Cải cách bộ máy nhìn từ bài học Hàn Quốc
Ngay khi lên cầm quyền năm 1961, cố Tổng thống Park đã dành ưu tiên số một và quyết tâm chính trị cao độ cho việc cải cách nhân sự.
Tăng lương chưa từng có
Vào những năm 1960, Hàn Quốc đã nhanh chóng thanh lọc cán bộ tham nhũng, cán bộ không đủ năng lực, thay thế họ bằng những nhân sự mới có tài để làm tươi mới và nâng cao năng lực của bộ máy hành chính. Thực tế, hơn 35.000 công chức đã bị sa thải và một số lượng lớn nhân sự mới có tài được tuyển dụng thông qua cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai.
Cùng với đó, một loạt cơ chế, chính sách đột phá đã tạo động lực to lớn cả về vật chất và tinh thần, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút giới ưu tú vào bộ máy hành chính, động viên họ làm việc và cống hiến phụng sự đất nước. Chính sách đột phá trong cải cách tiền lương được thực hiện, tăng mạnh tiền lương để công chức được hưởng lương cao.
Từ năm 1964-1967, lương công chức chính phủ tăng từ 30-40% mỗi năm, đây là sự đột phá chưa từng có tiền lệ, đặc biệt, trong bối cảnh ngân sách khi đó rất eo hẹp do mọi nguồn lực đều dồn vào đầu tư để công nghiệp hóa. Công chức chính phủ còn được hưởng nhiều lợi ích và ưu đãi khác như chế độ hưu trí tốt, rất nhiều loại phụ cấp khác nhau, công việc ổn định, được xã hội tôn trọng và có nhiều quyền quyết định…
Chính quyền của cố Tổng thống Park còn triển khai các hoạt động nhằm làm gia tăng niềm kiêu hãnh của người công chức tài năng. Các phương tiện truyền thông và các quỹ nhà nước rầm rộ tiến hành trao giải thưởng vinh danh các công chức xuất sắc.
Hàn Quốc đã thực hiện cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai để tuyển chọn những người xuất sắc nhất vào bộ máy hành chính
Cũng bởi vậy, dù lương công chức Hàn Quốc chỉ bằng khoảng 75-80% lương ở tập đoàn tư nhân, nhưng giới ưu tú vẫn thiên về làm công chức hơn. Họ lựa chọn như vậy vì niềm kiêu hãnh của người công chức, vì công việc ổn định, có nhiều lợi ích khác ngoài lương và được xã hội tôn trọng do vị thế người công chức đem lại. Ngày nay, giới trẻ Hàn Quốc mê trở thành công chức hơn là làm ngôi sao giải trí.
Để tuyển chọn những người xuất sắc nhất vào bộ máy hành chính, chính quyền của cố Tổng thống Park thực hiện hai cơ chế chính. Một là, cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai và hai là, cơ chế tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển.
Hàn Quốc đã thực hiện cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai để tuyển chọn những người xuất sắc nhất vào bộ máy hành chính và để tuyển chọn quan chức. Những công chức vượt qua kỳ thi cạnh tranh khốc liệt được phân bổ về những bộ quan trọng giữ vai trò chủ chốt trong việc định hình chính sách kinh tế như Ủy ban kế hoạch kinh tế, Bộ Tài chính… Họ được bổ nhiệm công chức khi còn trẻ, theo thời gian, tích lũy kinh nghiệm về chính sách công và quản lý công, trưởng thành dần và có thể trở thành các nhà lãnh đạo đất nước.
Công chức muốn được đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải vượt qua kỳ thi bậc 3B, cấp bậc khởi đầu của hệ thống công chức cấp cao. Thực tế, chính quyền của cố Tổng thống Park đã tuyển chọn số lượng lớn các quan chức bậc 3B thông qua cơ chế thi tuyển quốc gia cạnh tranh. Đây là kỳ thi cạnh tranh vô cùng khốc liệt với tỷ lệ chọi trung bình 1/52 trong giai đoạn 1963-1979.
