Cải cách hành chính, sao Tổng cục Thủy lợi, Cục BVTV tăng thủ tục?
Phát biểu tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách hành chính của Bộ NNPTNT, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho rằng, trong khi có 7 đơn vị thuộc bộ tích cực cắt giảm các thủ tục hành chính thì cũng có 7 đơn vị tăng thủ tục hành chính như Tổng cục Thủy lợi, Cục Bảo vệ thực vật .
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) phải lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm thước đo.
“Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới vẫn là đẩy mạnh cắt giảm các TTHC để giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp, bởi dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Đơn cử, dù chúng ta đã giảm từ 500 TTHC xuống còn 392 TTHC nhưng việc thực hiện cắt giảm ở từng đơn vị có sự khác biệt. Trong hơn 1 năm qua có 7 đơn vị trực thuộc Bộ tích cực giảm TTHC, ví dụ Tổng cục Lâm nghiệp giảm từ 128 thủ tục xuống còn 38 nhưng vẫn có 7 đơn vị tăng TTHC, trong đó có Tổng cục Thủy lợi, Cục Bảo vệ thực vật” – ông Tuấn nêu ví dụ.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính của Bộ NNPTNT.
Giải thích về việc tăng các thủ tục hành chính, ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thực chất chỉ tăng 1 thủ tục hành chính là kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và thủ tục này trước đây chưa hề có. “Điều này là để đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu” – ông Dương nói.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, cho đến nay, việc rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ được Bộ NNPTNT ưu tiên hàng đầu. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp hiện có 272 điều kiện kinh doanh; đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa 251 điều kiện kinh doanh, trong đó bãi bỏ 115 điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa 136 điều kiện kinh doanh.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục rà soát tổng thể việc ban hành thủ tục hành chính (TTHC) đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật về kiểm soát TTHC. Theo đó, đã tổ chức rà soát 594 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và các tổng cục, cục, vụ trong 11 lĩnh vực từ năm 2017 đến tháng 3/2019; bãi bỏ 02 văn bản có hướng dẫn TTHC trong lĩnh vực trồng trọt. Rà soát, đánh giá 83 TTHC, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 36/83 TTHC…
Video đang HOT
Đánh giá về công tác cải cách hành chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, chưa bao giờ công tác cải cách hành chính được Bộ triển khai mạnh mẽ đến thế và đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng, đặc biệt trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
“Chỉ trong một thời gian ngắn, các đơn vị đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa 50% thủ tục hành chính phải kiểm tra chuyên ngành và 70% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; thay đổi phương thức kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều dòng hàng. Kết quả xếp hạng năm 2018, Bộ NNPTNT xếp thứ 4/18 bộ, cơ quan ngang bộ, tăng 3 bậc so với năm 2017 và tăng 9 bậc so với năm 2016, từ thường thường bậc trung lên nhóm đầu” – ông Tuấn nói.
Cán bộ bảo vệ thực vật của Hà Nội kiểm tra một vùng sản xuất rau an toàn. Ảnh: I.T
Sáu tháng cuối năm 2019, Bộ NNPTNT tiếp tục ưu tiên xây dựng nhóm tiêu chuẩn quy chuẩn đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, trong đó sẽ xây dựng 142 Tiêu chuẩn Việt Nam và 03 Quy chuẩn Việt Nam.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, trong thời gian tới, Bộ tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt có quy định thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, không tạo ràn cản gia nhập thị trường, không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành: áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; chuyển mạnh sang hậu kiểm, chủ yếu thực hiện tại giai đoạn lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa.
Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, đảm bảo các nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC; đồng thời cũng bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các quy định về TTHC; bảo đảm tính liên thông giữa các TTHC liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý.
Theo Danviet
VPA/FLEGT có hiệu lực từ 1/6: Ngành gỗ thêm nhiều cơ hội
Việc Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được Việt Nam và EU phê chuẩn, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2019 đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành gỗ chiếm lĩnh một thị trường đầy tiềm năng.
Sẵn sàng vào thời kỳ mới
Sự kiện này được đánh dấu bằng việc ngày 23/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP phê duyệt chính thức Hiệp định đối tác tự nguyên giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về thực thi lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).
Ngành gỗ đang có nhiều cơ hội nhờ VPA/FLEGT. Ảnh: tư liệu
"Để kiểm soát nguồn gốc gỗ, trên cơ sở thỏa thuận với EU và các đối tác về kiểm soát nguồn gốc gỗ, mới đây, Việt Nam đã ban hành Luật Lâm nghiệp, trong luật đã đề cao việc kiểm soát chuỗi cung ứng trong sản xuất. Lần đầu tiên, Việt Nam đã có hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, cùng với đó là việc tăng mức xử phạt đối với các vi phạm".
