Cách tự kiểm tra ung thư đại trực tràng: Phát hiện sớm 3 tháng, có thể sống thêm 30 năm
Nếu bạn muốn biết tình trạng mắc ung thư đại trực tràng hiện nay, cách tự chẩn đoán sớm ngay tại nhà và những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, thì đây chính là câu trả lời.
Đường ruột là môi trường vi sinh thái lớn nhất của cơ thể, có tác động đáng kể đến sức khỏe và cuộc sống của con người, ruột non có trách nhiệm đảm bảo việc hấp thụ chất dinh dưỡng, ruột già hấp thụ nước, chất điện giải, sự hình thành của phân, đào thải chất thải ra ngoài.
Ung thư đại trực tràng hiện đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư
Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong cuốn sách trắng “Dịch tễ học ngăn ngừa và kiểm tra ung thư đại trực tràng Trung Quốc” công bố, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở nước này hiện đứng thứ 3 trong tỷ lệ mắc bệnh ung thư, chỉ đứng sau ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 5, sau ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Theo Báo cáo Thường niên của Cơ quan đăng ký Ung thư Trung Quốc năm 2015, có khoảng 120 triệu người trong độ tuổi từ 40 đến 74 ở Trung Quốc thuộc các nhóm có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng.
Theo thống kê về tuổi tác và giới tính, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nam giới cao hơn so với phụ nữ, sự phân bố tuổi có tỷ lệ mắc tăng nhanh chóng trong khoảng 40-45 tuổi phát hiện bệnh, bùng phát hơn là nhóm 75-80 tuổi.
Vì vậy, các chuyên gia đề nghị, cách tốt nhất là người trên 40 tuổi nên khám nội soi ít nhất một lần. Nếu không có bất thường nào được phát hiện, có thể nên kiểm tra lại một lần nữa trong khoảng 5 năm sau đó.
Tỷ lệ tử vong của ung thư đại trực tràng cao, chủ yếu là do có quá nhiều chẩn đoán thiếu chính xác hoặc bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán, dẫn tới việc khi phát hiện ung thư đại trực tràng thì đã ở giai đoạn muộn.
Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau cho ung thư đại trực tràng và nguyên nhân rất phức tạp. Không dễ để ngăn ngừa nguyên nhân gây ra bệnh.
Theo số liệu nghiên cứu đã được công bố, tỷ lệ sống sót 5 năm của bệnh nhân giai đoạn I, II, III, IV của bệnh ung thư trực tràng lần lượt là 94%, 84%, 44% và 8%. Nó cho thấy rằng nếu phát hiện sớm, điều trị sớm là chìa khóa để cải thiện hiệu quả bệnh ung thư ở đường tiêu hóa.
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng trong 3 tháng, sau khi điều trị, có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ chữa khỏi, không chỉ có thể làm giảm đáng kể chi phí điều trị, giảm rất nhiều đau đớn, mà còn có thể sống được hơn 30 năm.
Xét nghiệm Soi ruột già cũng có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư như polyp đường ruột, và loại bỏ chúng cùng một lúc, để tránh sự phát triển thành ung thư.
Làm thế nào có thể tự phát hiện ra ung thư đại trực tràng?
Video đang HOT
1. Dựa vào sự khác biệt tuổi tác
Bệnh tật có thể xảy ra đối với bất kỳ độ tuổi nào, nhưng bệnh ung thư đại trực tràng thì phổi biến phát sinh ở tuổi trung niên, khoảng từ 40-60 tuổi.
Nếu bạn thuộc nhóm tuổi này, lại cảm thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài ra máu, thì nên khẩn trương đi khám để phát hiện và loại trừ nguy cơ có mắc ung thư đại trực tràng hay không.
2. Quan sát cách đại tiện và màu sắc của máu trong phân
Người có dấu hiệu ung thư đại trực tràng và người bị bệnh trĩ đều có chung đặc điểm là đi ngoài có máu trong phân. Mặc dù đều có máu, nhưng màu sắc của máu lại hoàn toàn khác nhau.
Những người bị bệnh trĩ, khi đi ngoài sẽ ra máu tươi, máu tách rời không trộn lẫn vào phân, máu chảy ra sau khi đã đi ngoài, tức là phân ra trước, máu chảy ra sau. Nhưng đối với người có khả năng bị ung thư đại trực tràng, máu trong phân thường có màu sẫm hơn, đa phần máu trộn lẫn vào phân.
