Cách xử lý khi dịch đau mắt đỏ bùng phát ở Hà Nội
Trước tình trạng dịch đau mắt đỏ đang lây lan với tốc độ rất nhanh tại Hà Nội, Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo phòng căn bệnh này.
Theo tin tức từ TTXVN những ngày qua, khoa khám bệnh, Bệnh viện Mắt trung ương liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám mắt do đau mắt đỏ với triệu chứng đỏ mắt 2 bên, sưng tấy và nhiều dử mắt.
Theo thống kê của Bệnh viện mắt Trung ương, số lượng bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ tăng một cách đột biến, chiếm 30% trong tổng số gần 1500 trường hợp đến khám tại bệnh viện.
Tốc độ đau mắt đỏ lây lan rất nhanh, đặc biệt là những người trong gia đình do khó tránh khỏi khi sống chung với người bệnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng khẳng định đến nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên những người bị đau mắt rồi vẫn có thể bị nhiễm lại.
Đặc biệt các bác sỹ cũng lưu ý các bậc phụ huynh cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ nhỏ bởi do trẻ có kháng thể yếu, nếu bị nhiễm virus đau mắt đỏ sẽ rất dễ bị mắc các bệnh kết hợp.
Bệnh nhân đau mắt đỏ.
Bác sĩ Hoàng Cương, khoa Khám bệnh – Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, so với năm ngoái, dịch đau mắt đỏ tại Hà Nội năm nay đến muộn nhưng tốc độ lây lan lại có phần nhanh hơn. Hiện tại, số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ tại bệnh viện này rất đông.
Lý giải về tình trạng này, bác sĩ Hoàng Cương cho biết, thông thường từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm là thời gian dịch đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng do thay đổi thời tiết. Năm ngoái, dịch đau mắt đỏ ở Hà Nội bùng phát vào khoảng cuối tháng 8. Năm nay, dịch bùng phát muộn hơn nhưng tốc độ lây lan nhanh hơn. Do đây là bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua hơi thở và nước bọt, qua quan hệ vợ chồng… nên khi trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ lây ra những người còn lại rất lớn.
Video đang HOT
Một điểm đặc biệt với dịch đau mắt đỏ đang xảy ra tại Hà Nội, là các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài tới hơn 10 ngày, trong khi nếu được điều trị đúng cách thì chỉ 7 ngày bệnh sẽ khỏi. Bác sĩ Hoàng Cương cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh trước khi đi khám đã tự dùng các loại thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, hoặc dùng thuốc nhưng không chú ý tới các khâu vệ sinh mắt, khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Hơn 30.000 thẻ BHYT bị cấp trùng ở Đồng Nai Liệu có tiêu cực.
Trước tình trạng dịch đau mắt đỏ đang lây lan với tốc độ rất nhanh tại Hà Nội, Bộ Y tế khuyến cáo, khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Tra thuốc theo hướng dẫn. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.
Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…
Theo Vietbao
Biến bãi xe của nhân viên bệnh viện thành "cỗ máy thu tiền"
Theo quy định của bệnh viện Mắt Trung ương (Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), ban ngày, trong khuôn viên bệnh viện chỉ dành chỗ để xe cho các cán bộ, nhân viên. Tuy nhiên, để kiếm thêm, một số bảo vệ đã nhận xe của người nhà bệnh nhân vào và thu với giá 5.000 đồng/lượt (không đưa vé-PV).
Tương tự, tại bệnh viện K, tổ bảo vệ cũng dùng bãi gửi xe của nhân viên để "chặt chém" người gửi xe.
"Không có vé đâu các anh à"
Xe của chúng tôi vừa đỗ xịch trước cổng bệnh viện, gã thanh niên trong bộ quần áo bảo vệ hất hàm, chỉ tay ra hiệu cho chúng tôi sang bãi gửi xe bên ngoài. Chúng tôi hỏi lại: "Em muốn gửi ở trong có được không?". Sau vài giây lưỡng lự, người bảo vệ gật đầu, cho xe của PV vào bên trong. Khi chúng tôi chưa kịp tháo mũ, người này đã nói lí nhí: "Cho em xin 5.000 đồng". Đồng nghiệp tôi thắc mắc sao không thấy ghi vé thì người này đáp: "Không có vé đâu các anh à".
Trao đổi với PV, không ít người đến đây khám bệnh phản ánh lại, chuyện các bảo vệ ở bệnh viện Mắt Tư "vơ bèo vạt tép", tận dụng bãi gửi xe của cán bộ công nhân viên để "kiếm thêm" là chuyện "thường ở huyện". Cũng như PV, tất cả các trường hợp này đều không được phát vé. Vậy, số tiền họ thu đã đi đâu và "chảy" về túi ai? Câu hỏi này chúng tôi xin chuyển đến lãnh đạo bệnh viện Mắt Tư.
