác có mức thuế thấp hơn mức tối thiểu sẽ không còn hấp dẫn với các doanh nghiệp nữa.
Ireland đã duy trì mức thuế 12,5% kể từ năm 2003 và là nơi đặt trụ sở tại châu Âu của một loạt công ty của Mỹ, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ và dược phẩm, với lợi nhuận tăng vọt trong đại dịch. Đây là một trong chín quốc gia từ chối ký vào thỏa thuận về thuế tối thiểu 15%, dù bày tỏ sự ủng hộ.
Video đang HOT
Một số nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Ireland quá phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia như Facebook, Apple và Google. Chỉ 10 công ty đóng đến 51% tiền thuế doanh nghiệp tại Ireland trong năm 2020. Trong năm 2019, tiền thuế doanh nghiệp chiếm 15,7% nguồn tài chính của nước này.
Bộ Tài chính Ireland nhận định nước này sẽ thiệt hại 2 tỷ Euro (2,4 tỷ USD) mỗi năm từ năm 2025 nếu thuế doanh nghiệp tối thiểu được áp dụng trên toàn cầu.
Công ty nghiên cứu Oxford Economics cho rằng các cải cách thuế sẽ khiến Ireland trở thành một trong những nước có mức nợ lớn nhất ở châu Âu và nước này cũng đối mặt với sự gián đoạn do Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, Giáo sư kinh tế Lucie Gadenne thuộc Đại học Warwick của Anh cho rằng các nước có thể bằng khả năng thương lượng để có được những miễn trừ từ thỏa thuận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ireland đang nỗ lực tối đa hóa năng lực thương lượng bằng việc gây sức ép lên các cuộc đàm phán ở cấp độ EU.
Theo ông John FitzGerald thuộc trường đại học Trinity College Dublin, một cựu ủy viên của Ngân hàng Trung ương Ireland, các lo ngại của Ireland đã bị thổi phồng. Ông cho rằng không có lý do để không thông qua thỏa thuận nếu Mỹ thực thi, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng thuế tối thiểu sẽ dừng “cuộc đua xuống đáy” về thuế doanh nghiệp. Ông FitzGerald nói không một công ty nào có thể có kết quả kinh doanh tốt hơn nếu rời Ireland khi mức thuế tối thiểu được áp dụng trên toàn cầu.
Thuế doanh nghiệp chỉ là một yếu tố đứng sau mức tăng trưởng ấn tượng của Ireland trong những thập niên gần đây và sức hấp dẫn của nước này với các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với các yếu tố khác là giáo dục chất lượng cao, người dân nói tiếng Anh và cơ sở hạ tầng tốt.
G7 sẽ cung cấp 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho thế giới
Các nhà lãnh đạo nhóm G7 ngày 13/6 đạt được tiếng nói chung trên các vấn đề về vaccine Covid-19, chống biến đổi khí hậu và thách thức từ Trung Quốc, theo Reuters.
Cụ thể, lãnh đạo các nước thành viên G7 đã đạt được sự đồng thuận về kế hoạch cung cấp hơn 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Nhóm này cũng cam kết giúp thúc đẩy nền kinh tế của các nước đang phát triển song vẫn nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo G7 đồng thời nhất trí về việc thách thức "các hoạt động kinh tế phi thị trường" từ phía Trung Quốc.
Trong thông cáo của khối được công bố hôm 13/6, G7 cho biết: "Đối với Trung Quốc và sự cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến về các phương pháp tiếp cận tập thể đối với những chính sách phi thị trường đầy thách thức, vốn làm suy yếu hoạt động công bằng và minh bạch của nền kinh tế toàn cầu".
G7 cũng ủng hộ mức thuế tối thiểu ít nhất là 15% đối với các công ty đa quốc gia lớn để ngăn chặn tình trạng sử dụng "ốc đảo thuế" để trốn thuế. Ốc đảo thuế là các quốc gia và vùng lãnh thổ không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp tính trên thu nhập hoặc tài sản.
Lãnh đạo nhóm G7 chụp ảnh lưu niệm tại sau buổi họp mặt kéo dài 3 tiếng ở hạt Cornwall, miền Tây Nam nước Anh. Ảnh: AP.
Phát biểu khi kết thúc hội nghị ở Cornwall, Thủ tướng Anh Boris Johnson ca ngợi "mức độ hòa hợp tuyệt vời" giữa các thành viên trong khối dù đây là lần họp mặt trực tiếp đầu tiên sau 2 năm.
Thủ tướng Johnson cũng cho biết G7 sẽ chứng minh giá trị của dân chủ và nhân quyền và giúp "các quốc gia nghèo nhất trên thế giới phát triển bản thân theo hướng sạch, xanh và bền vững".
"Chúng tôi cảm thấy chưa đủ nếu chỉ nghỉ ngơi và nói về tầm quan trọng của những giá trị mà chúng tôi đã đạt được", thủ tướng Anh nói với báo giới.
"Và đây không phải là việc áp đặt các giá trị của chúng tôi lên phần còn lại của thế giới", ông Johnson nói thêm. "Với tư cách G7, những gì chúng tôi cần làm là chứng minh những lợi ích của dân chủ, tự do và nhân quyền cho phần còn lại của thế giới".
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg tại Nga Ngày 3/6, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 24 đã chính thưc khai mạc tại thành phố lớn thứ hai của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg (SPIEF) ngày 7/6/2019. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN Vơi chủ đề "Lại cùng nhau - Nền kinh tế thực mới"...