Cách rán khoai tây thật giòn
Nếu bạn băn khoăn tại sao món khoai tây rán mình làm không giòn bằng ngoài tiệm, hãy thử áp dụng một số mẹo vặt dưới đây.
Cách 1 – Rán hai lần: Lần đầu, bạn chỉ rán cho đến khi mặt ngoài hơi se rồi tắt bếp, khoảng 10 – 15 phút sau bật bếp lửa to rán lại.
Hoặc bạn vớt khoai ra để ráo sau lần rán đầu tiên, khi mặt ngoài đã hơi vàng. Khi khoai nguội, cho vào rán lần hai cho đến khi vỏ vàng hẳn. Bạn vớt ra, cho vào một cái chảo không đã đun nóng để đảo lại, thêm chút bơ và tỏi đập dập cho thơm.
Cách 2 – Chần hoặc luộc qua: Trước khi rán khoai, cho vào nồi nước pha chút muối, đun cho đến khi nước sôi thì vớt ra, dội ngay bằng nước lạnh, để ráo nước rồi rán trên lửa lớn.
Cách 3 – Rán sơ rồi để tủ lạnh: Khoai tây rán qua cho chín và chỉ hơi vàng mặt ngoài thì vớt ra, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh một đêm. Sau đó lấy ra rán lại.
Cách 4 – Dùng bột làm “áo”: Khoai tây ngâm nước muối xong vớt ra để thật ráo, sau đó nhúng vào nước bột gạo (pha rất loãng để không bọc dày miếng khoai) rồi mới rán. Hoặc khoai tây để tương đối ráo, rắc ít bột chiên, xóc đều trước khi rán.
Video đang HOT
Cách 5 – Ngâm với dấm: Nước ngâm khoai tây sau khi xắt không chỉ có muối mà còn cho chút dấm chừng 20 – 30 phút, sau đó vớt ra để táo và rán. Không nên cho quá nhiều dấm vì sẽ làm đổi vị món ăn.
Lời khuyên & Cảnh báo
Lưu ý: Để món khoai tây giòn, vàng đều, bạn luôn luôn phải cho ngập dầu ăn ngập, rán bằng lửa lớn (nếu rán hai lần thì lần đầu tiên để lửa vừa phải).
Theo Tapchiamthuc
Hướng dẫn bảo quản củ cải
Củ cải là món yêu thích của nhiều người bởi những tác dụng tuyệt vời cho đường hô hấp và tiêu hóa. Không ít người mua củ cải sạch về dự trữ nhưng lại không biết nên bảo quản thế nào để được lâu.
Khử mùi ở củ cải:
Trước khi hấp hay luộc củ cải, bạn nên thái nhỏ củ cải ra rồi theo tỉ lệ 300:1 để cho giấm vào cùng củ cải. Mùi củ cải sẽ không còn nữa.
Củ cải khô đông lạnh:
Củ cải sau khi thái để vào ngăn đá và làm đông lạnh một thời gian. Sau đó, bạn đem ra nơi có ánh nắng phơi khô. Làm cách này, củ cải khô sẽ bảo quản được lâu hơn và có mùi vị độc đáo.
Bảo quản trong hố đất:
Bỏ tất cả củ cải bị sâu đục, sứt xát, củ nứt và quá nhỏ ra. Số còn lại thì bạn cắt bỏ đầu đuôi. Đào một hố sâu khoảng 1m, rộng 1m, xếp nghiêng củ cải theo thành hố, đầu hướng xuống dưới, đuôi hướng lên trên. Xếp lần lượt cứ 1 tầng củ cải, 1 tầng đất dày khoảng 10cm (chú ý tìm loại đất sạch) tổng cộng xếp tất cả 4 tầng.
Nếu hố đất quá khô, ta có thể tưới lên một ít nước. Sau khi tầng trên cùng được xếp xong, bạn cần phải dựa theo sự thay đổi của thời tiết để tăng dần độ dày của lớp đất trên cùng.
Thời tiết ấm áp lấp ít đất, trời giá rét thì lấp nhiều đất, đảm bảo đến khoảng trước hoặc sau tiểu hàn thì lấp xong đất, đất tổng cộng dày 1m. Những củ cải đảm bảo chất lượng, trước khi cho xuống hố đất không bị chịu nóng, sau khi cho vào hố không bị chịu lạnh thì có thể cất giữ đến tận thượng tuần tháng 3 năm sau cũng không bị hỏng.
Bảo quản bằng bùn:
Cắt bỏ phần đầu củ cải rồi lăn củ cải vào bùn vàng nhão 1 vòng, đảm bảo dính được 1 lớp bùn ở bên ngoài củ cải. Sau khi lăn xong, cho củ cải xếp vào nơi râm mát để cất giữ.
Nếu đắp thêm 1 lớp đất ẩm ở bên ngoài đống củ cải thì càng tốt.
Bảo quản quanh thùng nước:
Để 1 thùng hoặc chum đựng nước trong phòng. Thùng và chum đựng đầy nước. Đem củ cải xếp đống xung quanh thùng, chum, đắp thêm một lớp đất ẩm dày khoảng 15cm lên trên củ cải là được.
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh Blin - Bánh xèo kiểu Nga Vài tháng trước mình được đọc bài Độc đáo lễ tiễn mùa đông của Nga. Ngoài việc được biết phong tục tập quán của Nga thì món bánh blin đẹp mắt không thể thiếu trong lễ hội Maslenitsa đã thu hút mình ghê gớm. Nguyên liệu Phần bánh: Bột mì: 350gr _Sữa chua: 500ml Nước ấm 300gr _Bột nổi: 3gr Muối: 6gr _trứng...