Ngoài việc kiếm chác từ việc trông xe máy ở bãi gửi xe dành cho cán bộ, nhân viên, các bảo vệ ở bệnh viện Mắt Tư còn nhận trông xe ô tô. Đối với xe ô tô gửi ở đây, bảo vệ "chặt chém" một cách khủng khiếp. Anh Thuấn quê Phú Thọ, là người nhà bệnh nhân xuống đây đưa con đi mổ bức xúc: "Tôi sợ với kiểu "chặt chém" giá vé gửi xe ở đây lắm. Mấy lần trước tôi thường đi ô tô chở con xuống khám cho đỡ vất vả. Nhưng giờ thì tôi không thể trụ nổi khi ban đêm gửi trong viện họ "chém" 100.000 đồng. Chưa hết, mặc dù lấy 100.000 đồng nhưng đến sáng hôm sau, họ đuổi ra ngoài. Tôi lại phải đánh xe ra ngoài gửi với giá 20.000 đồng/1 giờ. Nếu con tôi mà nằm ở bệnh viện một tuần chắc tôi mất cả mấy triệu đồng tiền gửi xe. Chính vì thế, lần này xuống tôi bắt taxi cho đỡ tốn kém".
Khoảng 30 phút, chúng tôi lấy xe và ghé vào bãi gửi xe phía bên ngoài cổng để gửi. Được biết, khi đến đây thăm khám, bệnh nhân và người nhà thường gửi ở các bãi này.
Đưa xe vào trong bãi của công ty TNHH Đầu tư phát triển Anh Duy, chúng tôi được một nhân viên trong tổ trông xe gọi lại đọc biển số lấy vé xe. Để tránh bị phát hiện sai phạm, bãi gửi xe này thu tiền ngay khi lấy vé. Theo như những thông tin ghi trên vé xe thì mức phí là 3.000 đồng/lượt nhưng ở đây nhân viên trông xe lại thu với giá 5.000 đồng/lượt. Như vậy, so với quy định của UBND TP. Hà Nội thì bãi gửi xe của bệnh viện này lại tiếp tục sai phạm. Nhìn vào vé gửi tiền xong, PV lại thắc mắc tại sao lại thu hơn mức tiền ghi trên vé? Nhân viên trông xe ở đây trả lời: "ừ thu 5.000 đồng" rồi quay mặt đi chỗ khác.
Theo quan sát của PV, bãi gửi xe ở đây được nằm dọc hai bên cổng bệnh viện và chiếm toàn bộ vỉa hè dành cho người đi bộ. Đối với đoạn đường này, hàng ngày có rất nhiều phương tiện qua lại. Mỗi khi người đi bộ muốn vào viện đều phải đi xuống lòng đường, rất nguy hiểm. Nói chuyện với chúng tôi, bác xe ôm hàng ngày đứng bắt khách ở cổng viện cho biết: "Người dân đi qua đây khổ lắm. Đường Bà Triệu thì đông, người vào viện này khám, mắt đã nhập nhèm rồi mà còn phải "đánh vật" với hàng đống xe cộ ở lòng đường. Vỉa hè cũng bị mấy "ông trông xe" chiếm sạch. Đây cũng là đoạn đường thường xảy ra va chạm giữa người đi xe máy và người đi bộ".
Theo quan sát của PV, bên ngoài cả cổng trước và cổng sau của bệnh viện Mắt Tư đều có các bãi gửi xe tư nhân. Mặc dù quy mô các bãi có khác nhau nhưng họ đều chung một đặc điểm đó là thu tiền vượt quá quy định. Nhiều người đặt câu hỏi, việc "chặt chém" vé gửi xe ở các bãi này đã "rõ mồn một", hàng ngàn "nạn nhân" đã lên tiếng phản ánh nhưng tại sao các cơ quan chức năng và bệnh viện Mắt Tư không có động thái can thiệp, có khuất tất đằng sau việc này?
Tổ bảo vệ bệnh viện K tận dụng vé dành cho nhân viên để "chặt chém" người bệnh.
"Tạo điều kiện" hay "cắt cổ" bệnh nhân?
Khoảng 14h ngày 8/8, PV đến bệnh viện K (Quán Sứ, Hà Nội) để làm việc với lãnh đạo về việc người dân phản ánh bãi gửi xe trước cổng bệnh viện thu tiền vé trái quy định. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi cảm thấy bất ngờ chính là việc tổ bảo vệ của bệnh viện này cũng tận dụng triệt để nơi gửi xe cho cán bộ, nhân viên để tranh thủ "kiếm ăn". Thấy chúng tôi tiến lại gần cổng bệnh viện, một bảo vệ ra hiệu cho PV vào bên trong và tiến đến ghi vé. Sau đó, người này bắt chúng tôi phải nộp 5.000 đồng. Điều đáng nói, trên tấm vé này không hề niêm yết giá tiền.
