Cách tự nhiên để giảm đau nửa đầu
Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Nhưng một số người thích sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên như là lựa chọn thay thế hoặc để bổ sung cho điều trị y tế.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Đau nửa đầu không đơn thuần là đau đầu dữ dội, mà còn là bệnh lý thần kinh kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ngứa ran hoặc tê cứng tay chân, thay đổi thị giác, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hoặc mùi. Ở một số người, đau nửa đầu có thể gây suy nhược và mạn tính, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là những cách tự nhiên để giảm cơn đau.
Bấm huyệt tạo áp lực, kích thích các vị trí đặc biệt của cơ thể để bớt căng cơ và giảm đau. Nghiên cứu cho thấy, khi dùng tay phải tạo áp lực theo vòng tròn ở vị trí giữa ngón tay cái bên trái và ngón trỏ, gọi là điểm LI-4, trong 5 phút, có thể giảm đau đầu. Khảo sát 40 người bị đau nửa đầu thoáng qua phát hiện, tạo áp lực lên huyệt PC6, vị trí từ ba ngón tay đến cổ tay ở bên trong cánh tay, giảm cảm giác buồn nôn do đau nửa đầu.
Kiểm soát stress
Đây là yếu tố phổ biến gây đau nửa đầu. Cơn đau khiến stress thêm trầm trọng, sau đó gây ra cơn đau nửa đầu khác. Để giảm căng thẳng, hãy viết nhật ký, tập thể dục, thiền định, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc. Bằng cách thực hiện các hoạt động tích cực đó, bạn có thể kiểm soát phản ứng của cơ thể trước những tình huống gây stress trong cuộc sống.
Yoga cải thiện dòng chảy của máu, giảm căng cơ, từ đó làm bớt các triệu chứng của bệnh. So sánh việc điều trị đau nửa đầu bằng cách thường xuyên tập Yoga và không tập cho thấy, một chương trình tập Yoga giúp giảm đau đáng kể, so với tập luyện thông thường. Mát xa các cơ ở cổ và vai cũng có khả năng giảm căng thẳng và đau đầu.
Liệu pháp này giúp giải phóng và thư giãn các cơ bị co rút. Bằng cách đặt lên các cơ những thiết bị cảm biến được kết nối với một máy nhỏ, để phản hồi thời gian thực của độ căng cơ, giúp các cơ co rút thư giãn tốt hơn. Nên đặt các cảm biến dọc theo trán, xương hàm hoặc các cơ hình thang ở vai để tăng hiệu quả giảm đau.
Giữ nước cho cơ thể
Video đang HOT
Mất nước là nguyên nhân gây đau đầu và đau nửa đầu, cho dù là mất nước nhẹ. Đặc biệt, nếu mất nước trầm trọng có thể bù nước để thay thế các chất điện giải bị thiếu. Do vậy, hãy uống đủ nước trong ngày, và duy trì chế độ ăn lành mạnh để cung cấp nước cho cơ thể.
Nghỉ ngơi
Thiếu ngủ và ngủ quá nhiều có thể là nguyên nhân gây nhức nửa đầu. Ngủ đủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm có thể giảm căng thẳng và ngăn ngừa đau nửa đầu.
Chườm ấm hoặc lạnh
Chườm lên đầu một miếng gạc ấm hoặc lạnh giúp làm dịu cơn đau nửa đầu. Tuy cách này không gây tác dụng phụ, nhưng nếu có những vấn đề tuần hoàn, về da hoặc bệnh tiểu đường, tránh chườm với nhiệt độ quá cao.
Dùng tinh dầu
Tinh dầu hoa oải hương được dùng để giảm căng thẳng, lo lắng và đau đầu. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí European Neurology cho thấy, hít tinh dầu oải hương làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau đầu ở một số người.
Thay đổi chế độ ăn uống
Nhiều người nhận thấy một số thực phẩm có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu, gồm thực phẩm chế biến sẵn, rượu vang đỏ, chocolate, đồ uống có cồn và caffein. Việc nhận thức được thực phẩm nào có thể gây ra đau nửa đầu là rất quan trọng. Một số người chọn cách ghi nhật ký thực phẩm để theo dõi các tác nhân tiềm ẩn gây bệnh. Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc cách thức ăn uống có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu trong tương lai.
Theo Trường Thi/doanhnhansaigon.vn
Những việc đại kỵ cấm làm với người bị đột quỵ kẻo 'hối không kịp'
Khi có người thân bị đột quỵ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối tránh 'cứu' người bệnh bằng những cách sau kẻo có thể khiến họ càng nhanh... mất mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội - Hội sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhấn mạnh, tuyệt đối không được làm những việc dưới đây khi người thân bị đột quỵ:
- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
Ảnh minh họa: Internet
- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp> 220/120 mmHg.
- Không dùng thuốc Aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.
Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?
TS. Tuấn khuyến cáo, nếu gặp người có dấu hiệu đột quỵ, việc cần làm là đỡ người thân để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên khi sơ cứu người bị đột quỵ.
Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê: Cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian "vàng" cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Gặp người đột quỵ, tuyệt đối không làm những điều dưới đây Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, cần tận dụng 'giờ vàng' để cứu sống họ. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên gọi cấp cứu ngay, tránh mất thời gian làm theo những phương pháp chữa bệnh không có căn cứ khoa học. Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng...