Cách xử lý khi bị chuột rút
Khi bị chuột rút sẽ xảy ra tình trạng co thắt đột ngột, dây ra những cơn đau dữ dội ở một bắp thịt nào đó trên cơ thể. Vậy làm thế nào để giảm đau nhanh chóng và giúp bạn thoát ra khỏi chuột rút nhanh nhất? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách để xử lý tình trạng này.
1. Nguyên nhân gây ra chuột rút
Chuột rút có thể xảy ra ở tất cả các bắp thịt trên cơ thể, nhưng những nơi thường bị chuật rút nhất có thể kể đến đó là chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Nguyên nhân gây ra chuột rụt có rất nhiều, tiêu biểu là do:
- Do rối loạn chức năng thần kinh thực vật
- Cơ thể bạn quá mệt mỏi, cùng với việc ra quá nhiều mồ hôi, gây ra mất nước, mất muối Natri clorua trong cơ thể.
- Các cơ bắp phải làm việc quá sức, hoặc bị lạnh gây ra ứ đọng axit lactic trong cơ, nên gây ra tình trạng chuột rút, đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
2. Những đối tượng dễ bị chuột rút nhất?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chuột rút là do các cơ phải vận động quá sức, vậy nên các đối tượng dễ bị chuột rút thường là: các vận động viên thể thao, những người leo núi, những người phải leo cầu thang bộ lên quá nhiều tầng, những phụ nữ mang thai,…. thông thường, khi lao động quá sức hoặc phải leo dốc nhiều, các cơ phải hoạt động quá nhiều, gây ra mất nước, mất muối trong cơ thể,… sẽ khiến tình trạng chuột rút xuất hiện nhiều hơn.
Đối với những người đang mang thai, thông thường đến tháng thứ 6 trở đi sẽ hay gặp phải tình trạng chuột rút này do thiếu calcium, phospho, magnesium, cũng bở sức nặng của tử cung chèn ép vào các mạch máu làm cho cơ thể chịu sức nặng.
Ngoài ra, những người ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế thường cũng bị co cứng cơ, gây chuột rút.
Tình trạng chuột rút có thể xảy ra ngay khi đang vận động trong thời gian liên tục, hoặc có thể là khi bạn đang ngủ, cũng có thể là những lúc cơ thể mệt mỏi, đói và khát nước.
3. Cách xử lí khi bị chuột rút
Lúc bị chuột rút, cơ sẽ rất đau, khó có thể cử động bình thường được, cần phải nhanh chóng thực hiện các thao tác sau để giảm đau: Dừng các động tác vận động, thả lỏng các chi để cơ bắp được thư giãn, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp các cơ, nếu có dầu nóng thì dùng dầu nóng để xoa cùng sẽ hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Nếu chuột rút ở cẳn chân thì bạn nên duỗi cơ ra, sau đó kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
Nếu bị chuột rút ở bắp đùi thì cần phải nhờ người khác kéo thẳng chân ra, nâng cao gót chân, đồng thời ấn đầu gối xuống.
Nếu bị chuột rút cơ xương sườn, phải hít thở sâu để thư giãn cơ, đồng thời xoa bóp nhẹ quanh lồng ngực.
Theo www.phunutoday.vn
Có một bệnh lí cảm thấy đau tê tái gọi là "chuột rút"! Phương pháp giảm chuột rút ở 8 bộ phận quanh cơ thể
Chuột rút đau như kim châm dao cắt, cảm giác đau như này chắc hẳn ai cũng trải qua rồi: chạy, bơi, thậm chí ngủ, nó đều không buông tha cho bạn. Ngoài cơn đau khi ấy, còn vì mấy phút bị chuột rút, mà cơ bắp cả ngày không thấy thoải mái lại có cảm giác đau.
Dưới đây là 8 loại chuột rút và hướng dẫn cách xử lý chúng
Chuột rút, đông y gọi là co thắt cơ, thường bị ở ngón tay, ngón chân, cẳng chân. Nhân tố gây ra chuột rút bao gồm điện tích cơ thể không cân bằng, vận động quá độ, phản ứng thuốc v.v... Khi bị chuột rút, mọi người thường xoa, bóp, ấn để giảm đau, nhưng như vậy chỉ có tác dụng lưu thông máu tạm thời, mà không có cách làm mềm cơ, có thể dẫn đến đau về sau.
