Cách phòng ngừa 3 mối nguy tiềm ẩn khi mang thai sau tuổi 35
Phụ nữ mang thai sau 35 tuổi thường có thai kỳ suôn sẻ nếu chủ động trong quá trình mang thai. Cùng tìm hiểu những mối nguy sức khỏe khi mang thai muộn và các cách giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong thai kỳ.
Mang thai là một hành trình tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nhưng phụ nữ thụ thai sau tuổi 35 có thêm nhiều lý do khiến thai phụ phải cẩn trọng hơn.
Tiến sĩ Sharon Breit, bác sĩ sản phụ khoa được hội đồng chứng nhận tại Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ ở Wichita, Kansas (Hoa Kỳ) cho biết: Mang thai trên 35 tuổi là tương đối phổ biến và xu hướng mang thai ở độ tuổi muộn hơn vẫn tiếp tục gia tăng. Khi nói đến nguy cơ biến chứng, các yếu tố như tiền sử bệnh cá nhân cũng có ảnh hưởng và phụ nữ mang thai bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp rủi ro.
1. Rủi ro liên quan đến mang thai sau tuổi 35
Theo BSCKII. Nguyễn Thị Minh Phương – Chủ nhiệm Khoa Phụ sản, Bệnh viện 354, phụ nữ mang thai và sinh đẻ khi tuổi cao có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm, khó có một thai kỳ an toàn. Đối với thai nhi, nguy cơ xảy ra dị tật bẩm sinh cao hơn so với khi mang thai lúc người mẹ còn trẻ như: hội chứng Down, dị tật tim, phổi, cơ xương, thai chậm phát triển, sinh non, sinh nhẹ cân, thậm chí thai lưu…
Có một số rủi ro liên quan đến mang thai sau tuổi 35 mà bà mẹ cần lưu ý.
Có một số rủi ro đặc biệt liên quan đến việc mang thai sau tuổi 35, nhưng nhiều phụ nữ ở độ tuổi này vẫn mang thai khỏe mạnh và an toàn nếu kiểm soát thai kỳ chặt chẽ. Dưới đây là một số mối quan tâm chính cần lưu ý khi mang thai sau tuổi 35:
Tăng nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể
Phụ nữ khi có tuổi, chất lượng và số lượng trứng đều giảm. Một trong những lý do chính khiến việc mang thai sau 35 tuổi được xếp vào nhóm nguy cơ cao là do tăng khả năng xảy ra các bất thường về nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down.
Video đang HOT
Một nghiên cứu trên tạp chí Nature trên chuột đã làm sáng tỏ mối liên hệ giữa tuổi khi mang thai và nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể. Khi trứng già đi, một loại protein quan trọng chịu trách nhiệm giữ các cặp nhiễm sắc thể kết nối chặt chẽ sẽ suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như hội chứng Down.
Nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn
Phụ nữ trên 35 tuổi dễ bị một số biến chứng khi mang thai, bao gồm đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật. Những tình trạng này dễ ảnh hưởng đến cả mẹ và con nên cần phải theo dõi chặt chẽ.
Tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ, bác sĩ phụ sản có thể đề nghị khám thai thường xuyên hơn. Việc nắm bắt sớm các vấn đề nguy cơ rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn.
Mang thai trên 35 tuổi dễ gây sinh non và trẻ nhẹ cân
Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân nhưng việc bà mẹ đi khám thai thường xuyên, chăm sóc trước khi sinh đúng cách và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ giúp làm giảm những rủi ro này.
2. Những cách giúp bà bầu lớn tuổi giữ sức khỏe khi mang thai
Mặc dù có những nguy cơ khi mang thai sau tuổi 35, nhiều phụ nữ vẫn có thể tận hưởng một hành trình khỏe mạnh bằng cách chủ động tiếp cận tích cực với sức khỏe của mình. Dưới đây là một số lời khuyên cần thiết để giúp thai phụ lớn tuổi khỏe mạnh:
Ưu tiên chăm sóc trước khi sinh
Chăm sóc trước khi sinh nhất quán là rất quan trọng đối với bất kỳ thai phụ ở độ tuổi nào và điều này còn quan trọng hơn đối với phụ nữ trên 35 tuổi. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp bác sĩ sản khoa có cơ hội theo dõi chặt chẽ quá trình mang thai, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và xử lý kịp thời.
Bà mẹ mang thai cần đi khám định kỳ và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ trên 35 tuổi nên tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng, giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như folate, sắt, canxi và acid béo omega-3 sẽ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ sản khoa có thể khuyên dùng vitamin dành cho phụ nữ mang thai để đảm bảo rằng mẹ bầu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mẹ và con trong giai đoạn thai kỳ. Điều cần nhớ là luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ và thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn trong mỗi lần khám thai.
Luôn năng động
Giữ cho cơ thể vận động có lợi trước, trong và sau khi mang thai, bất kể tuổi tác. Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng, giảm nguy cơ mắc các vấn đề như đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp khi mang thai.
Các hoạt động như đi bộ, bơi lội và yoga nhìn chung đều an toàn. Tuy nhiên, vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi bắt đầu hình thức tập luyện nào cũng như luôn lắng nghe cơ thể để có điều chỉnh thích hợp nhất.
Vận động, tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp giúp bà mẹ mang thai có được sức khỏe tốt.
Quản lý căng thẳng
Mang thai có thể là một thời gian căng thẳng, đặc biệt đối với những bà mẹ lớn tuổi thường lo lắng về rủi ro. Bà mẹ nên tìm cách cân bằng căng thẳng, đặc biệt là khi mang thai. Dành thời gian để thư giãn và tham gia vào các hoạt động giảm căng thẳng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm bớt tác động của căng thẳng.
Hai em bé chào đời cùng với vòng tránh thai của mẹ
Trong một buổi sáng, bác sĩ Chung đã thực hiện hai ca mổ sinh, các bé đều chào đời cùng với vòng tránh thai trong tử cung của mẹ.
Đó là tình huống đặc biệt thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Chung, Trưởng khoa Sản 1, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, vừa bắt gặp.
Bé gái đầu tiên là con của sản phụ N.T.T. (34 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc). Trước đó, người mẹ đã sinh 2 bé trai và thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng phương pháp đặt vòng cách đây 5 năm. Khoảng 6 tháng trước, chị cảm thấy người mệt mỏi nên đến viện thăm khám và phát hiện đã mang thai gần 13 tuần.
Ngày 11/6, khi thai nhi được 39 tuần tuổi, chị nhập viện và được chỉ định mổ sinh. Bé gái chào đời với cân nặng 2,6kg. Các bác sĩ lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung cho sản phụ T.
Em bé sơ sinh chào đời với chiếc vòng tránh thai của mẹ. Ảnh: BVCC.
Trường hợp khác là sản phụ T.T.N (39 tuổi, trú tại Hưng Yên) sinh bé trai khoẻ mạnh nặng 3,5kg. Sau đó, các bác sĩ tìm thấy vòng tránh thai trong tử cung của người mẹ. Chị cho biết đã đặt vòng tránh thai 11 năm và bất ngờ mang thai.
Theo bác sĩ Chung, không có phương pháp nào đạt hiệu quả tránh thai tuyệt đối. Vì vậy, chị em phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai cần phải tái khám sau 1 tháng để xác định lại vòng đã đặt đúng vị trí và khám định kỳ mỗi 6 tháng. Trường hợp để vòng quá hạn hay vòng đi lạc chỗ sẽ nguy hiểm hoặc biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.
Cứu cô gái '9 phần tử vong', bác sĩ được đề nghị trở thành bố nuôi Trở lại cuộc sống một cách thần kỳ sau 2 lần đặt chân vào "cửa tử", mất nửa số máu trong người, chị M. nhiều lần đề nghị bác sĩ đã cứu mình đồng ý làm bố nuôi đặc biệt. Giữa tháng 4, chị Đ.K.M, 24 tuổi, quê Lạng Sơn (dân tộc Nùng) phát hiện mang thai. Liên tục đau bụng suốt 2...