Cách trồng dạ yến thảo bằng cành, sau 2 tháng sẽ cho hoa rực rỡ
Dạ yến thảo khá dễ trồng, từ một cành nhỏ có thể mọc thành cây và sau một thời gian ngắn sẽ nở hoa rực rỡ.
Tháng 10 thời tiết mát mẻ là thời điểm thích hợp để trồng dạ yến thảo, cây phát triển nhanh chóng trong mùa này. Ngoài cách mua cây sẵn trong chậu, bạn cũng có thể trồng dạ yến thảo bằng cành. Đây là loại cây rất dễ tính và có thể nhanh chóng phát triển thành bụi lớn, cho hoa đẹp.
Dạ yến thảo dễ trồng có nhiều màu sắc đẹp.
Trồng dạ yến thảo bằng phương pháp giâm cành
Để trồng dạ yến thảo bằng cành, bạn cần trải qua những bước sau:
Cắt tỉa và xử lý thân cây
Chọn một số cành dài của cây dạ yến thảo, cắt các đoạn từ 9-12 cm. Vị trí cắt ở bắt đầu từ phần đốt thân cây, nơi lá mọc. Sau khi cắt, bạn có thể loại bỏ phần lá ở phía dưới, chỉ giữ lại 2 lá nhỏ ở đầu cành.
Lưu ý, dụng cụ cắt tỉa phải sắc và sạch (xịt cồn hoặc đốt bằng lửa). Không sử dụng kéo quá cùn và luôn đảm bảo vết cắt phẳng mịn.
Trước khi giâm cành dạ yến thảo, bạn nên loại bỏ các lá ở gốc.
Nếu muốn cây nhanh phát triển, bạn có thể ngâm phần dưới thân cây trong dung dịch kích rễ trong nửa giờ.
Giâm cành dạ yến thảo
- Trồng thủy canh: Chuẩn bị một chiếc cốc trong suốt, đổ đầy nước, cắm cành dạ yến thảo vào sao cho ngập khoảng 3cm, đặt ở nơi có ánh sáng trong 2 đến 4 giờ. Thay nước 2 đến 3 ngày một lần, nhiệt độ thích hợp là từ 18 đến 30 độ C. Rễ sẽ phát triển tốt và trong khoảng một tuần, dài ra khoảng 5cm. Lúc này, bạn cấy cây vào chậu đất nhỏ hơn (đường kính chậu từ 7cm đến 12cm).
Trồng dạ yến thảo bằng cành trong cốc nước, sau một tuần cây sẽ mọc rễ.
- Trồng đất: Chuẩn bị đất tơi xốp, thoát nước tốt, có thể sử dụng đất pha cát hoặc đất dinh dưỡng đa năng (đất sạch, thoáng khí, độ phì thấp); chọn chậu nhỏ có đường kính từ 7cm đến 12cm. Giâm cành dạ yến thảo vào đất sâu khoảng 3cm. Nén nhẹ đất, sau đó tưới đều để tạo ẩm. Đặt cây ở nơi có ánh sáng rải rác từ 2 đến 5 giờ mỗi ngày. Chú ý để đất trong chậu hơi khô và tưới nước kịp thời, không để chậu ở nơi có ánh sáng mạnh.Khoảng 1 đến 2 tuần, rễ sẽ mọc.
Nếu không khí quá khô hoặc nhiệt độ không đủ, hãy bọc một túi nhựa lên trên, chừa vài lỗ thông gió và để mở trong 2 đến 3 giờ mỗi ngày.
Video đang HOT
Cách chăm sóc dạ yến thảo
Nếu bạn muốn cây dạ yến thảo trong chậu nở hoa rực rỡ, hãy luôn để cây được đón nhiều ánh nắng mặt trời, đất trồng trong chậu tơi xốp và thoáng khí, đủ phân bón, nước và cắt tỉa thường xuyên. Sau đây là một số lưu ý để cây dạ yến thảo phát triển và nở hoa đẹp:
Dạ yến thảo cần nhiều ánh nắng để phát triển.
- Ánh sáng: Cây cần từ 4 đến 6 giờ chiếu ánh sáng trực tiếp mỗi ngày. Dạ yến thảo thích hợp trồng ở sân thượng, ban công nhiều nắng để có thể phát triển và ra hoa.
- Đất trồng: Nếu trồng dạ yến thảo ở ban công, khi cây con đã phát triển chậm lại (lá đứng thẳng), bạn nên chuyển sang chậu có đường kính lớn hơn một hoặc hai lần so với chậu ban đầu. Chọn loại đất dinh dưỡng đa năng chất lượng cao. Bạn có thể trộn đất than bùn (hoặc cám dừa mịn) đá trân châu theo tỷ lệ 4:1, trộn thêm phân tan chậm và phân chuồng để cây phát triển tốt.
