Cách vợ chồng tháo gỡ áp lực tiền bạc khi thất nghiệp gần ngày cưới và đang mang thai
Thất nghiệp gần ngày cưới là một trải nghiệm mà không ai muốn gặp phải.
Cách vợ chồng vượt qua áp lực khi thất nghiệp gần ngày cưới
Đó là câu chuyện của vợ chồng Thu Phương (SN 1998, Hà Nội) khi chính thức rời công ty cũ vào đầu năm nay. Hiện tại, cô nàng vẫn thất nghiệp và đang tìm hiểu về kinh doanh trực tuyến để gia tăng thu nhập.
Đáng nói, thời điểm Thu Phương thất nghiệp gần ngày cô tổ chức đám cưới và mang thai con đầu lòng, do đó mọi thứ ban đầu tương đối khó khăn với cặp đôi trẻ. Hiện tại, vì công việc của Thu Phương chưa ổn định nên tổng thu nhập 10 – 15 triệu đồng/tháng của gia đình chủ yếu đến từ công việc làm công nhân của chồng.
“Thời gian đầu nghỉ việc, mình có hơi khủng hoảng chút. Những hôm đầu mình khóc nhiều lắm nhưng có chồng luôn an ủi mình. Mình cũng là người tích cực nên thường tự động viên bản thân: ‘Tiền thì để sau này kiếm được, còn con đến với mình là lộc rồi, không phải ai cũng được may mắn như mình’.
Còn sau 2-3 tháng thì mọi thứ đã ổn định hơn. Mình có bầu, không đi làm nên về quê để được gia đình chăm. Thi thoảng nhớ chồng, mình có lên lại Hà Nội. Gia đình cũng tạo điều kiện hết sức để mình có một thai kỳ khỏe mạnh với tư tưởng thoải mái”, Phương nhớ lại.
Thu Phương
Khi tổ chức đám cưới, do kinh tế không quá dư dả nên họ cũng cố gắng tiết kiệm trong nhiều khoản chi phí, như tiền chụp ảnh cưới hết 3,9 triệu đồng, tiền trang điểm cô dâu trong 2 ngày hết 1,8 triệu đồng, tiền trang điểm cho mẹ cô dâu, người thân trong gia đình và đội bê tráp hết 1,3 triệu đồng…
Thu Phương cho hay, tình trạng thất nghiệp của cô nàng ít nhiều ảnh hưởng đến đám cưới.
“Nhưng may mắn là mình có bố mẹ hai bên lo lắng và phụ giúp nhiều. Về chi phí, chúng mình cố gắng cắt giảm và chấp nhận tiết kiệm là được. Bọn mình là những người không coi trọng vật chất nên đều quyết định giảm bớt chi phí dành công tác cưới xin. Thêm vào đó, tiền bạc dành để lo cho con đầu lòng sẽ ổn hơn”, cô nàng bày tỏ.
Video đang HOT
Được biết, sau khi về chung một nhà, cặp đôi vẫn thường xuyên tiêu hết thu nhập hàng tháng kiếm được và khó để dành được quá nhiều tiền tiết kiệm.”May mà sau đám cưới, chúng mình còn có chút ‘vốn’ từ tiền mừng. Nếu không thì chưa biết xoay xở thế nào trong giai đoạn đó”, Thu Phương nói.
Được biết, giờ họ đã dần lên kế hoạch quản lý tài chính để có nền tảng tốt hơn dành cho việc chăm sóc em bé. Thu Phương cũng cho rằng, vợ chồng cô đã không còn tâm lý “kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu” như thời còn độc thân.
Hiện, tâm lý của Phương đã ổn định và thoải mái hơn nhiều so với thời điểm mới thất nghiệp. “Mình không áp lực lắm chuyện bản thân và chồng có cách biệt về thu nhập. Mình chỉ thấy thương chồng vất vả thôi. Mình nghĩ với những gì bản thân đang có, mình sẽ quay lại ‘đường đua’ kiếm tiền sớm thôi. Coi như mình đang nghỉ thai sản sớm vậy”.
Vợ chồng Thu Phương đã cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí khi tổ chức đám cưới
Bài học kinh nghiệm sau thời gian thất nghiệp kéo dài
Từng cảm thấy khó khăn khi thất nghiệp gần ngày cưới và đang mang thai, Thu Phương đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân:
- Thứ nhất: Thất nghiệp không đáng sợ, bản thân mất định hướng mới đáng sợ
Thu Phương nhớ lại, trước khi rơi vào cảnh thất nghiệp, cô nàng luôn nghĩ có một công việc ổn định là mọi thứ tốt rồi. Thế nhưng, suy nghĩ này giờ đây đã thay đổi theo chiều hướng khác.
