Cách phòng tránh bị bỏng da khi trời nắng cháy
Mùa hè năm nay miền Bắc Bộ, Trung Bộ đã trải qua nhiều đợt nắng nóng với nền nhiệt độ lên cao tới 39-40 độ C. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe cơ thể bên trong thì giữ cho làn da khỏe mạnh, tránh bị bỏng, cháy nắng cũng vô cùng quan trọng.
Đến trường mùa nắng nóng: Làm sao để đảm bảo an toàn? Nắng như đổ lửa giữa dịch COVID-19, làm thế nào để không… đổ bệnh? Chỉ số tia UV tại Hà Nội và TP HCM ở mức gây nguy hại
Th.S-bác sỹ Đặng Bích Diệp, BV Da liễu Trung ương cho biết, những người bị cháy nắng, bỏng nắng thường có biểu hiện rát đỏ vùng da hở, ngứa, thậm chí xuất hiện bọng nước. Mới đây, BV đã tiếp nhận một trường hợp bị cháy nắng, bỏng nắng nhưng vì điều trị không phù hợp nên tổn thương da càng nặng hơn.
Điển hình là trường hợp một bệnh nhân nữ ở Hà Nội thấy rát đỏ ở vùng da hở, kèm theo ngứa rất nhiều sau khi đi tắm biển về. Thay vì đi khám, cô gái trẻ lại ra hiệu thuốc gần nhà và được tư vấn bôi thuốc acyclovair do chẩn đoán zona thần kinh. Tuy nhiên, tình trạng da không cải thiện, bệnh nhân rát đỏ hơn nhiều, tổn thương xuất hiện bọng nước. Lúc này bệnh nhân mới đến BV Da liễu Trung ương khám.
Theo BS Diệp, với mật độ tia UV cao vào những ngày trời nắng gắt thì nguy cơ gây ra tổn thương da cấp tính, dễ gặp đối với nhóm đối tượng có hoạt động công việc ngoài trời kéo dài hoặc những trường hợp bệnh nhân sau khi đi tắm nắng, đi biển về.
Bệnh nhân đến bệnh viện có biểu hiện ban đầu là cháy nắng, với các tổn thương là các mảng da ở vùng da hở tiếp xúc với ánh nắng bị đỏ, sưng tấy. Bệnh nhân cảm giác châm chích, khó chịu, ngứa ngáy, có thể gây hiện tượng lột và bong da. Trường hợp nặng hơn sau tiếp xúc từ 2-6 giờ bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, da nổi bọng nước và tổn thương trên diện rộng.
Video đang HOT
Để tránh những tổn thương do cháy nắng, bỏng nắng gây ra, người bệnh cần được làm mát ngay vùng da bị tổn thương bằng cách chườm khăn mát; ngâm mình trong nước mát lạnh để hạ nhiệt giúp cho do da hồi phục. Sau đó có thể đắp mặt nạ dưỡng ẩm làm mát.
Hoặc có thể bôi kem dưỡng ẩm làm dịu với thành phần chứa lô hội và nha đam. Trường hợp nặng hơn có thể đến bác sĩ để được kê và chỉ định các thuốc phù hợp. Hạn chế tối đa việc tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng, che chắn tốt, phải bôi kem chống nắng, không bóc tổn thương da bong và cậy các bọng nước sẽ làm các tổn thương da khó hồi phục hơn.
Thời gian da cần để hồi phục phụ thuộc vào mức độ nặng của tổn thương, tình trạng da của người bệnh và các biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây hiện tượng tăng sắc tố lâu dài, chăm sóc không tốt có thể gây đến tình trạng bội nhiễm ở da.
Để tránh tình trạng cháy nắng, bỏng da trong thời tiết nắng nóng người dân hạn chế tối đa ra trời nắng từ thời gian cao điểm từ 10-14 giờ. Nếu bắt buộc phải ra ngoài nắng cần có phương pháp chống nắng tốt phù hợp như đeo khẩu trang, đội mũ nón, đeo kính râm, mặc quần áo dài tay chống nắng, bôi kem chống nắng phù hợp với loại da của mình đúng và đủ… (ngày bôi ít nhất 2 lần; số lần thoa nhiều hay ít có thể linh hoạt theo tình huống, đảm bảo trên mặt luôn có một lớp kem chống nắng. Trường hợp ra mồ hôi nhiều, sau mỗi hai giờ phải thoa kem lại; chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp. Chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao…).
Đồng thời, uống đủ nước, bổ sung các loại hoa quả, nước ép trái cây, vitamin đặc biệt vitamin C, chất chống oxy hoá giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với tia UV cũng sẽ giúp da có sức đề kháng tốt hơn…, bác sỹ Diệp khuyến cáo.
Cấp cứu làn da bị cháy nắng
Trong các vấn đề về da thường gặp, da bị cháy nắng là mối lo ngại của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Làm sao cấp cứu nhanh và chăm sóc làn da cháy nắng là điều nhiều chị em quan tâm.
