Cách trồng cây ngọc bích từ lá, thân trong chậu đẹp xanh tốt, mang tài lộc về nhà
Cây ngọc bích là cây cảnh trong nhà vô cùng đẹp mắt và có nhiều ý nghĩa đối với phong thủy.
Tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây ngọc bích để giúp bạn có được một chậu cây cảnh chất lượng.
Cây ngọc bích là loài thực vật có tên khoa học là Crassula Ovata, thuộc họ cây Lá Bỏng. Đây là loài cây bụi sống lâu năm, vốn có nguồn gốc từ Nam Phi và các nước nhiệt đới. Dần dần nó phổ biến đến nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Cây ngọc bích có chiều cao trung bình từ 30-50cm, thân cây nhỏ gọn, hình trụ tròn và có thể hóa gỗ nếu tuổi thọ cây càng cao. Lá cây có dạng bầu dục, màu xanh lục, chiều dài từ 2-3cm, mọc đối xứng nhau trên cành. Toàn bộ cành và lá cây đều rất mọng nước, khi cây càng cao lớn thì lá sẽ rụng dần và chỉ mọc tập trung ở giữa cho đến ngọn cây.
Cây ngọc bích nếu như được chăm sóc tốt thì lá rất lâu rụng, cây cứng cáp khỏe mạnh và có thể cho ra hoa. Mùa hoa nở thường bắt đầu từ đầu xuân, hoa có màu trắng, nở thành chùm và có 5 cánh, tỏa hương thơm nhẹ nhàng nhưng thu hút.
Ý nghĩa phong thủy của cây ngọc bích
Theo như phong thủy, cây ngọc bích là loài cây mang lại điềm tốt lành, may mắn cho người trồng. Những chiếc lá mọng nước và luôn xanh tốt của cây tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng và vững bền. Cây càng ra nhiều cành lá thì tài lộc sẽ càng thêm đủ đầy, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, cây ngọc bích còn được gọi với cái tên là cây tình bạn, cây kim tiền (Money plant). Do đó loài cây này còn là biểu tượng cho tình bạn hòa hợp, sự hữu nghị, tốt đẹp trong hợp tác, kinh doanh. Vậy nên mà nhiều người thường lựa chọn cây ngọc bích để làm quà tặng mừng khai trương, tân gia, sinh nhật,…
Một điều nữa về loài cây cảnh tuyệt vời này, đó chính là nó có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, giúp loại bỏ nhiều chất độc hại trong không khí. Nhờ đó cải thiện sức khỏe hô hấp, mang đến cuộc sống trong lành và chất lượng cho bạn và những người thân yêu.
Cách trồng cây ngọc bích trong nhà
Cách trồng cây ngọc bích đơn giản và dễ thực hiện nhất, đó chính là trồng từ phần lá được tách từ cây mẹ khỏe mạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây ngọc bích mới từ phần thân cũng được tách ra từ cây mẹ ban đầu. Tuy nhiên trồng từ phần thân sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức chăm sóc so với chỉ trồng từ lá.
1. Cách trồng cây ngọc bích từ lá
Đầu tiên, bạn hãy chọn những lá to dài, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Sau đó dùng kéo để cắt rời chiếc lá sao cho sát với cành, giữ nguyên vẹn phần cuống. Tiếp theo, đặt lá tại nơi thoáng mát trong 2-3 ngày cho khô lại, rồi sau đó bạn mang đi ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 4-6 tiếng.
Sau khi công đoạn chuẩn bị hoàn tất, bạn đem lá cây đi trồng trong chậu đất. Đất trồng yêu cầu là đất mùn tơi xốp, có đủ dinh dưỡng để giúp cây phát triển. Dùng tay vun kín đất sát cuống lá để giúp cây non khi phát triển có thể đứng vững và không bị đổ sập. Đặt chậu cây ở nơi thoáng gió, có ánh sáng nhẹ nhàng chiếu tới, sau 2-3 tuần lá sẽ ra rễ mới và tạo thành cây con.
2. Cách trồng cây ngọc bích từ thân
Video đang HOT
Bạn chọn lấy phần cành khỏe khoắn có nhiều lá non đang mọc bên trên. Sau đó dùng kéo để cắt cách phần gốc khoảng 2-3cm để giúp cây mẹ có thể phát triển được tiếp từ chỗ bị cắt. Kế đến bạn mang phần cành vừa cắt đi phơi ở nơi thoáng mát khoảng 2-3 ngày cho khô bớt, sau đó đem ngâm phần gốc cắt vào dung dịch kích rễ khoảng vài phút.
Đem cành ngọc bích đã xử lý trồng trong chậu đất, dùng tay lấp kín lại rồi đặt chậu ở nơi thoáng mát, tránh mưa gió quá mạnh. Trong thời gian đầu thỉnh thoảng mới tưới nước cho cây non để nó nhanh chóng thích nghi với môi trường mới. Sau khoảng 2-3 tuần thì cành sẽ ra rễ mới và tiếp tục hình thành nên cây non.
Chăm sóc cây ngọc bích không hề khó, chỉ bằng một số yếu tố sau đây:
1. Đất trồng
Đất trồng cây ngọc bích yêu cầu có đủ dinh dưỡng, độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm một chút xơ dừa, trấu hoặc phân hữu cơ để cải thiện dinh dưỡng đất trồng tốt hơn.
2. Nước tưới
Cây ngọc bích không đòi hỏi lượng nước tưới quá nhiều, do đó bạn không nên tưới quá nhiều nước cho chúng. Duy trì lượng nước tưới khoảng 3-4 lần/tuần nếu trồng chúng ở ngoài trời. Còn nếu bạn trồng cây trong phòng có máy lạnh, hãy giảm lần tưới xuống nữa. Nếu chăm sóc tốt, cây sẽ cho ra hoa vào đầu mùa xuân.
3. Ánh sáng
Bạn nên trồng cây tại những nơi có ánh sáng chiếu đến, điều này giúp cây quang hợp tốt hơn và cho ra nhiều cành lá. Nếu đặt cây trong phòng có máy lạnh, hãy mang cây đi tắm nắng khoảng vài tiếng mỗi ngày nhé.
4. Nhiệt độ
Cây ngọc bích có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ từ 18-25 độ C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
5. Phân bón
Khi cây đang trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa, bạn có thể bón thúc phân hữu cơ 2 tuần/lần để kích thích cây mau ra hoa. Nếu cây phát triển quá nhanh, hạn chế sử dụng phân bón và cắt tỉa bớt cành lá thừa để giúp cây phát triển tốt hơn.
Cách trồng cây hạnh phúc đúng kỹ thuật, mang lại may mắn, tài lộc
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây hạnh phúc đơn giản, nhanh chóng, cho cây phát triển tốt, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cây hạnh phúc, có tên khoa học là Radermachera sinica, là một loài thực vật thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae). Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới, được du nhập vào Việt Nam trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng cây hạnh phúc đã thu hút được nhiều sự quan tâm và trở thành loài cây được ưa chuộng. Cây còn có một số tên gọi khác như Rà đẹt hoa trắng, Rà đẹt tàu, Xoan dâu, Rọc rạch.
Đây là loại cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, chiều cao có thể lên tới 30m và đường kính gốc có thể đạt 1m. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình hiện trồng cây trong chậu cảnh dưới dạng bonsai, với chiều cao khoảng hơn 1m để làm cây cảnh trang trí. Cây có lá kép hình lông chim, mọc thành từng chùm xum xuê, chiều dài 10-20cm, rộng 5-10cm, bề mặt lá bóng loáng và rất đẹp.
Ý nghĩa của cây hạnh phúc trong đời sống
Cây hạnh phúc không chỉ là một loài cây cảnh, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống hàng ngày. Nó được coi là biểu tượng của sự hòa thuận, gắn kết và sự ấm áp trong gia đình. Theo quan điểm phong thủy, cây hạnh phúc được xem là nguồn may mắn, sung túc và tài lộc, nhờ vào sự phát triển xanh tốt của cành lá xum xuê.
Sự phát triển mạnh mẽ của cây, với chiều cao không ngừng tăng, lá cây luôn giữ màu xanh tươi, bóng mượt, tượng trưng cho tinh thần vươn lên, kiên trì vượt qua mọi thách thức trong cuộc sống. Cây hạnh phúc còn mang đến hy vọng cho tương lai, hình ảnh một cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Cách trồng cây hạnh phúc đúng kỹ thuật
Cây hạnh phúc thường được trồng bằng phương pháp giâm cành, hoặc có thể trồng trực tiếp bằng cây con được mua tại các tiệm bán cây cảnh trên cả nước.
1. Kỹ thuật trồng cây hạnh phúc bằng giâm cành
- Đầu tiên, bạn cần lựa chọn được cành cây khỏe mạnh để tiến hành giâm xuống đất trồng. Cành cây được chiết lấy từ cây mẹ không có bệnh tật và đang phát triển tươi tốt. Ngoài ra cành cây được chọn không bị già quá, nên là cành non đang có một số nhánh và chồi non phát triển.
- Tiếp đó, đem ngâm phần cành được cắt ra vào trong dung dịch kích rễ khoảng vài phút để kích thích khả năng ra rễ của cây. Cuối cùng bạn có thể mang cành cây ra trồng trong chậu đất đã đảm bảo về mặt dinh dưỡng.
- Thường xuyên tưới nước cho chậu cây để giúp cành non mau ra rễ mới và phát triển thành cây con. Thường thì quá trình ra rễ sẽ kéo dài từ 2-3 tuần, bạn cần hết sức kiên nhẫn trong giai đoạn này.