Theo quan sát của PV, bãi gửi xe dành cho cán bộ, nhân viên bệnh viện K khá hẹp. Để thu tiền được của khách, tổ bảo vệ phải xếp các xe ken chặt với nhau. Thậm chí, họ còn sẵn sàng để xe của khách giữa lối đi vào bệnh viện. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc bệnh viện K thừa nhận, theo hợp đồng của bệnh viện K và công ty cổ phần Tân Trào, công ty này chỉ có trách nhiệm trông giữ phương tiện cho cán bộ, nhân viên, sinh viên thực tập, khách đến làm việc. Thời gian trông giữ phương tiện giao thông hàng ngày là 24/24h không thu tiền. Bên cạnh đó, công ty cổ phần Tân Trào được phép trông giữ phương tiện của bệnh nhân nhưng chỉ trong thời gian từ 20h-6h sáng hôm sau. Việc tổ chức phát vé, trông giữ xe và thu tiền gửi xe phải thực hiện đúng theo quy định của UBND TP.Hà Nội, 3.000 đồng/lượt. Mỗi tháng, tổ bảo vệ phải nộp cho bệnh viện 3 triệu đồng tiền trông giữ phương tiện. "Tôi khẳng định, việc tổ bảo vệ thu tiền của bệnh nhân ban ngày 5.000 đồng/lượt mà báo ĐS&PL phản ánh là có và đó là hành vi sai quy định. Chúng tôi đã yêu cầu tổ bảo vệ làm bản tường trình để có biện pháp xử lý".
Tuy nhiên, theo phản ánh của các bệnh nhân, việc tổ bảo vệ tận dụng bãi gửi xe của nhân viên để "chặt chém" người dân đã xảy ra trong một thời gian dài. Việc lãnh đạo bệnh viện giải thích không phát hiện ra là điều vô lý. Chúng tôi đặt câu hỏi, để xảy ra tình trạng trên do ban lãnh đạo bệnh viện thiếu sự quản lý sát sao, hay đằng sau đó có điều gì khuất tất?
Xe của PV được bảo vệ bệnh viện Mắt Trung ương cho vào bãi nhưng không phát vé.
Về vấn đề này, ông Hồ Minh Tuấn, Tổ trưởng tổ bảo vệ của bệnh viện K cũng thừa nhận, có sự việc như PV phản ánh. Cầm bản tường trình của nhân viên Ngô Tiến Anh (người ký vào tờ vé xe thu 5.000 đồng/lượt ngày 8/8-PV), ông Tuấn giải thích: "Thực ra chúng tôi chỉ "tạo điều kiện" giúp đỡ cho bệnh nhân. Bởi hôm đó có nhiều người đến xạ trị, có thể đến tối mới về nên họ nhờ bảo vệ trông xe qua đêm. Trong hợp đồng với bệnh viện K, chúng tôi được phép giữ xe qua đêm và thu vé 5.000 đồng/lượt". Trước cái cách biện bạch của ông tổ trưởng tổ bảo vệ này, PV cảm thấy hết sức bất ngờ. Bởi thời điểm PV và rất nhiều người khác vào bãi này gửi xe là 14h chiều. Hơn nữa, trước khi vào, các nhân viên bảo vệ không hề hỏi chúng tôi muốn gửi qua đêm hay gửi ban ngày mà đã thu 5.000 đồng. Không hiểu họ đang "tạo điều kiện" hay đang "cắt cổ" bệnh nhân?
Tổ bảo vệ "to" hơn Ban giám đốc?
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Hiếu (Phó Giám đốc bệnh viện K) cho rằng, bệnh viện không có chủ trương trong việc tận dụng bãi gửi xe của cán bộ, nhân viên làm nơi "chặt chém" bệnh nhân và việc thu phí quá quy định là do tổ bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thu vé sai quy định diễn ra ngay trước cửa của giám đốc bệnh viện này. Phải chăng, họ cố tình làm ngơ cho việc thu vé sai hợp đồng và quy định của UBND TP. Hà Nội? Hay là ở đây tổ bảo vệ "to" hơn Ban giám đốc mà có thể tự quyết, tự làm? Câu hỏi xin dành cho những cá nhân có trách nhiệm.
(Còn nữa)
Theo Đời sống Pháp luật
Vạch vàng "ghi điểm" trên hàng nghìn mét vỉa hè Từ ngày 3-1, Đội CSTT-PƯN CAQ Hai Bà Trưng (Hà Nội) chủ trì, phối hợp với các phường Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm đồng loạt triển khai lập lại trật tự đô thị trên 4 tuyến phố: Bà Triệu, Nguyễn Du, Lê Văn Hưu và Trần Nhân Tông. Theo đó, xe đạp, xe máy sẽ được áp dụng thống...