Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản nhất
Muốn ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, bạn nên có chế độ ăn uống kết hợp các thực phẩm có tác dụng vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do và tế bào ung thư.
Ung thư cổ tử cunglà loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới (sau ung thư vú và ung thư buồng trứng). Mỗi năm, trên toàn thế giới có gần 200.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.Ung thư cổ tử cung có tốc độ phát triển chậm nhưng ác tính. Nó bắt đầu ở phần dưới của tử cung được gọi là cổ tử cung, sau đó sẽ lan dần lên các khu vực khác nếu không được điều trị kịp thời.
Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, 1/3 trong số các ca tử vong do ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc chọn sai chế độ ăn uống. Ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa với các loại thực phẩm nhất định do chất chống ung thư và chất chống oxy hóa có trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm có khả năng chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do làm thúc đẩy sự phát triển ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các tất cả các chuyên gia dinh dưỡng thì không một thực phẩm nào “đủ sức” ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nếu nó được ăn riêng lẻ. Mà muốn ngăn ngừa bệnh này bằng thực phẩm thì phải có sự kết hợp, tức là tạo thành một chế độ ăn uống với nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đủ dưỡng chất. Bên cạnh việc lên một kế hoạch cho chế độ ăn uống cần thiết, bạn cần có một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục thường xuyên, giảm thiểu mức độ căng thẳng và tránh những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu… để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Ảnh minh họa
Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư cổ tử cung nhất thiết phải đầy đủ vitamin các nhóm, đặc biệt là vitamin A, C, E và canxi. Vitamin A, C và E là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Ung thư Phụ khoa của Mỹ phát hiện ra rằng những bệnh nhân bổ sung đủ vitamin tổng hợp và các chất bổ sung sẽ ít có nguy cơ nhiễm virus HPV hơn.
Axit folic cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại HPV. Một nghiên cứu về Dịch tễ học Ung thư của Mỹ (“Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention”) cho thấy rằng phụ nữ bổ sung folate ở mức thấp sẽ có nhiều khả năng nhiễm HPV hơn những phụ nữ bổ sung đủ chất này.
Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm cam, cà rốt, bí, trứng, gan, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa…
Video đang HOT
Thực phẩm giàu vitamin B, folate cũng cần được kết hợp trong chế độ ăn uống để tránh ung thư cổ tử cung. Folate làm giảm thelevel homocysteine – một chất gây ra sự tăng trưởng tế bào bất thường ở cổ tử cung. Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp và rau xanh là nguồn tuyệt vời để thúc đẩy tiêu thụ folate và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, quả bơ cũng được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và có khả năng tấn công các gốc tự do bằng cách hạn chế hấp thu đường ruột để ngăn ngừa sự phát triển ung thư cổ tử cung. Cà rốt có chứa beta carotene, đó là hữu ích để ngăn ngừa sự phát triển ung thư cổ tử cung.
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác cũng có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung bao gồm: quả việt quất, bí, ớt chuông, anh đào, cá hồi và cá béo… Chúng có thể chống lại các gốc tự do, hạn chế sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ung thư cổ tử cung.
Thực phẩm có chất polyphenol và flavonoid (các chất chống oxy hóa) bao gồm trà xanh, dầu ô liu, nho đỏ, quả mâm xôi đen, mâm xôi, rượu vang đỏ, sô cô la, quả óc chó, bưởi, cà chua, đậu đỏ và màu xanh lá cây ớt, đậu phộng và lựu… cũng là những thực phẩm có lợi để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và ức chế ung thư tăng trưởng.
Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm làm tăng aflatoxin vì nó có thể gây ra ung thư cổ tử cung do khả năng của nó để gây thiệt hại DNA. Con người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc ô nhiễm aflatoxin. Vì vậy, tốt nhất, bạn hãy chú ý các loại thực phẩm trước khi ăn, nếu thấy có dấu hiệu mốc, hỏng… thì nên bỏ đi.
Theo Afamily
Những điều cần biết nếu muốn có "vùng kín" khỏe mạnh
"Vùng kín" khỏe mạnh là dấu hiệu cho thấy một người phụ nữ không bị các bệnh ở đường sinh dục và sẽ có một cuộc sống tình dục bình thường, khả năng sinh sản tốt.
Vậy, khi nào thì "vùng kín" bị coi là không khỏe mạnh? Đó là khi nó có có các biểu hiện như sau:
- Có mùi: Bất kỳ mùi hôi hoặc mùi bất thường từ âm đạo, chẳng hạn như mùi tanh, chua... đều là dấu hiệu của nhiễm trùng, phát triển quá mức của nấm men hoặc sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn trong âm đạo.
- Ra nhiều dịch hơn bình thường: Dịch âm đạo tiết ra là phản ứng bình thường của cơ thể, nhất là những ngày rụng trứng thì dịch càng ra nhiều. Tuy nhiên, dịch âm đạo được coi là "khỏe mạnh" nếu nó không có mùi, có màu trong hoặc hơi trắng. Còn nếu có mùi hôi và có dấu hiệu ra nhiều, không ngừng thì rất có thể đó là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc bệnh viêm nhiễm nào đó trong âm đạo.