“Hàng ngày, mình cứ đến công ty làm việc như một cái máy mà không có tính toán gì cho tương lai. Mình chưa bao giờ tự hỏi bản thân: ‘Liệu 1-2 năm sau mình sẽ là ai? Mình có thể phát triển được gì thêm với công việc này không?”. Mình luôn trong trạng thái hài lòng với công việc và bị mê hoặc bởi 2 chữ ‘ổn định’.
Cho đến khi bị thất nghiệp gần đây, mình mới cuồng cuồng đi tìm định hướng của bản thân, tài năng, đam mê, cũng như thế mạnh… Mình là kiểu người ‘có mỗi thứ một ít’ nhưng không chắc chúng có thể theo mình suốt đời hay không. Vậy nên các bạn trẻ bây giờ hãy luôn đặt lộ trình để nâng cấp bản thân nhé”.
- Thứ hai: Luôn luôn phải có quỹ tiết kiệm và quỹ dự phòng. Đồng thời, bạn nên học cách quản lý chi tiêu
“2023 là một năm khủng hoảng kinh tế, vậy nên ai cũng có thể là nạn nhân của làn sóng layoff. Để có thể bình tâm vượt qua bão sa thải, bạn nên chuẩn bị một quỹ dự phòng và học cách kiểm soát tài chính đủ để trang trải nhiều chi phí trong thời gian thất nghiệp như tiền sinh hoạt, chi phí thuê nhà, điện nước, ăn uống, tiền khám chữa bệnh…”, Phương chia sẻ.
- Thứ ba: Cố gắng chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu nhất
Theo Thu Phương, ngay cả khi bản thân vẫn làm rất tốt mọi thứ, bạn vẫn có thể nằm trong danh sách thất nghiệp. Do đó, bạn nên luôn sẵn sàng và chuẩn bị trước cho hành trình nghề nghiệp mới bằng cách phát triển kỹ năng cá nhân, nâng cấp CV và cập nhật hồ sơ công việc.
Trước ngày cưới nghe mẹ chồng cũ và mẹ ruột nói chuyện, tôi quyết định hủy hôn
Vì tò mò không biết mẹ chồng cũ đến đây làm gì nên tôi không lên tiếng, lẳng lặng đứng gần đó nghe lén.
Chồng cũ của tôi là một người đàn ông hiền lành, tốt bụng, xuất thân trong một gia đình đơn thân, điều kiện kinh tế không tốt lắm nhưng cả tôi và bố mẹ đều không quan tâm. Cái tôi coi trọng là tính cách và tình cảm anh dành cho tôi.
Cuộc sống sau hôn nhân tuy hơi vất vả nhưng được cái chồng rất yêu thương và chiều chuộng tôi. Không chỉ vậy, mẹ chồng đối xử với tôi rất tốt, luôn coi tôi như con gái bởi bà chỉ có mỗi một mình chồng tôi.
Mẹ thường xuyên chăm lo cho sức khỏe của tôi, hết lòng dạy bảo và lo cho vợ chồng tôi từng li từng tí một. Điều đó khiến tôi ấm áp và hạnh phúc vô cùng, cũng luôn coi mẹ chồng như mẹ đẻ mà đối đãi.
Thế nhưng khoảng thời gian tốt đẹp này không kéo dài được lâu. Tất cả đã vỡ tan tành vì chồng tôi qua đời do tai nạn giao thông...
Mọi thứ đến quá đột ngột khiến tôi và mẹ chồng không tài nào chấp nhận nổi. Mỗi ngày nhìn ảnh chồng trên bàn thờ là tôi lại không chịu đựng nổi.
Đã vậy, từ khi đó mẹ chồng cũng bắt đầu thay tính đổi nết. Mẹ thường xuyên la mắng, quát nạt tôi bằng những lời khó nghe, thậm chí không ít lần vứt vali của tôi ra khỏi nhà. Bà cứ như biến thành một con người khác vậy, không còn là một người mẹ hiền lành, dịu dàng mà tôi từng quen biết nữa.
Cuối cùng sau một năm bị dày vò, tôi đã ôm con gái rời khỏi căn nhà đó và bắt đầu cuộc sống mới. Dẫu vậy, thi thoảng tôi vẫn dẫn con gái về thăm mẹ chồng và thắp cho anh nén hương.