Khi thấy cây con phát triển cần thay bồn cho cây.
- Tưới nước và bón phân: Khi đất bầu khô, bạn tưới nước thật kỹ . Lưu ý chọn chậu thông thoáng, không để đất bầu bị ướt lâu. Trong giai đoạn cây phát triển lá và hoa, bón phân cách tuần một lần. Trong giai đoạn cây nở hoa, cần nhiều dinh dưỡng, nên bổ sung kali dihydrogen photphat 10 đến 15 ngày một lần.
- Ngắt ngọn: Nếu muốn cây dạ yến thảo nở hoa với số lượng lớn, bạn nên thường xuyên cắt tỉa. Trong giai đoạn cây còn non và chiều rộng tán chưa đủ lớn, hãy ngắt nụ hoa và ngọn kịp thời. Sau khi cây phát triển khoảng 12-15 ngày, cần ngắt ngọn lần đầu để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau ngắt ngọn lần 2. Chú ý ngắt đều ngọn cho tán tròn đều, giữ chiều dài từ 12-15cm thì cây mới phát triển đẹp.
Ngắt ngọn giúp cây mọc thêm nhánh mới.
- Phòng trừ sâu bệnh: Bạn nên tránh để cây bị ngâm nước mưa lâu hoặc trồng ở những nơi thông gió kém. Nếu để ngập nước lâu, lá, thân và rễ sẽ dễ bị thối và chuyển sang màu đen. Khi thấy lá bị thối, bạn phải thay đổi vị trí trồng cây, tránh mưa, tránh tưới nước cho lá. Lưu ý dọn sạch lá, cành bị bệnh, cành chết để cây không bị lây bệnh và chết.
Nếu đất bị ướt lâu ngày, bạn cần kịp thời lấy ra khỏi chậu hoặc treo ở nơi thông gió và có ánh sáng tốt hơn,.
Nếu phát hiện trên lá có những hạt nhỏ màu đen, lá bị côn trùng cắn hoặc có ruồi đen nhỏ trong đất thì nên phun kịp thời các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bướm và các loài gây hại khác.
Sau khoảng 2-3 tháng, cây dạ yến thảo trong điều kiện chăm sóc tốt sẽ nở hoa. Lưu ý, sau khi hoa tàn, nên cắt bỏ hoa già để cây tập trung dinh dưỡng và cho lứa hoa mới.
5 thứ âm thầm sinh nấm mốc dù bạn dùng chúng mỗi ngày, 1 thứ nhà có em bé cần chú ý!
Dù bạn có dùng và làm sạch mỗi ngày, 5 vật dụng này vẫn có những góc khuất "bẩn "!
1. Bình đựng nước rửa chén
Có nhiều gia đình sử dụng thiết kế bình đựng nước rửa chén gắn luôn ở chậu rửa. Bởi thiết kế này không chỉ tiện mà còn đẹp mắt, giúp tiết kiệm không gian và tạo cảm giác sạch sẽ, tinh tươm cho khu vực nấu nướng.
Phải công nhận rằng chúng tiện lợi, thẩm mỹ, nhưng càng tiện bao nhiêu, chúng lại càng âm thầm bám bụi bẩn và sinh nấm mốc theo thời gian sử dụng. Lý do đơn giản là vì thiết kế này "giấu" phần chai đựng xà phòng nên người dùng không thấy được khu vực bên trong, dễ bị đánh lừa rằng chúng sạch sẽ nên không cần lau .
Vậy nên, nếu nhà bạn cũng đang sử dụng thiết kế này, bạn hãy kiểm tra ngay khu vực chai đựng xà phòng để xem bộ phận này có sạch sẽ hay không. Bạn cũng nên thường xuyên tiến hành lau và thay mới nếu cần thiết. Bình đựng kiểu này thường có kết cấu gồm 2 phần: chai đựng và đầu vòi, đôi khi bạn chỉ cần thay mới 1 trong 2 món đồ, không nhất định phải thay toàn bộ.
2. Hộp đựng dao, đũa kín
Về tính năng, hộp đựng dao hay đũa thường có lỗ thoát nước ở dưới giúp thoát hơi tốt, đảm bảo sạch sẽ cho các dụng cụ nhà bếp. Về ngoại hình, món đồ này có nhiều hình dáng và màu sắc bắt mắt, đảm bảo hợp với mọi không gian. Tuy tiện lợi nhưng món đồ này cũng có nhiều điểm hạn chế, điển hình nhất đó là dễ sinh nấm mốc.
