Cách trồng gừng tại nhà không cần đất nhanh lớn, nhiều củ
Trồng gừng không hề khó, các chị em nội trợ hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà một cách đơn giản và đặc biệt là chẳng cần đất.
Gừng được sử dụng phổ biến như một loại gia vị, đặc biệt là trong các món ăn châu Á và các món bánh nướng. Gừng là gia vị có tính ấm và giúp phục hồi sức khỏe trong các trường hợp như đau dạ dày, các vấn đề về đường hô hấp, viêm khớp, đau bụng kinh và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
Gừng đã được sử dụng như một loại gia vị chủ yếu và thuốc ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm. Một thời gian dài sau, người châu Âu cũng bắt đầu sử dụng gừng như một gia vị quý, có tính chất thương mại cao. Vậy nên nó rất đắt. Vào thế kỷ 14 tại Anh, một cân củ gừng có giá ngang bằng với giá của một con cừu. Ngày nay, bạn có thể tìm mua gừng ở siêu thị, chợ hay bất kỳ cửa hàng thực phẩm nào. Thực tế là nhiều người không thích vị của gừng, nhưng điều đó không khiến gia vị này bớt đắt đỏ.
Gừng có thể chữa nhiều bệnh và các vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, việc trồng gừng cũng đơn giản. Do đó nhiều người đã trồng gừng tại nhà mà không cần đến đất. Cách làm như sau:
Chuẩn bị:
- Gừng: 1 củ
- Que xiên
- Bình hay ly nước
Cách làm:
Bước 1: Bạn cắt gừng thành những miếng nhỏ và ngâm trong nước ấm qua đêm trước khi tiến hành trồng. Nếu trong bếp có sẵn gừng đã mọc mầm, bạn không cần phải ngâm.
Video đang HOT
Bước 2: Sáng hôm sau, dùng các que xiên đâm vào các miếng gừng và đặt chúng vào bình hay ly nước sạch. Lưu ý, để gừng ngập trong nước một nửa và phần mầm mới nhú cho hướng lên trên để tiếp tục phát triển.
Bước 3: Cứ 2 ngày, các chị em hãy thay nước cho gừng một lần. Sau khoảng 5 – 7 ngày, các nhánh gừng sẽ bắt đầu ra lá non và mọc rễ.
Bước 4: Sau khoảng 2 – 3 tuần, bạn có thể chuyển gừng sang bình hay chậu, thêm vài viên sỏi màu là có một chậu cây trang trí trong nhà độc đáo. Lưu ý: Để cây sinh trưởng tốt, nên đặt gừng ở nơi thoáng gió, có ánh sáng nhẹ chiếu vào và mỗi ngày tưới nước vừa đủ là được.
Bước 5: Gừng trồng khoảng 5 – 6 tháng là bạn đã có thể thu hoạch và sử dụng như bình thường.
Với cách trồng gừng đơn giản tại nhà không cần đất ở trên, chắc chắn chị em nội trợ nào cũng có thể thực hiện được. Cách làm này không chỉ giúp bạn có gừng sạch để chế biến cho gia đình mà còn giúp trang trí cho căn nhà.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách trồng gừng dưới đây:
- Ngâm củ gừng vào nước và để qua đêm
- Sau đó, lấy dao cắt củ gừng ra thành các đoạn nhỏ (từ 40 – 60g để đủ dinh dưỡng nuôi cây non), chú ý không cắt vào mắt gừng và loại bỏ gốc gừng không có mầm
- Lấy đất sau khi trộn đều cho vào chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm
- Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày, tránh chôn sâu hom gừng để tránh úng nước, thối củ
- Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm
- Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần
- Đặt chậu cây ở ngoài hiên, hay trong phòng; thỉnh thoảng đặt chậu ra phía có ánh nắng dịu để cây quang hợp
Theo www.phunutoday.vn
7 bài thuốc bổ dưỡng từ thịt gà ác
Theo y học cổ truyền, thịt gà ác có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có công dụng là món ăn đặc biệt bổ dưỡng với phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ em còi xương, người gầy yếu, ốm dậy, chán ăn...
Gà ác, còn được gọi là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo... Thịt gà ác ăn thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt gà thường. Để chữa bệnh, người ta thường dùng thịt gà ác kết hợp với một số vị thuốc thành các bài thuốc dùng trong các trường hợp sau:
Bài 1: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Gà ác có công dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết.
Bài 2: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm với 10g kỷ tử, vài lát gừng tươi cho thật nhừ, cho thêm gia vị ăn nóng. Thích hợp dùng cho những người hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Bài 3: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng; hoàng kỳ100g rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ huyết, điều kinh, nên ăn trước kỳ kinh 3 ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Kỷ tử.
Bài 4: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng. Dùng thích hợp cho người bệnh thiếu máu.
Bài 5: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g cho thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ tinh khí, cường gân cốt; dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
Bạch thược.
Bài 6: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, tam thất 5g, thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị, hầm cách thủy đến khi chin, ăn nóng. Công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những bênh nhân bị gãy xương, đau xương khớp.
Bài 7: Gà ác 1 con, gạo tẻ 100g, bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị rồi hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
Bác sĩ Thanh Xuân
Theo Phụ nữ sức khỏe
Đã đến lúc nhà nào cũng nên trồng một cây húng chanh Hung chanh co vi cay, tinh âm va co tac dung trư đơm, tiêu đôc rât tôt nên co thê đươc dung lam thuôc chưa ho, tri viêm hong hiêu qua. Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông. Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh....