Cách trồng cà chua trên sân thượng
Việc trồng cây cà chua tưởng chừng khó khăn nhưng cà chua Early Girl lại rất dễ chăm sóc. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loại sâu bệnh phổ biến và có nhu cầu tưới nước thấp.
Chăm sóc cà chua Early Girl
Mỗi vụ cà chua khoảng 50 ngày. Loại cây này ra quả trước khi nhiều loài gây hại cho cây xuất hiện. Để cà chua khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo cung cấp cọc hoặc lồng để giữ hoa và quả khỏi mặt đất. Kết hợp với việc cắt tỉa, nhiều ánh nắng mặt trời và đất giàu dinh dưỡng, cây cà chua Early Girl sẽ mang lại cho bạn vô số trái ngon ngọt.
Ánh sáng
Cà chua Early Girl phát triển mạnh ở nơi có nhiều ánh nắng. Ở ban công hay sân thượng đều phải ưu tiên đặt cây ở nơi có thể nhận được ánh nắng đầy đủ để cây ra hoa và đậu quả khỏe mạnh.
Đất
Đất giàu dinh dưỡng rất quan trọng đối với năng suất của cây cà chua Early Girl. Bởi vì cây này phát triển nhanh nên chúng cần đất giàu dinh dưỡng. Có thể bổ sung phân trộn để đảm bảo đất có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Nước
Cà chua Early Girl cần ít nước, là lựa chọn tuyệt vời cho canh tác trên ban công, sân thượng. Khi tưới nước, bạn nhớ tưới sát mặt đất để tránh làm ướt lá và thân cây. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nấm và thối. Kiểm tra đất để biết khi nào cây cần được tưới nước. Tưới nước khi đất hơi ẩm hoặc khô. Cà chua trồng trong thùng sẽ cần tưới nước thường xuyên hơn so với cà chua trồng dưới đất.
Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ 18-24 độ C là lý tưởng nhưng cà chua Early Girl có thể chịu được nhiệt độ cao hơn. Ưu tiên độ ẩm vừa phải, vì điều kiện quá ẩm có thể gây ra các vấn đề về thối hoặc nấm.
Video đang HOT
Việc bón phân rất quan trọng đối với cà chua trồng trong thùng ở ban công và sân thượng. Có một số loại phân bón được thiết kế đặc biệt cho kiểu trồng này, bạn có thể mua ở cửa hàng hạt giống. Cà chua trồng ở vườn có thể không cần phân bón nếu đất giàu chất hữu cơ. Có thể dùng phân dành cho cây ăn quả bón thêm nếu cần.
Cắt tỉa
Cắt tỉa khuyến khích sự phát triển, kích thích sản xuất quả và ngăn ngừa bệnh tật, thối rữa. Cắt bỏ những cành phía dưới lộ thân cây từ 15 đến 20cm để thúc đẩy luồng không khí và ngăn ngừa bệnh tật. Loại bỏ các chồi non để giúp cây tập trung năng lượng vào cành chính và quả.
Cách trồng từ hạt giống
Trồng cà chua từ hạt sẽ cho thu hoạch sớm hơn. Sau đây là cách thực hiện: Bắt đầu gieo hạt trong nhà từ 6 đến 8 tuần trước đợt sương giá cuối cùng, che nhẹ bằng đất; giữ đất ẩm và ấm áp; khi cây con xuất hiện, hãy cung cấp nhiều ánh sáng ở bậu cửa sổ sáng hoặc dưới ánh đèn trồng trọt; sau khi cây con đã cứng cáp, hãy trồng cà chua ở nơi đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, hoặc trong chậu, để nơi có ánh nắng đầy đủ.
Cà chua Early Girl được đánh giá là loài có khả năng sinh trưởng khá tốt trong thùng, chậu. Những chậu có đường kính từ 40cm trở lên sẽ có đủ chỗ cho loại cà chua này phát triển. Các lỗ thoát nước sẽ giúp ngăn chặn quá nhiều hơi ẩm tích tụ trong chậu. Cây trồng trong chậu cần nhiều nước hơn cây trồng dưới đất nên bạn có thể tưới nước cho cây hàng ngày.
Những loại rau quả có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà ít người biết đến
Các loại rau quả này có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.
Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, có nhiều loại rau quả cung cấp vitamin tự nhiên, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cà chua
Cà chua là một loại thực phẩm vô địch về chất dinh dưỡng khi nó chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất. Một chén cà chua chín đỏ cung cấp một số lượng vitamin A, C và K tuyệt vời. Nó còn là một nguồn cung cấp chất molebdenum, crom, mangan, kali, vitamin B1 và B6. Cà chua chứa đồng, folate, sắt, B phức tạp và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Cà chua được biết đến với hàm lượng lớn chất lycopene, một loại phytonutrient có khả năng chống oxy hóa và chống ung thư.