Khi bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, sẽ xuất hiện tình trạng thay đổi thói quen đại tiện, ví dụ trước đó đi đại tiện mỗi ngày 1 lần thì khi có bệnh, có thể đi ngoài nhiều lần, có khi là mười mấy lần.
3. Kiểm tra hậu môn
Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng hoặc bị bệnh trĩ đều xảy ra ở vị trí mà ngón tay có thể chạm vào. Vì vậy, tự kiểm tra bằng việc thò ngón tay vào hậu môn là cách hiệu quả để kiểm tra ung thư đại trực tràng.
Khi ngón tay thò sâu vào bên trong hậu môn, bạn sờ và cảm nhận thấy có những cục nhỏ nổi lên, thì đó chính là bệnh trĩ.
Nếu thò tay vào sờ thấy những cục cứng như hoa cải, hoặc các viền mép cao lên nhưng ở giữa lại bị lõm vào như vết loét, thì đây là những nghi ngờ quan trọng khả năng của ung thư.
Sau khi thò ngón tay vào kiểm tra, phát hiện thấy chất dịch máu dính dính, thì nên lập tức đi vào bệnh viện để kiểm tra nội soi. Càng khám sớm bao nhiêu thì cơ hội điều trị càng tốt bấy nhiêu.
Nhóm người có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao nên thường xuyên kiểm tra nội soi
1. Người có tuổi từ 50 đến 75 tuổi, cả nam và nữ.
2. Người xét nghiệm chỉ số máu trong phân có kết quả dương tính.
3. Người trước đó bị các polyps tuyến miễn dịch trực tràng, đại tràng loét, bệnh Crohn và các tình trạng tiền ung thư khác.
4. Người có bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không phải do nguyên nhân polyp, còn được gọi là hội chứng Lynch, phù hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán và gia đình có một bệnh nhân mắc bệnh thì nên phải sàng lọc thường xuyên.
5. Người có bệnh liên quan đến polyp APC: Chẩn đoán bao gồm yếu tố gia đình đa polyp điển hình, hội chứng Gardner và hội chứng Turcot, nên tiến hành kiểm tra di truyền, kể cả các thành viên trong gia đình không có triệu chứng cũng nên thử nghiệm để loại bỏ triệt để nguy cơ.
6. Người có bệnh liên quan đến MUTYH polyp là một loại bệnh di truyền lặn của một nhiễm sắc thể, biểu hiện lâm sàng nhẹ tương tự như kiểu hình của đa polyp gia đình, tuổi trung bình phát bệnh là khoảng 55 tuổi.
7. Người có nhiều vết nám đen, kèm xét nghiệm nội soi có nhiều khối u trên đường tiêu hoá, nên được sàng lọc mỗi 2 – 3 năm/lần kể từ năm 18 tuổi. Người bắt đầu tìm thấy polyp nội soi trước tuổi 15 thì cần nội soi đại tràng hàng năm, nếu không tìm thấy có polyp thì mỗi 2-3 năm khám lại.
Bất cứ ai gặp bất kỳ điều nào trong ở khoản 1,2,3 ở trên đều được xem là nhóm nguy cơ cao, đề nghị nội soi sàng lọc. Kiểm tra thường xuyên.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn nếu như thiếu vitamin 'ánh nắng mặt trời'?
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến do thiếu vitamin D bạn không thể bỏ qua.
Theo các nhà nghiên cứu, những người tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc không có đủ lượng vitamin D có thể gặp phải những hậu quả tiêu cực khác nhau.
Xương yếu
Canxi và vitamin D từ lâu đã được xem là những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khoẻ xương và khoáng hoá. Canxi được hấp thụ trong ruột non với sự hỗ trợ của vitamin D. Thiếu "vitamin ánh nắng mặt trời" dẫn đến giảm hấp thu canxi và xương yếu đi.
Những người thiếu vitamin "ánh nắng mặt trời" sẽ phải chịu chứng đau xương, suy nhược cơ, còi xương và loãng xương. Do đó, bạn cần bổ sung lượng vitamin D đầy đủ cho cơ thể. Các nguồn chính của vitamin D là ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống lành mạnh và chất bổ sung.