Bắt đầu từ chính quyền Tổng thống Chun Doo hwan (1980-1987), hệ thống 5 bậc được thiết kế trong thời kỳ chính quyền của cố Tổng thống Park được chuyển thành hệ thống 9 bậc (bậc 1 cao nhất) và hiện nay, hệ thống 9 bậc này vẫn đang được sử dụng.
Cơ chế thi tuyển quốc gia cạnh tranh, công khai được thực hiện đối với bậc 9, bậc 7 và bậc 5. Bậc 5 là bậc khởi đầu của hệ thống công chức cấp cao. Năm 2008, khoảng 80% công chức cấp cao của Hàn Quốc bắt đầu sự nghiệp từ bậc 5, họ phải vượt qua kỳ thi quốc gia cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Do vậy, được xếp vào bậc 5 là một vinh dự rất to lớn, được hưởng lương cao và có nhiều quyền quyết định.
Video đang HOT
Cơ chế tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển
Cùng với cơ chế thi tuyển quốc gia nghiêm ngặt, cạnh tranh, công khai, Hàn Quốc cũng thực hiện cơ chế tuyển dụng đặc biệt, không qua thi tuyển nhằm bổ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế thi tuyển quốc gia và nhắm tới tuyển chọn những chuyên gia, nhà khoa học tài năng đã được xã hội biết đến và thừa nhận. Khi đó nguồn chủ yếu là từ quân đội, Đại học quốc gia Seoul và Hàn kiều.
Lương công chức chính phủ Hàn Quốc từng có giai đoạn tăng từ 30-40% mỗi năm
Từ tháng 12/1963 đến tháng 12/1970, có tới 21/89 bộ trưởng xuất thân từ các học viện quân sự. Dần về sau, vì mục tiêu phát triển kinh tế, chính quyền của cố Tổng thống Park tăng cường sử dụng những chuyên gia ngoài quân đội, hơn 20% công chức cao cấp xuất thân từ Đại học quốc gia Seoul. Đội ngũ chuyên gia tài năng này được hưởng mức lương và điều kiện làm việc tuyệt vời, quyền cao chức trọng, họ thường được bố trí làm việc với cương vị là cán bộ hoạch định chính sách, phụ trách các dự án quốc gia về nghiên cứu và phát triển hoặc những nhiệm vụ đặc biệt.
Cơ chế này rất hiệu quả trong việc tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Điển hình như Ủy ban kế hoạch kinh tế tuyển chọn các chuyên gia kinh tế học ở Mỹ về, họ được giao toàn quyền hoạch định chiến lược. Nhờ đó, Ban kế hoạch kinh tế có thể kiểm soát các bộ khác nhằm phát triển kinh tế.
Ngày nay, với mục tiêu thu hút tài năng vào đội ngũ 1.500 cán bộ nòng cốt của hệ thống công chức, cán bộ trung cao cấp (từ vụ trưởng/tương đương trở lên), Hàn Quốc tìm kiếm và tuyển chọn công chức tài năng từ mọi nguồn.
Một cơ chế mở được áp dụng, minh bạch trong tuyển chọn, cho phép người tài có thể tự ứng cử hoặc được đề cử vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, kể cả vị trí bộ trưởng. Xây dựng hệ thống dữ liệu nguồn cán bộ, trong đó các ứng viên tự ứng cử từ khu vực tư nhân chiếm trên 50%. Mọi người dân trong nước cũng như kiều dân ở nước ngoài đều có thể ứng cử tham gia vào cơ sở dữ liệu hồ sơ này và vị trí ứng cử tới chức vụ bộ trưởng.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức tài năng
Chính quyền của cố Tổng thống Park cũng rất chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức tài năng luôn sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp quốc gia, nhất là đội ngũ công chức bậc trung và công chức cấp cao. Ngay từ năm 1961, Viện Đào tạo công chức trung ương đã được thành lập để đào tạo và bồi dưỡng công chức trung ương.
