Cách uống nước đúng nhất để giữ đủ nước
Mặc dù nước được coi là nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nhưng hầu hết mọi người đều không tiêu thụ đủ lượng chất lỏng trong ngày.
Uống nước dù nước nóng hay nước lạnh đều giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng trong trường hợp bạn muốn tránh mất nước thì nước ấm là lựa chọn tốt nhất – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều này làm cho cơ thể mất nước, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chấn thương nhiệt, chuột rút do nóng, kiệt sức hoặc say nắng có thể đe dọa tính mạng.
Vấn đề mất nước phổ biến trong tất cả các mùa. Vào mùa đông, chúng ta không uống đủ nước vì chúng ta không cảm thấy khát, trong khi vào mùa hè, chúng ta cần nhiều nước hơn để chống lại nhiệt độ nóng bức.
Uống nước dù nước nóng hay nước lạnh đều giúp cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng trong trường hợp bạn muốn tránh mất nước thì nước ấm là lựa chọn tốt nhất, theo Times of India.
Tại sao nước ấm tốt hơn để giữ đủ nước?
Khoảng 70% cơ thể của chúng ta được tạo thành từ nước và để giữ cho chức năng bên trong hoạt động tốt, cần duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể. Nước có một số vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó bôi trơn các khớp, hình thành nước bọt và chất nhờn, tăng cường sức khỏe làn da, điều hòa nhiệt độ cơ thể và thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, tuần hoàn và thậm chí có thể góp phần gây đau đầu. Nhưng khi bạn đặc biệt quan tâm đến việc giữ cho mình đủ nước, thì việc nhấm nháp nước ấm là một lựa chọn tốt hơn.
Uống một cốc nước lạnh vào những ngày hè nóng bức có thể cảm thấy rất đã, nhưng nó không giúp bạn ngậm nước như nước ấm. Nước lạnh chỉ có thể làm dịu cơn khát của bạn chứ không thể giúp bạn ngậm nước.
Theo Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ), khi nước ấm đi vào cơ thể, nó sẽ mở rộng tất cả các kênh. Điều này cho phép nước đi khắp cơ thể đến mọi ngóc ngách. Khi bạn uống nước lạnh, các mạch này sẽ co lại và không thể tiếp cận mọi tế bào của cơ thể bạn, theo Times of India.
Các lợi ích khác của việc uống nước ấm
Video đang HOT
Uống nước ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng giúp ích cho sức khỏe tổng thể, nhưng nước ấm cung cấp thêm một số lợi ích sức khỏe.
Một cốc nước ấm vào buổi sáng có thể giúp bạn ngậm nước và thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nhấm nháp nước ấm trước bữa ăn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp duy trì lượng calo của bạn và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Khi bị cảm lạnh và cảm cúm, một ly nước ấm có thể giúp chống lại vi khuẩn.
Bên cạnh đó, nước ấm thậm chí còn tốt cho làn da của bạn và có thể giảm căng thẳng.
Bạn cần bao nhiêu chất lỏng trong một ngày?
Nhu cầu về chất lỏng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể chất của người đó. Trước khi quyết định uống nhiều nước hơn, bạn phải đánh giá nhu cầu chất lỏng của cơ thể.
Nói chung, một người khỏe mạnh được khuyến nghị uống 1920 ml hoặc 8 ly nước mỗi ngày. Theo Học viện Y khoa Quốc gia (NAM) của Mỹ, nam giới nên tiêu thụ 3.700 ml và phụ nữ khoảng 2.700 ml chất lỏng mỗi ngày. Điều này bao gồm chất lỏng từ nước, đồ uống khác và thực phẩm. Lượng chất lỏng hấp thụ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động, vị trí, tình trạng sức khỏe của bạn…, theo Times of India.
Uống nước lạnh có tốt không?
Nước lạnh được nhiều người sử dụng hàng ngày trong mùa hè, tuy nhiên việc uống nước lạnh thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Uống nước lạnh có tốt không?
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể gây mất cân bằng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Cơ thể có nhiệt độ lõi khoảng 37C và lương y cho rằng cơ thể sẽ cần tiêu tốn thêm năng lượng để khôi phục nhiệt độ này sau khi uống nước lạnh.
