Cách xác định đỉnh và đáy của cổ phiếu để đánh đâu trúng đó
Đỉnh và đáy là 2 khái niệm phân tích kỹ thuật căn bản mà mọi trader cần biết khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
Bên cạnh chiến thuật giao dịch chứng khoán hiệu quả như mua đáy bán đỉnh, đỉnh và đáy về cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng thị trường. Xác định xu hướng sớm là yếu tố bắt buộc trong giao dịch trên các thị trường tài chính để từ đó xây dựng những chiến lược giao dịch hiệu quả.
Vậy đỉnh, đáy là gì? Làm thế nào để xác định đỉnh, đáy và cách áp dụng nó vào phân tích kỹ thuật như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng “diễn đàn chứng khoán Việt Nam”.
Đỉnh, đáy là gì?
Vị trí mà giá đảo chiều được gọi là vùng đảo chiều. Nếu tại vùng đảo chiều, giá chuyển đổi từ tăng sang giảm ta gọi là đỉnh. Ngược lại, nếu tại vùng đảo chiều, giá chuyển đổi từ giảm sang tăng ta gọi là đáy.
Hình ảnh bên dưới là ví dụ minh hoạ về đỉnh và đáy trên biểu đồ giao dịch chứng khoán.
Cách xác định đỉnh, đáy trong chứng khoán
Có nhiều cách để xác định đỉnh và đáy trên biểu đồ chứng khoán, tuy nhiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 cách chính bao gồm: Xác định đỉnh, đáy dựa trên các đỉnh, đáy cũ đã được hình thành và xác định đỉnh, đáy bằng các công cụ chỉ báo khác.
- Xác định đỉnh, đáy dựa trên các đỉnh, đáy cũ đã được hình thành.
Phương pháp này khá đơn giản. Về cơ bản, chúng ta xác định đỉnh, đáy dựa trên yếu tố lịch sử có thể lặp lại, tức là đỉnh, đáy sau có thể hình thành dựa trên đỉnh, đáy cũ đã được tạo ra trước đó.
Video đang HOT
Ví dụ, nếu một đỉnh đã hình thành trước đó, thì tiềm năng giá trong tương lai cũng sẽ hình thành đỉnh mới tại vùng giá này là khá cao.
Ngược lại nếu một đáy đã hình thành trước đó, thì việc giá trong tương lai cũng sẽ hình thành đáy mới tại vùng giá này cũng là rất cao.
- Xác định đỉnh, đáy dựa trên các chỉ báo động lượng (MACD, RSI…)
Trong một xu hướng tăng, khi giá liên tục tăng thì đòi hỏi yếu tố động lượng cũng phải tăng tương ứng như mức tăng của giá. Trong trường hợp giá vượt qua đỉnh cũ nhưng các chỉ báo động lượng thấp hơn đỉnh cũ thì đó là dấu hiệu báo hiệu xu hướng đảo chiều của giá.
Các chỉ báo động lượng thường được sử dụng là MACD, RSI . Trong trường hợp này, các chỉ báo động lượng đã thể hiện chính xác sức mạnh nội tại của xu hướng, mặc dù bề ngoài nó vẫn tăng, nhưng chỉ là tăng ảo, phe mua đã yếu sức, không còn đủ sức để đẩy giá lên nữa và bị lấn áp bởi phe bán.
Chúng ta cũng có thể sử dụng cách này để xác định đáy, theo chiều ngược lại.
- Xác định đỉnh, đáy sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui
Việc xác định đỉnh, đáy trong một thị trường có xu hướng bằng công cụ Fibonacci thoái lui khá đơn giản. Đối với xu hướng tăng, chúng ta có thể xác định đáy mới bằng cách:
Xác định đỉnh và đáy cũ của xu hướng
Dùng Fibonacci kéo từ đáy cũ đến đỉnh cũ của xu hướng tăng đó
Vùng 50-61,8 của Fibo chính là vùng dự đoán sẽ tạo ra đáy mới
Ta cũng có thể áp dụng cách này để xác định đỉnh mới trong một xu hướng giảm.
Vai trò của đỉnh và đáy trong phân tích kỹ thuật
Đỉnh và đáy đóng vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật, cụ thể là xác định xu hướng thị trường. Việc nhận biết đỉnh và đáy cao hơn liên tiếp sẽ chỉ ra xu hướng tăng. Đỉnh và đáy thấp hơn liên tiếp sẽ chỉ ra xu hướng giảm. Đỉnh và đáy bằng nhau sẽ xác định hướng đi ngang, thị trường không có xu hướng.
Mặc dù việc xác định đỉnh và đáy tương đối dễ dàng dựa trên dữ liệu lịch sử, nhưng một số nhà giao dịch mới bắt đầu đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc tìm ra xu hướng hiện tại. Trong trường hợp này, chúng ta có thể kết hợp đỉnh, đáy và các công cụ chỉ báo khác để xác định chính xác xu hướng thị trường.