Hàn Quốc cũng đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức, tinh thần và thái độ, như bồi dưỡng tinh thần phát triển đất nước, giáo dục đạo đức công vụ và thái độ phục vụ trong thực thi công việc, phục vụ nhân dân. Công chức tài năng được đào tạo để luôn có niềm tin sâu sắc rằng công việc nhà nước không đơn thuần là một nghề kiếm sống mà đó là công việc phục vụ nhân dân, sứ mệnh phụng sự đất nước, trách nhiệm dẫn dắt công cuộc tái thiết đất nước, nhanh chóng đưa Hàn Quốc phát triển hùng cường.
Ngày nay, để có được đội ngũ công chức đẳng cấp thế giới, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo đất nước trong tiến trình hội nhập, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và thuyết trình quốc tế cho đội ngũ công chức.
Hàm ý với Việt Nam
Câu chuyện thành công của Hàn Quốc là minh chứng sinh động và rõ ràng rằng việc tuyển chọn được những cá nhân xuất sắc, chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đặt trong một môi trường làm việc thuận lợi, sử dụng khoa học sẽ tạo nên một sức mạnh phi thường.
Đây không hẳn là một “khuôn mẫu” hay “cách làm phổ quát”, song là bài học hết sức quý giá cho Việt Nam tham khảo trong thiết kế chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ công chức tài năng.
Hàm ý quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là, một mặt, chúng ta cần tiến hành cuộc tổng “sát hạch” để sàng lọc, loại bỏ bộ phận “sáng cắp ô đi, tối cắp về” để thay thế bằng nhân sự mới tài năng và đức độ; Tổng rà soát những đối tượng hưởng ngân sách, để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước; Đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng để làm trong sạch bộ máy công quyền, lấy lại niềm tin của nhân dân.
Mặt khác, cần tập trung xây dựng đội ngũ công chức tài năng, tinh nhuệ đảm nhiệm những vị trí then chốt để vận hành hiệu quả bộ máy hành chính thúc đẩy Chính phủ kiến tạo tạo nên “Kỳ tích sông Hồng”.
Lãng phí từ chứng chỉ không cần thiết lại được nêu trên diễn đàn Quốc hội
Một chủ trương, chính sách sai sẽ gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được. Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải xử hơn thế nữa.
Quốc hội sáng nay (26/7) thảo luận tại hội trường về nội dung quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Nhiều nơi chỉ 50% cán bộ làm việc hiệu quả
ĐB Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu câu chuyện lãng phí trong sử dụng con người, sử dụng cán bộ.
Ông đặt vấn đề trong báo cáo chỉ ra đã cải cách bộ máy, tinh giản biên chế bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu nhưng trong lực lượng biên chế còn lại đã sử dụng được bao nhiêu % cán bộ đó có hiệu quá.
ĐBQH Hoàng Văn Cường
"Tôi nghe rất nhiều đơn vị, cơ quan đánh giá rằng, có lẽ là 50% số cán bộ, nhân viên của đơn vị đó thực sự làm việc có hiệu quả, còn lại chưa có hiệu quả", ông Cường nói và lưu ý đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ như thế nào để không lãng phí.
Ngoài ra, ông Hoàng Văn Cường còn chỉ rõ lãng phí trong việc cán bộ, công chức, viên chức phải theo học những chứng chỉ để sẵn sàng cho việc bổ nhiệm.
Ông nhắc lại, Quốc hội khóa XIV đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân và bản thân Bộ trưởng đã thừa nhận rằng, hiện nay đưa ra những quy định trước khi bổ nhiệm phải có một loạt các chứng chỉ. Một vị trí quy hoạch tối đa 4 người, 1 người được quy hoạch tối đa 3 vị trí thì người cán bộ phải luôn luôn học các chứng chỉ để đấy chuẩn bị sẵn cho việc bổ nhiệm.
"Việc này gây ra lãng phí trong đào tạo cán bộ. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng nói sẽ thay đổi, sau khi bổ nhiệm vào vị trí đó mới cần học những chứng chỉ ấy để có đủ năng lực điều kiện làm việc chứ không phải cứ đi chuẩn bị trước", đại biểu thông tin.
