Cách Trung Quốc làm tăng tính thanh khoản của các tài sản (Phần 1)
Trang mạng theeastafrican.co.ke có bài phân tích việc Trung Quốc xem xét kế hoạch bán nợ cơ sở hạ tầng châu Phi cho các nhà đầu tư nhằm giảm nguy cơ trong tương lai và tăng tính thanh khoản tài sản.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN
Mới đây, Tập đoàn Thế chấp Hongkong (HKMC), một trong những công ty bảo hiểm thế chấp hàng đầu của Trung Quốc, đã đề xuất kế hoạch mua nợ cơ sở hạ tầng của châu Phi từ các khoản vay Trung Quốc, tái cơ cấu thành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để bán cho các nhà đầu tư.
Nếu kế hoạch trên được thông qua và bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2019, chính phủ các nước châu Phi có thể tiếp cận thêm các nguồn vốn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đề xuất mới này có thể sẽ là một “chén thuốc độc” bởi nó sẽ đẩy các nước châu Phi vào cảnh nợ nần chồng chất hơn. Đối với các nhà tài chính, các nhà thầu Trung Quốc, cũng như các tổ chức tài chính phát triển đa phương, kế hoạch trên sẽ tạo thêm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ châu Phi.
Giám đốc điều hành HKMC Helen Wong cho rằng sáng kiến này sẽ giúp tái cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại để tiếp tục triển khai ở những dự án khác, đồng thời giúp mở rộng các thị trường vốn phục vụ tốt hơn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc.
* Về các dòng tài chính
Theo Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA), mấu chốt của kế hoạch tái cơ cấu nợ nói trên là việc huy động Văn phòng Thúc đẩy tài trợ cơ sở hạ tầng của Hong Kong mới được thành lập để nâng cao năng lực của các nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư trong tài trợ cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng tài chính.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành HKMA Norman Chan đánh giá HKMC hiện đang có cơ hội kinh doanh mới thông qua việc mua các khoản nợ cơ sở hạ tầng với mục đích chứng khoán hóa. Đây cũng là cơ hội tốt đối với các ngân hàng để chuyển các khoản nợ cho những nhà đầu tư dài hạn.
Hiện nhiều nhà đầu tư, bao gồm quỹ bảo hiểm và quỹ hưu trí, đang tìm kiếm các khoản đầu tư ít rủi ro hơn nhưng vẫn có thể tạo ra dòng tiền ổn định lâu dài.
Dù đang được xem xét nhưng theo dự kiến, kế hoạch tái cơ cấu nợ này sẽ thu hút hơn 90 công ty đối tác bao gồm các nhà phát triển, điều hành dự án, ngân hàng thương mại và đầu tư, các tổ chức tài chính phát triển đa phương, chủ sở hữu tài sản, các nhà quản lý và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp từ Hong Kong, Trung Quốc đại lục và nước ngoài.
Một số công ty đối tác trên hiện có các dự án, cũng như những khoản vay cơ sở hạ tầng tại châu Phi và chuyển các khoản nợ của khu vực theo dạng “chứng khoán hóa”.
Theo dữ liệu mới nhất công bố hồi tháng 4/2018 của Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc – châu Phi thuộc Đại học Johns Hopkins, các nước châu Phi nợ Chính phủ Trung Quốc và các công ty tư nhân nước này hơn 29,42 tỷ USD do các khoản vay cơ sở hạ tầng để xây dựng đường giao thông, thông tin liên lạc, sản xuất và các ngành năng lượng trong 10 năm qua. Hai nước đang nợ Trung Quốc nhiều nhất là Ethiopia với 13,73 tỷ USD và Kenya với 9,8 tỷ USD.
Đề xuất bán và “cổ phiếu hóa” các khoản nợ cơ sở hạ tầng được đưa ra xem xét trong bối cảnh Tập đoàn Bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu Trung Quốc – Sinosure (công ty bảo hiểm chính đối với các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi) quan ngại về khả năng tiếp tục thực hiện một số dự án cơ sở hạ tầng. Tập đoàn Sinosure đã chịu lỗ hơn 1 tỷ USD trong dự án đường sắt nối Ethiopia với Djibouti.
Tuần trước, kinh tế gia trưởng của Sinosure Wang Wen đánh giá việc hoạch định kế hoạch đối với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc ở nước ngoài “rõ ràng không tương xứng”, dẫn đến tổn thất tài chính rất lớn. Theo Wang Wen, các nhà phát triển và nhà tài chính Trung Quốc tham gia những dự án tại nhiều quốc gia đang phát triển cần phải nâng cao năng lực quản lý rủi ro của công ty mình để tránh thảm họa bởi những sai sót trong triển khai tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti khiến Sinosure phải chịu khoản thua lỗ 1 tỷ USD./.
Theo bnews.vn
Góp vốn bằng ô tô khi thành lập doanh nghiệp
Thời hạn góp vốn khi thành lập Công ty TNHH hai thành viên được quy định như thế nào? Trường hợp có thành viên góp vốn bằng ô tô thì có phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu ô tô sang cho Công ty không?
Ảnh minh họa
Luật gia Thái Thị Phương, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về tài sản góp vốn bao gồm:
1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Điểm a, điểm c khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn như sau:
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Khoản 1, khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của Công ty TNHH hai thành viên, cụ thể:
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Như vậy, trong trường hợp góp vốn bằng ô tô thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu ô tô cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn góp vốn của các thành viên được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tư vấn pháp luật.
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe
Để được tư vấn và nhận được sự trợ giúp của Phòng Tư vấn pháp luật, bạn đọc có thể liên lạc với Phòng Tư vấn pháp luật qua: Điện thoại: 0966770000 Email: tvpl@doanhnghiepvn.vn hoặc trực tiếp tại trụ sở Báo Doanh nghiệp Việt Nam (Phòng 1005, nhà D, khách sạn Thể thao, số 15 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội) vào các ngày thứ 2 và thứ 4 hàng tuần (từ 9h đến 11h). Hoặc trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH YouMe (Tầng 3, tòa nhà Phương Đông, số 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7 và Chủ nhật.
Theo doanhnghiepvn.vn
Mỗi ngày nhịn ăn 1 bát phở, "bỏ ống"được căn hộ VinCity Đồng tiền mất giá khiến cho gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm không còn là phương án đầu tư tối ưu. Thay vào đó, mỗi ngày tiết kiệm một vài bát phở đã có thể "bỏ ống" để dành được một căn hộ VinCity - một khoản "bảo hiểm" đầy giá trị, miễn nhiễm với trượt giá. Tiết kiệm cả đời không...