2. Kỹ thuật trồng cây hạnh phúc bằng cây non
Trồng cây hạnh phúc bằng cây non là cách được nhiều người lựa chọn sử dụng do tiết kiệm khá nhiều thời gian lẫn công sức chăm sóc, thay vì phải trồng bằng hạt giống hoặc bằng giâm, chiết cành.
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị chậu trồng cây có bề rộng lớn gấp 3-4 lần so với bề rộng của bầu đất cây non khi mới mua về. Độ sâu của chậu trồng cần cao hơn so với độ sâu của bầu đất để giúp việc trồng cây non trong chậu được dễ dàng. Ngoài ra chậu trồng cần có lỗ thoát nước để tránh gây ứ đọng cho cây.
- Tiếp theo, bạn hãy đổ đất trồng vào trong chậu, sau đó dùng xẻng xúc để tạo thành một hố chính giữa chậu để đặt cây non vào bên trong. Tuyệt đối không làm gãy hoặc ảnh hưởng tới bộ rễ của cây khi đặt vào trong chậu.
- Kế đến, hãy xé bỏ nilon bọc bên ngoài bầu đất rồi nhẹ nhàng đặt bầu đất vào bên trong hố đã chuẩn bị trong chậu trồng. Dùng xẻng lấp đất lại để cố định vị trí trồng cây, đừng nén đất quá chặt để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của rễ.
- Cuối cùng, bạn hãy tưới nước thường xuyên để chăm sóc cho cây non sau khi trồng. Chỉ sau vài tuần, cây non sẽ thích nghi tốt với điều kiện mới và tiếp tục quá trình sinh trưởng của mình.
Chăm sóc cây hạnh phúc tốt nhất
Để chăm sóc cây hạnh phúc tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
1. Đất trồng
Đất trồng cần đảm bảo có đủ dinh dưỡng và độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt để giúp cây hạnh phúc có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn có thể bổ sung thêm xơ dừa, trấu, phân hữu cơ để gia tăng giá trị dinh dưỡng trong đất trồng.
2. Nước tưới
Cây hạnh phúc khá ưa ẩm, do đó bạn cần tưới thường xuyên cho chúng mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm để giúp cây có thể phát triển tốt hơn. Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, bạn có thể gia tăng lượng tưới. Ngược lại nếu thời tiết mưa ẩm nhiều thì bạn hãy giảm bớt lượng tưới xuống.
3. Ánh sáng
Cây hạnh phúc nên được đặt ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng để gia tăng khả năng quang hợp và phát triển cành lá. Càng được quang hợp nhiều thì cây sẽ càng ra nhiều lá, mọc thành từng tán rậm rạp bóng mượt trông vô cùng thích mắt. Tuy nhiên nếu thời tiết vào mùa hè nắng nóng trên 40 độ kéo dài thì bạn không nên để cây tắm nắng vì có thể làm khô héo. Thay vào đó, hãy đặt chậu cây trong nhà hoặc những nơi râm mát để bảo vệ chúng.
4. Cắt tỉa
Thường xuyên cắt bỏ những cành lá mọc quá dài, bị khô héo hoặc bị sâu bệnh tấn công để giúp cây hạnh phúc có thể sinh trưởng tốt và không bị mắc bệnh.
5. Phòng sâu bệnh
Loại bỏ các cành lá bị sâu bệnh tấn công, bảo vệ môi trường sống xung quanh để tránh các loài sâu bệnh có thể sinh trưởng và tấn công cây trồng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc diệt côn trùng được cho phép mà không gây hại đến cây trồng.
Một số lợi ích mà cây hạnh phúc mang lại
Do có nhiều giá trị trong phong thủy cùng vẻ đẹp độc đáo mà cây hạnh phúc thường được dùng như cây cảnh trang trí, đặt ở những nơi trang trọng như phòng khách, quán ăn, cà phê, nhà hàng, sảnh lễ tân của nhiều công ty lớn,... Nhờ đó giúp mang lại vẻ tươi mới, khỏe khoắn, hiện đại cho không gian xung quanh.
Ngoài ra, cây hạnh phúc sở hữu rất nhiều cành lá, có khả năng thanh lọc bụi bẩn, làm sạch không khí vô cùng hiệu quả. Cây còn cung cấp oxy, hạn chế ảnh hưởng của tia bức xạ từ các thiết bị điện tử,... Nhờ đó giúp cuộc sống của chúng ta trở nên trong lành, khỏe mạnh hơn.
Cây hạnh phúc có thể được trồng trong các chậu nhỏ dưới dạng bonsai. Từ đó mà bạn có thể dùng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân yêu nhân những sự kiện đặc biệt hoặc dịp lễ quan trọng, ngày khai trương, sinh nhật,...
Cách trồng cây hương thảo đơn giản tại nhà ai cũng trồng được Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây hương thảo đơn giản tại nhà, giúp bạn có được những chậu cây hương thảo tươi tốt. Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là loài thực vật thuộc họ Hoa môi, được biết đến với tên gọi là Mê điệt hương. Đây là loài cây thường được sử dụng...