Một chủ trương, chính sách sai sẽ gây lãng phí cực kỳ nhiều
ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cũng nhận định, lãng phí có những việc thấy được, đo đếm được nhưng rất nhiều việc không thấy được, không đo đếm được nếu không chú ý.
Đại biểu dẫn chứng tình trạng lãng phí về văn bằng, chứng chỉ không hợp lý. Việc đua nhau đi học nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình cũng học. Ngoại ngữ không cần thiết cũng học.
"Tôi là cán bộ khoa học và tôi cảm thấy ngoại ngữ hết sức cần thiết, mình có ngoại ngữ mình làm việc chứ không phải học ngoại ngữ để bằng cấp đẹp lên", ĐBQH bày tỏ.
Theo ông, tiết kiệm, chống lãng phí là phạm trù rất rộng, đó là tiền bạc, kinh phí, đất đai,... và những cái như thời gian, cơ hội, đặc biệt là sức lực, trí tuệ, cách thức tổ chức làm việc, chủ trương chính sách.
"Một chủ trương chính sách sai sẽ gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được. Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải hơn thế nữa. Vì lãng phí là mất mát, thất thoát", ĐB nhấn mạnh.
"Xót xa vô cùng khi thấy những mảnh đất rộng bỏ hoang hóa 3-5 năm thậm chí 10 năm, nhân dân cử tri rất bức xúc. Chống lãng phí thì phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù. Việc này cũng khó, vì có nhiều việc không đo đếm được, không lượng hóa được nên khó bắt, khó quy tội", ông Trí nói.
GS Nguyễn Anh Trí đề nghị phải đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về tiết kiệm, chống lãng phí. Phải coi tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức để mà sống, thực hành, quản lý xã hội.
Nước càng giàu càng tiết kiệm, càng chống lãng phí
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng tiết kiệm chống lãng phí phải bền vững, lâu dài, mọi nơi, mọi lúc, mọi việc. Ông đặt vấn đề, chúng ta có thể tiết kiệm vài chục ngàn trong khi điện nước dùng xả láng, có những cái ta tiết kiệm nhưng không bù lại được những cái đã lãng phí.
Theo ông Trương Trọng Nghĩa, muốn tiết kiệm chống lãng phí phải là thói quen, nếp sống của từng cá nhân phải bắt đầu từ giáo dục, từ mầm non, mẫu giáo.
ĐB Trương Trọng Nghĩa
Ông dẫn lại câu nói của Bác Hồ đã trở thành chân lý "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".
Có dịp sống và làm việc ở các quốc gia phát triển, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thấy rằng càng giàu càng tiết kiệm, càng chống lãng phí đã trở thành đặc trưng của quốc gia văn minh, phát triển.
"Tôi cũng quan sát mấy chục năm thấy rằng chính nhờ tiết kiệm lãng phí quốc gia đó ngày càng giàu hơn. Tiết kiệm, chống lãng phí trở thành yêu cầu, thói quen từ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và trong gia đình. Họ tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ của mình mà còn của cả người khác, của xã hội. Thấy vòi nước đang chảy không ai dùng ở ngoài nhà ga, công cộng là tự đến ngắt luôn", ông dẫn chứng.
Một vấn đề khác cũng được ông nêu ra, đó là có những người rất tiết kiệm khi đó là tài sản của riêng họ nhưng nếu là tài sản công, tài sản người khác thì họ không quan tâm, không tiết kiệm. Ở nhiều quốc gia phát triển không có điều này. ĐBQH nhấn mạnh, nên tôn trọng tài sản công như tài sản của chính mình.
Cải cách hành chính tại huyện Thanh Trì: Gắn hiệu quả với trách nhiệm từng cá nhân Theo công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) mới đây, huyện Thanh Trì đã đạt bước tiến cao khi vươn từ vị trí thứ 23 năm 2019 lên thứ 6 năm 2020 trong số 30 quận, huyện, thị xã và đứng đầu khối huyện của TP. Đây là kết quả của nỗ lực không ngừng từ huyện đến các xã, thị...