- Ngứa: "Vùng kín" sẽ khỏe mạnh nếu nó không bị ngứa. Còn khi bị ngứa dù là bên trong hoặc bên ngoài thì rất có thể bạn đanng bị viêm da, dị ứng (ngứa bên ngoài), nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm hoặc các bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (ngứa bên trong).
- Gặp trục trặc trong việc bôi trơn: Bình thường, âm đạo có khả năng tự tiết dịch để bôi trơn trong những lúc cần thiết (ví dụ khi quan hệ tình dục...). Dịch này được tiết ra một cách tự nhiên khi có kích thích và để tạo sự thuận lợi cho quan hệ tình dục thoải mái. Nếu âm đạo không thể tiết dịch tự nhiên để bôi trơn hoặc lượng dịch tiết ra không đủ thì tức là cơ quan sinh sản chưa làm tốt các chức năng của nó.
Sự "khô hạn" này có thể do cơ thể bạn bị thiếu chất, sự thay đổi hormone trong cơ thể, mãn kinh, sử dụng một số loại thuốc (trầm cảm, tiểu đường) hoặc do các bệnh lý (viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo...).
- Đau hoặc khó chịu: Một "vùng kín" khỏe mạnh là khi nó không bị đau hay khó chịu, sưng... ngay cả khi có quan hệ tình dục. Vì vậy, nếu thấy các bất thường này, chị em phải xem xét lại những nguyên nhân có thể xảy ra, ví dụ như: dị ứng, viêm nhiễm nấm, nhiễm trùng...
Ngoài ra, khi thấy ở "vùng kín" xuất hiện bất kỳ nốt mẩn đỏ, mụn cóc, hay sự tăng trưởng bất thường của các cơ quan bên trong thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt vì những dấu hiệu này có thể là cảnh báo sự lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Làm thế nào để giữ cho "vùng kín" khỏe mạnh
Nếu "vùng kín" của bạn đang gặp vấn đề, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức. Nhưng một điều quan trọng hơn bạn cần nhớ là: giữ cho "vùng kín" khỏe mạnh tốt hơn là chờ đến khi nó "phát bệnh" thì mới tìm cách chữa trị.
Dưới đây là những điều bạn nên làm để giữ cho "vùng kín" luôn khỏe mạnh:
- Duy trì vệ sinh tốt: Vệ sinh tốt là một thành phần quan trọng của việc giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Giữ vệ sinh tốt bằng cách nào? Hãy tắm thường xuyên và giữ cho "vùng kín" luôn khô thoáng. Nếu trong những ngày "đèn đỏ" thì cần thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh các kích ứng xảy ra. Ngoài ra, không thụt rửa sâu vào "vùng kín", không lạm dụng xản phẩm vệ sinh "vùng kín" cũng giúp "vùng kín" khỏe mạnh.
- Ăn uống lành mạnh: Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng mức độ nhiễm trùng nấm men như món ăn nhiều đường, giàu tinh bột... Vậy nên, hãy tránh các loại thực phẩm này để duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, giữ cho "vùng kín" khỏe mạnh. Bạn nên ăn nhiều sữa chua vì trong sữa chua có nhiều vi khuẩn tốt có thể giúp ổn định sự cân bằng vi khuẩn, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn sống trong âm đạo.
- Không nên thụt rửa: Đừng nghĩ rằng việc thụt rửa sẽ giúp "vùng kín" khỏe mạnh hơn vì kết quả có thể là ngược lại. Trong thực tế, thụt rửa sâu trong âm đạo có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu vào sâu trong âm đạo nhanh hơn, gây hại cho "vùng kín".
- Tình dục an toàn: Luôn chịu trách nhiệm về tất cả các lần có quan hệ tình dục và thực hành tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su hoặc các màng chắn nha khoa. Dùng bao cao su không những giúp bạn phòng tránh thai ngoài ý muốn mà còn tránh được các bệnh tình dục.
- Mặc đồ lót thông thoáng: Giữ khu vực âm đạo luôn khô thoáng là một phần quan trọng trong việc giữ sức khỏe cho "vùng kín", bởi vì những nơi ấm áp, ẩm ướt là nơi mà hầu hết các bệnh nhiễm trùng phát triển mạnh. Vì vậy, hãy chọn các loại quần lót từ vảo cotton thấm mồ hôi sẽ tốt hơn là quần từ vải sợi tổng hợp. Điều này còn giúp bạn tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Khám phụ khoa thường xuyên: Thường xuyên đi khám phụ khoa sẽ giúp bạn sớm nhận ra những biểu hiện bất thường ở "vùng kín" và nếu thấy có biểu hiện bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho bạn để việc chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Theo Afamily
Hậu quả của việc "yêu" trở lại sớm sau sinh Quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn do sản dịch vẫn còn, cổ tử cung vẫn mở. Phụ nữ sau khi sinh đều được khuyên nên kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhiều chị em không tuân thủ "quy định" này, đã gần gũi chồng quá...