Sau khi chồng qua đời, tôi đưa con gái về nhà ngoại ở, thỉnh thoảng ghé thăm mẹ chồng cũ. (Ảnh minh họa)
Sau 4 năm khi chồng qua đời, tôi dần dần bước ra khỏi quá khứ đau buồn và sắp sửa đi thêm bước nữa. Anh là người cùng cảnh với tôi, vợ cũ mất vì ung thư và hiện đang một mình nuôi con gái.
Hai bên gia đình đã gặp mặt nói chuyện người lớn, ngày cưới đã định, giờ chỉ chờ tới ngày cưới nữa thôi. Nhưng rồi khi hạnh phúc mới sắp chạm tay, tôi lại phá đi tất cả.
Trước ngày cưới nửa tháng, khi đi làm về tôi bỗng thấy mẹ đang nói chuyện với mẹ chồng cũ. Vì tò mò không biết mẹ chồng cũ đến đây làm gì nên tôi không lên tiếng, lẳng lặng đứng gần đó nghe lén.
- Cái Nga sắp đi lấy chồng mới rồi. Đây là sổ tiết kiệm tôi dành dụm bao năm qua, muốn thêm vào để làm của hồi môn cho con bé, sau này nó muốn kinh doanh cũng có chút vốn. Còn giấy tờ nhà đất tôi đã lập di chúc để lại cho cháu gái. Giờ tôi có tuổi rồi, chẳng biết sống được đến bao giờ nữa nên cứ chuẩn bị trước cho yên tâm. Mà bà đừng nói cho cái Nga biết nhé.
- Bà thương nó như con gái tôi hiểu, cũng rất cảm ơn bà. Nhưng sao bà phải làm thế chứ? Năm xưa sợ con bé lo lắng cho bà mà không tái hôn nên cố tình nói lời cay nghiệt để đuổi nó đi, giờ lại đưa hết tiền của cho nó, đã vậy lại không cho con bé biết.
- Tiền của chỉ là vật ngoài thân, chết đi cũng không mang theo được. Còn chuyện giấu con bé là vì tôi không muốn nó áy náy, chỉ cần hai mẹ con nó được hạnh phúc về sau là tôi đã mãn nguyện lắm rồi.
Nghe cuộc trò chuyện của mẹ chồng cũ và mẹ ruột, tôi bật khóc vì đã hiểu lầm bà. (Ảnh minh họa)
Đứng bên ngoài tôi đã nghe thấy tất cả. Hóa ra mẹ chồng cũ luôn nghĩ cho tôi, vậy mà tôi lại ngu ngốc không nhận ra.
Tôi kể chuyện này với chồng sắp cưới, và bày tỏ muốn sau khi kết hôn sẽ đón mẹ chồng cũ về sống cùng để tiện chăm sóc, bởi anh cũng không còn bố mẹ nữa. Nếu không, chí ít hãy để tôi và con thi thoảng về ăn bữa cơm với mẹ chồng cũ, chăm sóc bà tới khi cuối đời. Nhưng chồng sắp cưới kịch liệt phản đối:
- Bà ấy để lại tiền của cho em và con gái là điều đương nhiên, coi như thay chồng cũ bù đắp cho mẹ con em thôi. Với lại, bà làm gì còn người thân nào nữa, không để cho mẹ con em thì để lại cho ai. Em không cần phải áy náy về việc đó. Anh cũng không thích em qua lại với nhà chồng cũ nữa, thấy em qua đấy anh khó chịu lắm.
Anh khó chịu khi tôi qua lại với nhà chồng cũ, tôi không trách. Nhưng nếu nghe lời chồng, cả đời này tôi sẽ không thể thảnh thơi được. Cuối cùng, tôi quyết định hủy hôn để tận tâm chăm sóc mẹ chồng cũ. Tính ra bây giờ bà chỉ có mình tôi và con gái là người thân, tôi không chăm sóc bà thì ai chăm đây.
Kỉ niệm 5 năm ngày cưới, chồng đòi ly hôn khiến tôi sụp đổ Kỉ niệm 5 năm ngày cưới, chồng giáng cho tôi cú sốc lớn quá. Sao anh có thể đối xử với vợ mình như vậy chứ? Vợ chồng tôi sống với nhau 5 năm nay nhưng không hạnh phúc. Tính chồng tôi trầm lặng, hiếm khi thể hiện tình cảm với vợ. Những lúc ân ái, tôi thường hỏi anh có yêu vợ...