Khi bị chuột rút, phải xem nó xảy ra ở vị trí nào mới có biện pháp xử lí hiệu quả.
1. Ngón tay
Nắm bàn tay, sau đó dùng lực co chặt, lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi khỏi.
2. Bàn tay
Ngón tay nắm chặt bàn tay, hướng ra ngoài, dùng lực bẻ ra trước, làm nhiều lần đến khi hồi phục. Cũng có thể dùng tay còn lại nắm vào tay bị chuột rút, dùng lực bẻ ra sau đến khi khỏi.
3. Cánh tay
Gập khủy tay, đặt tay trước sát cánh tay, dùng lực dãn thẳng, làm liên tục tới khi bình thường.
4. Cơ bụng
Nằm thẳng hoặc lấy tường làm chỗ vận động phần lưng, có thể kéo dãn cơ bụng, làm lại nhiều lần là được.
5. Hông
Đàn ông khi bị bất ngờ hoặc căng thẳng, dễ bị chuột rút phần hông, nên để hai chân tách ra quỳ sâu, khi quỳ cố gắng giơ cao hai tay lên trên , lặp đi lặp lại là được.
6. Đùi
Gập gối, đặt trước ngực, hai tay ôm lấy cẳng chân, dùng lực ấn nhiều lần, sau đó duỗi thẳng chân, như vậy nhiều lần là được.
7. Bắp chân
Chuột rút bắp chân dùng tay nắm bàn chân, dùng lực bẻ ra sau, tay còn lại ép xuống đầu gối, giữ chân thẳng, làm đi làm lại đến khi hồi phục.
Hằng ngày, bắp chân là nơi hay bị chuột rút nhất, nếu như trẻ bị chuột rút, rất có khả năng là thiếu canxi, có thể bổ sung canxi cho trẻ.
Nếu là người thanh niên, có thể do gần đây hoạt động quá độ, do đó nên nghỉ ngơi, massage thả lỏng cơ.
8. Bàn chân
Thẳng chân, dùng bàn chân của chân bị chuột rút chống lên gót chân còn lại, nhấc chân không bị chuột rút lên, cố gắng kéo ra sau, cũng có thể dùng tay nắm chặt chân bị chuột rút, dùng lực kéo về hướng ngược lại.
Một số lưu ý đối với người hay bị chuột rút chân
- Massage trước khi đi ngủ chống chuột rút. Người hay bị chuột rút, mỗi ngày trước khi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm 5 - 10 phút.
Ngâm chân sâu một tí, nước nhiều một chút, tốt nhất gần đầu gối. Sau đó lau khô, đổ rượu trắng đã làm ấm lên bàn tay, massage chỗ hay bị chuột rút vài phút, cần dùng một lực nhất định, masage đến khi da hồng lên, sẽ có tác dụng phòng chuột rút.
- Bổ sung vitamin E có thể giảm chuột rút. Vitamin E ổn định bó cơ, giảm hưng phấn, giảm tính tự phát, từ đó dùng để điều trị co cơ. Người bị chuột rút, có thể uống vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc dùng thực phẩm chứ vitamin E như dầu lạc, dầu đậu, dầu gạo, dầu óc chó, mạch nha v.v...
Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ ấm không để bị lạnh;
- Ngủ đúng tư thế;
- Đi bộ hoặc vận động thời gian không quá dài;
- Thể dục thể thao vừa phải;
- Bổ sung canxi.
Theo phunudoisong.vn
Phương pháp giảm chuột rút ở 8 bộ phận quanh cơ thể Chuột rút thường bất chợt xảy ra ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể chúng ta khiến bộ phận đó bị tê cứng không hoạt động được. Với những phương pháp sau có thể giảm chuột rút đó. Ai cũng có thể bị chuột rút. Những người chạy bộ thường bị chuột rút ở chân và bắp chân, người đạp xe...