Các vấn đề ở chân
Vì vitamin D hấp thu phosphates và canxi qua đường tiêu hoá nên có khả năng giải quyết các vấn đề về xương. Xương thiếu canxi làm thay đổi cấu trúc xương và biến dạng xương. Bổ sung vitamin hay phơi mình dưới ánh mặt trời có thể giúp bạn duy trì mức canxi phù hợp trong xương và tế bào. Vitamin D có thể được sử dụng để kiểm soát hay ngăn ngừa chứng đau chân mãn tính, loãng xương, viêm can gan chân, viêm khớp và các vấn đề về gân và dây chằng.
Ung thư đại trực tràng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn tới thiếu vitamin D trong tế bào và dẫn tới sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Nồng độ Vitamin D quyết định sự sống còn và sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó, mức độ vitamin D đầy đủ có liên quan đến sự sống còn của bệnh nhân ung thư ruột già. Xét nghiệm máu có thể giúp bạn kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể.
Phiền muộn
Hiện nay, mọi người thường dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính thay vì đi dạo hoặc chỉ dành thời gian bên ngoài. Ngay cả khi có thời gian nghỉ ngơi, nhiều người vẫn chọn xem chương trình truyền hình hoặc chơi trò chơi điện tử. Kết quả là họ trở nên phiền muộn, trầm cảm.
Bạn có biết ánh nắng mặt trời đóng vai trò quan trọng giúp bạn nở nụ cười hay cải thiện tâm trạng? Để tránh trầm cảm, bạn hãy dành nhiều thời gian bên ngoài để tiếp xúc với ánh mặt trời. Bạn cũng có thể mua hộp đèn ở nhà để duy trì mức vitamin D trong những tháng mùa đông ảm đạm.
Các vấn đề về da
Vitamin D có khả năng điều trị bệnh vẩy nến, mụn trứng cá và các vấn đề khác về da. Do đó, thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ yếu tố hình thành gây bệnh vảy nến.
Tăng cân
Giảm cơ, đau xương, và biến dạng cơ thể do thiếu vitamin D có thể làm tăng cân bởi vì nó khiến cơ thể khó hoạt động và đốt cháy calo. Ngoài ra, vitamin D và hormon leptin giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Leptin được sản xuất trong các tế bào mỡ, gửi tín hiệu tới não báo hiệu chúng đã đầy. Vitamin D giúp đưa các dấu hiệu này lên não, và sự thiếu hụt vitamin này có thể phá vỡ chu kỳ. Kết quả là, ạn không cảm thấy no và bạn ăn quá nhiều .
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tiếp xúc và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ bao gồm cá (cá kiếm, cá ngừ và cá hồi); lòng đỏ trứng và các thực phẩm bổ sung như sữa, bánh mì nguyên hạt, sữa chua không có hương vị, nước ép cam, và granolas probiotic.
Suy giảm nhận thức
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rối loạn chức năng nhận thức và chứng sa sút trí tuệ là do thiếu vitamin D gây ra. Vì thụ thể của vitamin D lan rộng trong mô não, nên mức độ thấp của nó có thể làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.
Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 60.000 người và họ nhận ra rằng những người sống ở các vĩ độ phía bắc có nguy cơ phát triển bệnh sa sút trí tuệ hơn so với những người sống ở các vĩ độ phía Nam.
Cảnh báo để điều trị thiếu hụt vitamin D
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn uống lành mạnh và sử dụng chất bổ sung. Tuy nhiên, có một số điều bạn nên nhớ để giữ sức khỏe. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu có thể mắc ung thư da. Do đó, bạn hãy ở trong bóng râm khi trời quá nắng, bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, và mặc quần áo che chắn da khi ra ngoài nắng.
Nếu bạn chọn thực phẩm bổ sung, hãy nhớ rằng sử dụng liều lượng phù hợp theo xét nghiệm máu và các đơn thuốc của bác sĩ . Mặc dù mức độ vitamin D là 30 ng/ml thường được coi là đủ, không gây hại cho sức khoẻ nhưng bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi bổ sung bất kỳ chất bổ sung nào. Lượng vitamin D dư thừa có thể tích tụ trong tế bào và dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Theo 2sao.vn
Chia sẻ kỹ thuật phẫu thuật Robot Trong hai ngày 6 và 7 /4, Bệnh viện (BV) Bình Dân TPHCM đã tổ chức Hội nghị Khoa học Công nghệ (KHCN) BV Bình Dân lần thứ 19. Quang cảnh buổi Hội nghị KHCN BV Bình Dân lần thứ 19 Phát biểu tại Hội nghị Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV Bình Dân TPHCM cho biết điểm son...