Da bị cháy nắng là hiện tượng làn da bị rát, đỏ, sưng tấy, thậm chí bong tróc. Nguyên nhân của tình trạng này vì da phải tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cường độ cao trong một khoảng thời gian quá dài, khiến lớp biểu bì của da bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đỏ da, cháy nắng, bong tróc, nổi bóng nước...
Thậm chí trong trường hợp nặng có thể dẫn đến các biểu hiện nặng hơn của bỏng độ 2, mất nước hoặc nhiễm trùng. Nếu tiếp xúc ánh nắng trong thời gian dài có thể dẫn đến lão hóa da hay thậm chí ung thư da, và làm bùng phát các bệnh lý da do ánh nắng.
Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng
Có nhiều nguyên nhân khiến da có thể bị cháy nắng, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của chúng ta trong việc bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua. Rất nhiều người trong nhịp sống hối hả hơn, buộc phải ra ngoài khiến làn da phải tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời.
TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu-Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Trong khi đó, nhiều người chủ quan, không che chắn, bảo vệ da trước khi đi ra ngoài. Vì vậy, tia UV dễ dàng tác động lên trên bề mặt da, khiến da sậm màu, mất nước, nặng hơn thì cháy nắng, lão hóa da, ung thư da... Trên thực tế, có không ít người sau một thời gian dài giữ gìn da sáng đẹp, nhưng nếu chỉ 1-2 tuần không cẩn trọng bảo vệ, làn da trở nên cháy sạm và phải mất nhiều thời gian chăm sóc lại để có được làn da đẹp như ban đầu.
Khi da bị cháy nắng, bạn cần ngưng ngay việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, làm dịu da bằng cách đắp mát, thoa các loại sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm làm dịu da, bù bằng đường uống nếu có mất nước nhẹ. Nếu đỏ da, đau rát nhiều, bạn có thể sử dụng một số thuốc kháng viêm và giảm đau đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn như có dấu hiệu của bỏng nặng, da rộp nước nhiều hay có tình trạng mất nước nhiều, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.
Chăm sóc da đúng cách
Ánh nắng mặt trời gây ra nhiều tác hại trước mắt và lâu dài cho làn da, chính vì vậy, việc bảo vệ da tránh nguy cơ bị cháy nắng là điều phải thực hiện thường xuyên và đặc biệt khi chúng ta có nhiều thời gian đi du lịch, ra ngoài cùng bạn bè và người thân. Bất cứ khi nào cần phải ra nắng trong thời gian dài cũng nên chú ý đến những cách thức bảo vệ da.
Sau đây là những bước cơ bản giúp chúng ta phòng ngừa cháy nắng: Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, nên sử dụng áo dài tay, quần dài, nón rộng vành và đeo kính mát để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thoa kem chống nắng đúng cách, chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, thoa lượng đủ dày, thoa kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài, thoa lại sau mỗi 2 tiếng hoặc sau khi tắm hay ra mồ hôi nhiều. Thoa kem chống nắng cả khi thấy trời râm mát. Kết hợp thoa kem chống nắng và sử dụng viên uống chống nắng theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với chị em phụ nữ, việc thường xuyên trang điểm để bản thân trở nên rạng rỡ hơn khi đi làm hoặc đi chơi là điều rất bình thường. Tuy nhiên, sau một ngày dài trang điểm, nhiều chị em không tẩy trang cẩn thận hay nghiêm trọng hơn là chỉ rửa nước qua loa dẫn đến làn da bị "ngộp thở", lỗ chân lông tắc nghẽn, nổi mụn chi chít hay da xỉn màu, thiếu sức sống là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, việc thoa kem dưỡng chưa đúng cách cũng khiến làn da trông thiếu sức sống. Nếu muốn có được làn da căng mướt, tràn đầy sức sống suốt cả ngày dài thì bước thoa kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối là không thể bỏ qua. Thêm nữa, làn da không được cung cấp đủ độ ẩm sẽ làm cho hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, tạo cơ hội cho các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động xấu đến làn da.
Do vậy, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa cháy nắng, việc chăm sóc da đúng cách cũng là điều quan trọng giúp bạn có được làn da khỏe đẹp, tránh được các tác động xấu từ bên ngoài có thể ảnh hưởng lên làn da của mình. Bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, ăn uống điều độ với chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, hạn chế những thức ăn nhiều đường, bột, dầu mỡ và rượu bia; uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây; duy trì chế độ tập thể dục hàng ngày và các bước chăm sóc da như tẩy trang, rửa mặt, thoa kem dưỡng ẩm và thoa kem chống nắng đúng cách.
Cháy nắng cấp độ 3 nghiêm trọng đến mức nào và biện pháp ngăn ngừa tình trạng này Cháy nắng cấp độ ba làm phá hủy biểu bì và toàn bộ lớp bên dưới của da. Đây là vấn đề nghiêm trọng và cần điều trị kịp thời nhằm tránh để lại tổn thương vĩnh viễn trên da. Cháy nắng là tình trạng khó thể tránh khỏi trong mùa hè. Trên thực tế, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không...