Cách tránh chấn thương khi nhảy dây
Nhảy dây là bài tập luyện đơn giản, dễ thực hiện ở mọi nơi mọi lúc. Tuy nhiên, nếu tập không đúng cách có thể gây một số chấn thương nguy hiểm.
Dưới đây là cách để tránh chấn thương khi nhảy dây.
1. Các chấn thương thường gặp khi nhảy dây
BS. Nguyễn Trọng Thủy (nguyên bác sĩ Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho biết, nhảy dây giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện sự phối hợp, tăng khả năng tập trung, tăng sức bền, giúp giảm mỡ và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, việc nhảy dây không đúng cách có thể gây một số chấn thương:
- Đau khớp: Việc nhảy dây quá mức có thể dẫn đến đau khớp, từ đó làm giảm hiệu suất luyện tập. Đau khớp do nhảy dây sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi.
- Chấn thương gân cẳng chân: Nếu tập luyện cường độ cao vượt quá mức có thể sẽ dẫn đến chấn thương ống chân. Chấn thương này khiến người tập đau nhói dọc theo xương ống quyển. Ngoài ra, người tập có thể bị sưng nhẹ ở cẳng chân.
- Gãy xương: Nhảy dây sẽ dồn trọng lượng lên xương cẳng chân. Việc tập luyện quá sức có thể khiến phần xương bị tổn thương. Do đó, những người có xương cẳng chân yếu có thể bị gãy xương.
- Bong gân gót chân: Gân gót chân chịu trách nhiệm vận động lớn khi nhảy dây. Nếu vận động quá mức sẽ tạo áp lực cho gân gót chân dẫn đến gây đau và viêm nhiễm ở phần bàn chân.
Video đang HOT
Bong gân gót chân là chấn thương thường gặp khi nhảy dây quá sức.
2. Làm thế nào để tránh chấn thương khi nhảy dây?
Đôi khi rất khó để phân biệt giữa cơn đau thông thường và cơn đau do chấn thương thể thao. Đau nhức cơ bắp thông thường được đặc trưng bởi sự mệt mỏi và căng cứng. Điều này có thể được cải thiện theo thời gian bằng cách kéo giãn cơ. Tuy nhiên, nếu bị chấn thương, các triệu chứng đau, sưng tấy và mệt mỏi sẽ kéo dài, không khỏi.
Có thể tránh các chấn thương khi nhảy dây bằng một số cách dưới đây:
- Lựa chọn bề mặt nhảy dây: Khi nhảy dây, hãy cố gắng tránh các bề mặt cứng như nhựa đường và bê tông vì có ít không gian để hấp thụ sốc, do đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Cố gắng nhắm tới các bề mặt như sàn gỗ hoặc cao su. Nếu không có lựa chọn nào khác cho bạn và bạn phải nhảy trên bề mặt cứng, hãy giảm cường độ tập luyện của bạn xuống.
- Mang giày phù hợp: Mang giày phù hợp là điều rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương khi nhảy dây. Nên chọn những đôi giày chất lượng tốt, có tác dụng giảm xóc hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái khi đi.
Nên khởi động trước khi nhảy dây để tránh chấn thương.
- Chú ý tần suất nhảy : Tần suất nhảy dây là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa chấn thương. Thường những người mới bắt đầu tập dễ bị chấn thương vì mong muốn đạt được mục tiêu nhanh hơn. Điều này thường khiến cơ thể quá căng thẳng và dẫn đến chấn thương.
Nghỉ ngơi và phục hồi là rất quan trọng khi tập thể dục. Hãy tiếp tục thay đổi thói quen tập luyện của bạn với cường độ và thời lượng khác nhau để duy trì hứng thú và tránh bị thương.
- Đừng bỏ qua phần khởi động : Tất cả các môn thể thao đều cần khởi động trước khi bắt đầu tập luyện. Khởi động giúp nâng cao lưu lượng máu và nhịp tim tăng dần để chuẩn bị cho buổi tập luyện.
- Giãn cơ: Nhiều người bỏ qua thói quen giãn cơ sau khi tập luyện. Giãn cơ giúp giải quyết tình trạng căng cơ. Ngoài ra, vào những ngày nghỉ, có thể thực hiện một buổi tập kéo giãn cơ trong khoảng 30-60 phút. Có thể kết thúc buổi tập bằng một vài tư thế yoga có tác dụng kéo dãn hiệu quả.