Bên cạnh đó, đỉnh và đáy còn đóng vai trò trong việc xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Giá không di chuyển theo những đường thẳng – thay vào đó chúng ta thấy giá dao động lên xuống, tạo ra những đáy/đỉnh đảo chiều mới, hoặc thử lại những đáy, đỉnh đang tồn tại. Càng nhiều lần giá dừng và đảo chiều tại một ngưỡng nhất định thì ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đó càng trở nên ý nghĩa.
Dưới đây là ví dụ minh hoạ về một vùng kháng cự quan trọng được hình thành sau khi giá quay trở lại test đỉnh cũ nhiều lần, báo hiệu xu hướng đảo chiều mạnh mẽ.
Trên đây là những kiến thức về đỉnh và đáy mà bạn cần biết. Việc xác định đỉnh và đáy là những kỹ năng cơ bản và thiết yếu nhất trong phân tích kỹ thuật, do đó, mỗi trader đều nên nắm chắc kiến thức này để có thể hỗ trợ cho giao dịch của mình.
Bạn sẽ có thể dễ dàng xác định đỉnh đáy và xu hướng trực quan một cách nhanh chóng nếu luyện tập nó mỗi ngày.
Chúc bạn thành công!
MSN điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index giằng co quanh mốc 970 điểm
Nhóm khu công nghiệp, cao su giao dịch có phần tích cực hơn với nhiều mã tăng như NTC, PHR, SZL, SIP, IDC, VRG...Bên cạnh đó, nhóm cảng biển cũng có nhiều mã tăng tốt như DVP, GMD, VSC, CLL...
Diễn biến tích cực của các thị trường Châu Á trong sáng đầu tuần đã mang đến sự hứng khởi cho nhà đầu tư trong nước và chỉ số VN-Index có lúc tăng lên 972 điểm. Tuy vậy, vùng 970 - 975 điểm được đánh giá là kháng cự mạnh, cùng áp lực bán ròng không ngừng của khối ngoại khiến thị trường dần thận trọng trở lại.
Một số cổ phiếu như BVH, MSN, VRE, PNJ, POW, BCM giảm điểm đã khiến đà tăng thị trường "hạ nhiệt". Trong đó, MSN hiện giảm 2,6% xuống 87.800 đồng. Dù vậy, điểm tích cực là khá nhiều cổ phiếu lớn vẫn giữ được sắc xanh như FPT, GAS, HPG, VIC, VNM, MWG, VHM, hay các cổ phiếu ngân hàng CTG, BID, MBB, VCB, VPB...
Các cổ phiếu có tính thị trường như chứng khoán, dầu khí, bất động sản, xây dựng, hàng không giao dịch khá giằng co với sắc đỏ chiếm ưu thế, phản ánh tâm lý thận trọng của giới đầu tư lúc này.
Trong khi đó, nhóm khu công nghiệp, cao su giao dịch có phần tích cực hơn với nhiều mã tăng như NTC, PHR, SZL, SIP, IDC, VRG...Bên cạnh đó, nhóm cảng biển cũng có nhiều mã tăng tốt như DVP, GMD, VSC, CLL...
Tại thời điểm 10h15', chỉ số VN-Index tăng 2,97 điểm (0,31%) lên 969,26 điểm; UPCom-Index tăng 0,4% lên 64,96 điểm và chỉ có HNX-Index giảm nhẹ 0,06% xuống 144,65 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 3.000 tỷ đồng.
Khối ngoại hiện bán ròng gần 40 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó riêng CTG bị bán ròng 58 tỷ đồng.
==================================
Đầu tháng 12 tới đây, MVIS Vietnam Index (chỉ số cơ sở của VNM ETF) và FTSE Vietnam Index (chỉ số cơ sở của FTSE Vietnam ETF) sẽ công bố danh mục định kỳ quý 4/2020. Sau đó, 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 18/12.
Theo dự báo của BSC, MVIS Vietnam Index sẽ không thêm mới cũng như loại bớt cổ phiếu nào trong kỳ cơ cấu này. Danh mục MVIS Vietnam Index hiện có 25 cổ phiếu, trong đó có 10 cổ phiếu nước ngoài, chiếm tỷ trọng 33,4%. Nếu danh mục nước ngoài không bổ sung cổ phiếu mới, tỷ trọng danh mục Việt Nam dự báo có thể tăng từ 64,4% lên 66,5%.
Còn với FTSE Vietnam Index, BSC cho rằng rổ chỉ số này sẽ không thêm mới cũng như loại bớt cổ phiếu nào. Dù vậy, BSC cũng lưu ý cổ phiếu PVD đang mấp mé ngưỡng bị loại và nếu giá cổ phiếu giảm dưới 11.500 đồng tại thời điểm chốt dữ liệu thì nhiều khả năng sẽ bị loại.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/10: Vẫn đối diện với áp lực điều chỉnh Sự hình thành của mẫu hình nến Bearish Engulfing đang tạo ra 2 vùng giá, kháng cự 957-967 điểm và hỗ trợ 950-951 điểm. Tín hiệu đảo chiều của mẫu hình nến này sẽ chỉ được xác nhận khi chỉ số đóng cửa phía dưới vùng 950-951 điểm. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một...