Ảnh minh họa
Theo Tây y, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy nước lạnh có hại cho cơ thể hoặc tiêu hóa. Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2013 đã tỉm hiểu về tác dụng của nước uống ở nhiệt độ khác nhau ở 6 người bị mất nước, sau khi tập thể dục nhẹ, trong buồng nóng và ẩm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng đến phản ứng đổ mồ hôi của những người tham gia và lượng nước họ uống. Nhiệt độ nước tối ưu trong nghiên cứu là 16C, là nhiệt độ của nước mát từ vòi vì những người tham gia uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn.
Ảnh minh họa
Uống nước lạnh không tốt cho hệ tiêu hóa
Nước lạnh sẽ gây cản trở trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn thử tưởng tượng bạn tắm nước lạnh trong khi cơ thể đang mệt mỏi, lúc này sức đề kháng của chúng ta đang kém, điều này cực kì nguy hiểm, có thể dẫn tới đột quỵ. Vì vậy, khi cơ thể đang mệt mỏi mà chúng ta uống nước lạnh sẽ làm các mạch máu co lại làm dạ dày co bóp dẫn đến đau bụng, buồn nôn, việc giữ ẩm khó khăn dẫn đến mất nước, trái với suy nghĩ của nhiều người rằng uống nước lạnh sẽ cấp nước cho cơ thể nhanh chóng.
Nước lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch
Khi uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. Điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng...
Nước lạnh không tốt cho phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng: đau bụng thậm chí kiệt sức, hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Nước lạnh có hại cho phụ nữ đang mang thai
Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên uống nước lạnh, vi khuẩn Listeria monocytogenes vẫn tồn tại và phát triển trong môi trường có nhiệt độ âm, vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bà bầu ăn phải có thể dẫn đến sảy thai, thai dị tật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tay chân của phụ nữ mang thai chạm vào đá sẽ làm co thắt huyết quản tử cung lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Trong trường hợp cơ thể nhạy cảm nếu uống nước đá cũng có thể xảy ra hiện tượng co thắt tử cung. Đây là nguyên nhân chinh gây nên các hiện tượng như động thai, sinh non.
Nói tóm lại, uống nước lạnh có hai mặt, vừa có lợi vừa có hại. Trên thực tế, uống nước lạnh hơn có thể cải thiện thành tích thể dục và tốt hơn cho việc bù nước khi gắng sức, đặc biệt là trong môi trường nóng hơn.
Tuy nhiên, uống nước lạnh có thể làm nặng thêm các triệu chứng ở những người bị co thắt thực quản. Uống nước lạnh cũng có thể gây đau đầu ở một số người, đặc biệt là những người bị chứng đau nửa đầu.
Vì vậy, nếu uống nước ấm thay cho việc uống nước lạnh hàng ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe hơn rất nhiều.
Uống nước ở nhiệt độ nào thích hợp nhất?
Ảnh minh họa
Theo Tiến sĩ Lộ Sĩ Quân, Viện nghiên cứu phát triển thực vật và dinh dưỡng, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc: "Muốn bảo vệ dạ dày thì không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, các chất lỏng quá nóng vào thực quản, sẽ phá hủy niêm mạc thực quản và kích thích tăng sản niêm mạc, gây ra ung thư thực quản."
Nếu uống đồ uống lạnh sẽ làm cho niêm mạc dạ dày bị lạnh đột ngột, gây co mao mạch, co thắt cơ bắp, có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, bị chuột rút, thậm chí tiêu chảy.
Để tận dụng hết những lợi ích của nước, tốt nhất là nên dùng nước ấm. Có thể uống nước khoảng 35-40 độ C. Trong mọi trường hợp thì không nên tự pha muối vào nước uống một cách tùy tiện, vì muối sẽ làm gia tăng tình trạng khô miệng. Tuyệt đối tránh uống nước muối vào buổi sáng bởi sẽ gây tăng huyết áp.
Giúp người tiểu đường đón Tết an vui Tết đến là dịp sum họp, gặp gỡ và cũng là thời điểm bệnh nhân tiểu đường cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống để tránh lượng đường trong máu tăng cao. Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường có thể vui vẻ đón xuân mà không còn phải đau đáu nỗi lo sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe?...