Thứ trưởng Hà Công Tuấn
Trước đó, ngày 15/4/2019, Hội đồng châu Âu cũng đã gửi Công hàm thông báo với Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu, Bỉ về việc Hội đồng châu Âu đã kết thúc phê chuẩn Hiệp định VPA/FLEGT. Như vậy, thủ tục phê chuẩn Hiệp định VPA/FLEGT của phía EU đã hoàn thành.Thời điểm Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực sẽ phụ thuộc vào thời điểm Việt Nam hoàn thành thủ tục phê duyệt hiệp định và thông báo bằng văn bản cho Hội đồng châu Âu.
Để có được kết quả này, ngày 18/3/2019, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2076/VPCP-QHQT về việc lấy ý kiến các thành viên Chính phủ phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT. Ngày 19/4/2019, Bộ NNPTNT đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phu về kết quả phê chuẩn/phê duyệt và tổ chức thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT giưa Viêt Nam va EU (2659/BNN-TCLN). Sau đó, Bộ Ngoại giao đã làm các thủ tục để thông báo cho Hội đồng châu Âu về việc Chính phủ Việt Nam đã ra nghị quyết phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT và Hội đồng châu Âu công nhận Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực vào ngày 1/6/2019. Điều này hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản hợp pháp của Việt Nam sang thị trường EU, một trong những thị trường lớn, cao cấp, giá trị hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Hiệp định VPA/FLEGT chính thức được Việt Nam và EU thông qua ngày 18/10/2018 tại Vương quốc Bỉ. Hiệp định VPA/FLEGT được kỳ vọng sẽ hạn chế tiến tới chấm dứt việc khai thác gỗ bất hợp pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời bảo vệ, khuyến khích giao thương gỗ và đồ gỗ theo các tiêu chuẩn phổ cập được hai bên cam kết. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định bao trùm tất cả các loại gỗ bất kể là gỗ rừng trồng, gỗ từ rừng tự nhiên hay gỗ nhập khẩu, gỗ tịch thu, gỗ từ vườn nhà, trang trại, cây phân tán hay gỗ cao su.
Có thêm nhiều cơ hội
Ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đang được đánh giá là một điểm sáng trong xuất khẩu nông sản khi liên tục mang về giá trị kim ngạch lớn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, xuất khẩu lâm sản là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất từ đầu năm đến nay. Thị trường xuất khẩu lâm sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm khoảng 87% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản.
Trong chuyến thăm Việt Nam và làm việc với Bộ NNPTNT, bà Heidi Hautala - Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu nhấn mạnh, Hiệp định VPA/FLEGT với Việt Nam là hiệp định thứ hai tại châu Á mà EU đã ký kết, sau Indonesia. Đây là một bước đi quan trọng của EU trong việc xây dựng một chiến lược rộng hơn nhằm nâng cao đa dạng sinh học và phát triển bền vững tại châu Á và chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Việt Nam đã cam kết ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo chỉ có gỗ được sản xuất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
"Chúng ta cần đảm bảo nguồn gốc gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp khi vào EU. Việc xác định những quy định chi tiết, đặc biệt liên quan đến nhập khẩu là việc quan trọng trong thực hiện vấn đề này" - bà Heidi Hautala nhấn mạnh.
Đánh giá về cơ hội sau khi VPA/FLEGT có hiệu lực, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, EU là thị trường lớn thứ tư của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu (XK) sản phẩm gỗ sang 28 nước của EU, chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời... Những năm gần đây, XK sản phẩm gỗ sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Việt Nam không XK gỗ nguyên liệu sang EU. Tất cả những sản phẩm gỗ xuất sang EU được kiểm soát chặt chẽ và không có gỗ tự nhiên.
Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp tăng cường quản trị rừng, giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp, thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp XK từ Việt Nam sang thị trường EU và các thị trường khác.
Theo Danviet
Bộ NN&PTNT yêu cầu tạm dừng, lấy ý kiến về tiêu chuẩn nước mắm Trao đổi với báo chí chiều 12/3, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, đã chỉ đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tạm dừng việc thực hiện tiếp các quy trình xây dựng tiêu chuẩn đối với nước mắm để kiểm tra, xin ý kiến của các bên liên quan. Cụ thể,...