Cứu sống thầy giáo vùng cao nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"
Thầy giáo 38 tuổi ở Sơn La được đưa xuống cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y trong tình trạng rất nguy kịch sau 2 ngày sốt do nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei - vi khuẩn ăn thịt người, nguy cơ tử vong lên tới gần 100%.
Nam bệnh nhân 38 tuổi là thầy giáo ở một trường tiểu học vùng cao tại Sơn La vào nhập viện tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sau 2 ngày sốt, đau khớp hai bên, mệt mỏi nhiều.
Ngay lúc vào viện, bệnh nhân đã đi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan, suy hô hấp, suy tim, suy thận. Các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tích cực bằng nhiều biện pháp tối ưu như thở máy, lọc máu liên tục cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nam bệnh nhân đáp ứng rất kém với các biện pháp điều trị tích cực ban đầu, tình trạng nhiễm trùng tiến triển toàn thân. Kết quả cấy máu của bệnh nhân ra vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra bệnh Whitmore.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực cùng các bác sĩ vui mừng khi cứu sống được thầy giáo vùng cao.
Theo y văn, những trường hợp nhiễm Burkholderia pseudomallei có sốc nhiễm khuẩn thì tỉ lệ tử vong cực kỳ cao, vi khuẩn sẽ lan tràn khắp cơ thể tạo thành nhiều ổ áp xe toàn thân, đáp ứng rất kém với kháng sinh. Cũng vì lí do đó mà Burkholderia pseudomallei được mệnh danh là vi khuẩn "ăn thịt người".
Nam bệnh nhân tiếp tục đi vào sốc nặng hơn, suy hô hấp không đáp ứng với thở máy. Bên cạnh những ổ áp xe toàn thân, huyết khối bắt đầu hình thành ở chi dưới và động mạch phổi, kèm theo bệnh nhân bị sốc mất máu do chảy máu từ dạ dày.
Gia đình thầy giáo có hoàn cảnh rất khó khăn, bố bệnh nhân vừa mất do ung thư, trong khi chi phí hồi sức hàng ngày có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Trước hy vọng sống của người bệnh rất mong manh, bệnh viện tiến hành cuộc hội chẩn dưới sự chủ trì của PGS Đào Xuân Thành - Phó Giám đốc bệnh viện, cùng PGS.TS Hoàng Bùi Hải và các thầy thuốc nhiều chuyên khoa. Các chỉ số lâm sàng và các thang điểm tiên lượng trong y văn đều cho thấy tỉ lệ tử vong gần như là 100%.
Phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã kêu gọi các nhà hảo tâm được hơn 100 triệu đồng ủng hộ thầy giáo nghèo. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo khoa, các bác sĩ điều chỉnh phác đồ kháng sinh, tiến hành kỹ thuật tim phổi nhân tạo -ECMO cho bệnh nhân.
Theo chia sẻ của các bác sĩ, khi đang chạy ECMO, điều trị huyết khối bằng chống đông, bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng, sốc mất máu do chảy máu dạ dày nhiều lần. Có những tua trực phải tiến hành nội soi cầm máu lúc nửa đêm, truyền nhiều lít chế phẩm máu, tưởng như bệnh nhân không thể vượt qua được.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã hồi sức thành công rất nhiều bệnh nhân nặng trong hàng tháng trời, các bác sĩ đều không bỏ cuộc, quyết tâm cứu bệnh nhân tới cùng.
Sau hơn 20 ngày chạy ECMO, 5 lần soi dạ dày cấp cứu, bệnh nhân bắt đầu được kết ECMO và cai dần thở máy.
Sau 1 tháng rưỡi điều trị, bệnh nhân đã bỏ được máy thở, thở khí phòng. Bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La để tiếp tục điều trị thuốc kháng sinh uống và chăm sóc trong giai đoạn phục hồi.
Theo các bác sĩ, trong 1 tháng qua, Khoa Cấp cứu và Hồi sức tich cực đã cứu sống 3 bệnh nhân nặng bằng kỹ thuật ECMO thành công.
Những thực phẩm người bị 'bệnh nhà giầu' tuyệt đối không được ăn Gút được xem là bệnh của giới nhà giàu nhưng hiện nay ngay kể cả người nghèo cũng mắc bệnh này, thậm chí bệnh xảy ra cả ở nữ giới. Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết có khoảng 0,14% người Việt Nam đang bị gút, trong đó khoảng 8% bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh...