Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Dịp lễ tết cuối năm, trẻ con thường ăn uống linh tinh, người lớn khó kiểm soát. Trong tình huống nghi ngờ cháu bị ngộ độc thực phẩm, người lớn nên làm gì?
Dịp lễ tết cuối năm, trẻ con thường ăn uống linh tinh, người lớn khó kiểm soát. Trong tình huống nghi ngờ cháu bị ngộ độc thực phẩm, người lớn nên làm gì?
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là nhóm dễ mắc ngộ độc thực phẩm. Các phụ huynh lưu ý là khi thấy các bé có triệu chứng của bệnh này cần sơ cứu kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ngừng ngay không cho trẻ ăn tiếp món đó nữa.
Video đang HOT
- Gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài. Gây nôn có nhiều cách ngoáy vào họng để gây nôn hoặc uống đầy nước rồi móc họng. Khi nôn sặc lên mũi, người lớn phải dùng miệng để hút ra ngoài không trẻ bị sặc dẫn đến tử vong.
- Tư thế nằm khi nôn: Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng. Lấy khăn lau chùi trong quá trình trẻ nôn. Khi đã nôn xong, lau sạch miệng cho trẻ.
- Bổ sung oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy. Khi trẻ khát nước không nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước có ga. Chỉ nên cho bé uống resol, vừa bù lượng nước đã mất, vừa cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
- Ăn các món cháo loãng nấu với thịt hoặc khoai tây. Các loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp bé đi ngoài phân đặc hơn, cải thiện tình trạng mất nước. Nếu bé không muốn ăn, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, vì khi bé bị ngộ độc thực phẩm, việc bù nước là quan trọng nhất, còn ăn uống thì là thứ yếu.
Cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn những món kỵ nhau…không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn ra hết là khỏi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Ăn loại củ quen thuộc, 11 người có dấu hiệu tê lưỡi nhập viện gấp
Ngay khi bữa ăn đang diễn ra, 11 người có các triệu chứng ngộ độc như tê lưỡi, choáng váng, buồn nôn...
Theo Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), vào chiều 18/12, tại thôn Thôm Mèo, xã Xuân La đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn lẩu có củ ấu tẩu.
Cụ thể, bữa ăn gồm: rau xanh, thịt lợn, mì tôm, trứng gà, khoảng 300g củ ô đầu (còn gọi là củ ấu tẩu) tươi cho vào nồi lẩu và rượu trắng.
Theo báo Nhân Dân, sau khi ăn khoảng 5-10 phút, một số người thấy hiện tượng tê đầu lưỡi và buồn nôn, nôn nên đã dừng ăn. Tuy nhiên, vẫn còn 4 người tiếp tục ăn mì tôm và rau xanh trong nồi.
Đến khi cũng có triệu chứng tê lưỡi, buồn nôn... và thấy những người bị trước chuyển biến nặng hơn thì tất cả mới dừng ăn.
Có 7 người bị ngộ độc nặng được đưa lên Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm cấp cứu; 4 người triệu chứng nhẹ hơn tự theo dõi tại nhà.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm điều trị cho một trong số các nạn nhân bị ngộ độc. Ảnh: báo VOV.
Theo Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm, nguyên nhân ngộ độc là do thức ăn trong nồi lẩu có củ ấu tẩu.
Đến trưa 19/12, tất cả các trường hợp vào viện đã ổn định; 6 người đã được xuất viện; đến đầu giờ chiều còn 1 bệnh nhân phải ở lại để tiếp tục theo dõi.
Ngộ độc thực phẩm do sử dụng nguyên liệu là các loại lá cây, củ rừng, thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn thường xảy ra ở Bắc Kạn.
Mới nhất, vào ngày 17/10, tại thành phố Bắc Kạn đã có 5 người bị ngộ độc do rượu có hàm lượng Methanol cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Từ năm 2018 tới nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra hơn 16 vụ ngộ độc thực phẩm với 209 người mắc, trong đó có 3 người tử vong. Chiếm phần lớn trong số này là các vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên từ lá ngón, nấm độc.
Hiện Cơ quan chức năng đã phối hợp cùng y tế và chính quyền địa phương lấy mẫu thực phẩm để xác định nguyên nhân vụ việc. Về phía các nạn nhân, thông tin từ trung tâm y tế huyện Pác Nặm cho hay do được cấp cứu kịp thời, sức khỏe của cả 11 người ngộ độc đã ổn định.
Kiên Giang: Hơn 50 học sinh của 2 trường học nhập viện sau bữa ăn trưa Trưa cùng ngày, các em học sinh ăn bữa trưa tại trường, có món mì thịt bằm, súp...; sau đó xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Tối 15-11, bác sĩ Danh Tý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Kiên Giang, cho biết sức khỏe của hơn 50 học sinh Trường tiểu học Trần Văn Ơn và Trường tiểu học Mạc Đĩnh...