Đậu nành
- Đậu nành là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe trên thế giới hiện nay.
- Đậu nành cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất cần thiết như molebdenum, tryptopha, mangan, protein, omega-3 chất xơ, axit béo và kali có tác dụng phòng chống ung thư, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn chặn lão hóa...
Măng tây: Một chén măng tây luộc là một nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin A, C và K và folate. Ngoài ra, măng tây còn chứa hơn 10 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe khác như Kali, vitamin B, và chất xơ. Hàng thế kỷ trước, cha ông chúng ta thường dùng mang tây để làm sạch ruột và chữa lành tổn thương.
Ớt chuông: Ớt chuông có rất nhiều màu sắc, từ màu đỏ, màu vàng đến màu xanh. Chính những màu sắc này mang đến cho ớt chuông nhiều vitamin và khoáng chất. Loại thực phẩm này giàu vitamin A, vitamin C và B6. Nó cũng là nguồn cung cấp molebdenum, chất xơ, mangan và folate.
(Ảnh minh họa).
Rau bina
- Rau bina là "kho" chứa các chất dinh dưỡng. Loại thực phẩm này chứa hơn 35 vitamin và khoáng chất. Đó là vitamin A, vitamin K...Màu xanh của rau bina còn chứa hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau, có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa do các gốc tự do gây ra.
Kết quả từ cuộc khảo sát hơn 15.000 đàn ông trong khoảng 12 năm cho thấy, những người thường xuyên ăn rau xanh mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ bị bệnh tim so với những người không ăn rau xanh.
Trong đó, rau bina được xem là loại đứng đầu có thể giúp duy trì trái tim ở trạng thái tốt nhất nhờ vào các chất lutein, folate, kali và chất xơ chứa trong loại rau này.
Bông cải xanh
- Bông cải dồi dào beetacaroten, vitamin A, B9, C... và chứa những thành phần chống oxy hóa cực mạnh. Một bát bông cải xanh luộc cung cấp một số lượng vitamin A, C và K, folate, chất xơ, kali, phốt pho tuyệt vời. Nó cũng giàu sắt, kẽm, vitamin E, vitamin B và hơn 20 chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bông cải xanh có thể ăn sống, luộc hoặc hấp.
- Dồi dào beetacaroten và chứa những thành phần chống oxy hóa cực mạnh như sulphoraphane, indole, glutathion, quercétine, B-cartone, nhiều gấp đôi các loại vitamin A, B9, C so với cam, rau bina và chanh... bông cải xanh giúp củng cố hệ miễn nhiễm, ngăn ngừa các bệnh về tim, cải thiện thị lực, ngăn ngừa cảm cúm, viêm phế quản, bệnh Parkinson, lão hóa... Bông cải xanh cũng chứa nhiều chất xơ giúp lọc gan và chuyển hóa trong ruột nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư tá tràng. Ngoài ra, các khoáng chất như canxi (28g/100g), magnesium, potassium, phosphor, sắt và acid folic cũng có tác dụng với những ai bị bệnh thiếu máu.
Rau mầm
- Rau mầm chia làm hai loại: xanh và trắng được dùng khá phổ biến trong các món salad hoặc xào tái với chút dầu hào. Rau mầm chứa hàm lượng cao các loại vitamin, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A gấp 4 lần và hàm lượng canxi gắp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn có nguồn cung cấp dồi dào cartotene, chlorophyll, đạm dễ tiêu. Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy, rau mầm có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.
- Rau mầm chứa hàm lượng cao các loại vitamin, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể
Cải xanh
- Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, a-xit nicotic... và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
- Cải xanh có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm: thịt bò, thịt lơn, cua, tôm, mực... để chế biến thành nhiều món ăn: nấu canh, lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp...
Rau muống
- Rau muống có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp
- Rau muống có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp, vì vậy, những người bị cao huyết áp hoặc có nồng độ cholesterol trong máu cao nên ăn nhiều loại rau này. Đặc biệt, theo Đông y, rau muống có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt nên dân gian thường dùng rau muống để phòng và chữa một số bệnh thường gặp: giải độc, giảm đường máu, chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da...
Cải thìa
Cải thìa chứa nhiều vitamin A, B, C trong đó, lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Bạn có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá này hằng ngày vì cải thìa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa một số bệnh ngoài da. Hạt cải thìa còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
Rau củ quả là nguồn cung cấp vi tamin vô tận cho chúng ta hãy trân trọng và sử dụng hiệu quả tránh lạm dụng.
Loại quả bán ngoài chợ quanh năm có thể phòng ung thư Quả cà chua có nhiều tác dụng tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa ung thư và là một phần quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng lành mạnh. Ăn quá nhiều cà chua có bất lợi cho cơ thể không thưa bác sĩ? Chế biến quả này như thế nào để giữ được nhiều dinh dưỡng nhất? (Hải...