Chất liệu gỗ
Đồ gỗ dù là thiết kế nào thì cũng được ưa chuộng, từ tính tiện lợi cho đến sự đẹp mắt. Với thiết kế hộp đựng dao đũa, chúng cũng mang lại những trải nghiệm tuyệt vời. Nhưng ai cũng biết gỗ là vật liệu dễ bị ngậm nước, mà đây lại là nguyên nhân dễ ẩm mốc, ố đen. Cộng thêm thiết kế kín, khi gặp các vật dụng kim loại như dao, kéo, hộp gỗ sẽ tăng khả năng nhiễm bẩn. Lúc đầu dùng rất tốt nhưng lâu dần sẽ có thể ảnh hưởng tới người dùng nếu không được vệ sinh, phơi phóng đúng cách.
Chất liệu nhựa (hộp đựng có chức năng khử khuẩn)
Những hộp đựng đũa, dao thớt kín làm bằng nhựa có thêm chức năng khử khuẩn đi kèm đúng là rất xịn và tiện lợi. Nhưng thiết kế này cũng có nhiều hàng "dỏm" được bán tràn lan trên mạng, bạn vô tình mua nhầm đồ "fake" thì sử dụng chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn thêm mệt.
Hàng "dỏm" đích thị là sản phẩm lừa người, mở bên trong ra bạn sẽ phát hiện chẳng có gì gọi là khử khuẩn, nó đơn giản chỉ là 1 nút xanh có thể sáng đèn. Chưa kể khu vực bên trong còn dễ nhiểm bẩn và bị bám bụi, đã vô tích sự còn phải tốn công dọn dẹp.
Nếu thích những thiết kế hộp đựng dao đũa thì bạn nên cân nhắc chọn chất liệu thép không gỉ để đảm bảo độ bền và an toàn. Ngoài ra bạn cũng nên ưu tiên những thiết kế hở như hình minh họa để giúp dụng cụ nhanh khô ráo, tránh nấm mốc.
3. Khay đựng bột/nước giặt và xả
Ai cũng biết máy giặt cần được vệ sinh thường xuyên. Nhưng hầu hết mọi người chỉ tập trung vệ sinh các khu vực lồng giặt bên trong mà bỏ quên 1 vị trí hay phải dùng tới đầu tiên khi mở máy - đó là khay đựng bột/nước giặt và xả.
Khu vực này thường ẩm ướt, cộng thêm tích tụ cặn bột giặt sẽ khiến chúng thêm bẩn. Nếu không được lau thường xuyên sẽ sinh nấm mốc và vi khuẩn. Và cứ thế, mỗi lần giặt đồ sẽ kéo theo quần áo cũng bị nhiễm bẩn, mặc lên người có thể khiến da dẻ kích ứng, mẩn đỏ.
Lời khuyên: Bạn hãy vệ sinh máy giặt định kỳ và đừng bỏ qua khu vực khay đựng này. Nếu chúng bẩn nghiêm trọng, bạn nên thay mới.
4. Cửa thoát gió ở điều hòa
Tương tự như máy giặt, khi vệ sinh điều hòa, mọi người thường chỉ tập trung vệ sinh cho các bộ phận bên trong mà không nghĩ rằng những khu vực dễ thấy cũng đang âm thầm sinh nấm mốc. Điển hình là khu vực cửa thoát gió điều hòa.
Lời khuyên: Nếu tự vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn hãy lau sạch khu vực cửa thoát gió để đảm bảo không khí tỏa ra vừa mát vừa sạch, đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp thấy cửa thoát gió và cánh quạt bẩn mốc nặng nề thì bạn hãy gọi thợ chuyên nghiệp đến vệ sinh triệt để.
5. Bình tập uống nước cho trẻ em
Ở những gia đình có trẻ nhỏ thì bình tập uống nước là món đồ vô cùng quen thuộc. Nhiều ba mẹ cũng rất cẩn thận vệ sinh và khử khuẩn, khử trùng cho đồ dùng ngay sau mỗi lần các bé sử dụng.
Nhưng mọi người thường bỏ sót 1 chi tiết, có thể nói là khu vực ẩn của chiếc bình này. Đó chính là vòng đệm cao su có chức năng chống rò rỉ nước. Càng sử dụng lâu, khu vực này càng dễ tích trữ cặn bẩn, vi khuẩn. Nhiều người do nhầm tưởng không thể tháo vòng đệm nên mới không vệ sinh bộ phận này.
Nếu nhà bạn cũng có những chiếc bình tương tự, hãy đảm bảo rằng mỗi lần vệ sinh thiết bị thì tất cả các bộ phận đều được tháo rời, bao gồm cả vòng đệm cao su. Có như thế chiếc bình mới thực sự được vệ sinh sạch sẽ.
Những loài hoa thích hợp trồng ở ban công Ban công là nơi lý tưởng để trồng hoa, nhưng không phải loài cây nào cũng phù hợp với điều kiện không gian hạn chế và ánh sáng đặc thù ở vị trí này. Ban công là nơi bạn có thể tạo ra một khu vườn nhỏ tốt tươi và đầy màu sắc, mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà, tạo...