Cách phòng chống tia UV
Nắng nóng gay gắt trở lại khiến chỉ số tia UV nhiều nơi ở mức nguy hại. Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh ung thư da. Trong những ngày nắng gắt, bạn cần chuẩn bị gì để chống lại tia UV nguy hại?
Theo vnews.gov.vn
Hà Nội chính thức bước vào đợt nắng nóng gay gắt, chỉ số tia UV trong 3 ngày tới đạt mức cực kỳ nguy hại
Hà Nội bước vào đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trung bình khoảng 37-39 độ C. Từ hôm nay đến 19/5, chỉ số tia UV tại Hà Nội đạt mức 11 - mức cực kỳ nguy hại cho da và mắt.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày mai 17/5, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 34-37 độ, một số nơi có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày trên 37 độ.
Từ ngày 18/5, nắng nóng gay gắt xuất hiện trên diện rộng ở cả Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ. Riêng khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Trung Bộ có nơi xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17 giờ.
Đợt nắng nóng này kéo dài đến ngày 19/5 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, và đến ngày 20/5 ở các tỉnh ven biển trung và Nam Trung Bộ.
Nắng nóng xuất hiện tại Bắc Bộ, Trung Bộ với mức nhiệt có thể lên đến 40 độ C - Ảnh minh họa
Tại Hà Nội, đợt nắng nóng gay gắt lần này gây ra mức nhiệt cao nhất phổ biến 36-38 độ. Từ ngày 18-19/5 Hà Nội xuất hiện nắng nóng gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất 37-39 độ.
Theo trang thời tiết World Weather Online, trong đợt nắng nóng lần này, ngày 19/5 sẽ là ngày Hà Nội có nhiệt độ cao nhất. Theo đó, nhiệt độ cảm nhận thực tế có thể lên 46 độ C nếu ra đường vào buổi trưa và chiều; nhiệt độ thấp nhất cũng vào khoảng 32 độ C.
Dự báo mức nhiệt tại Hà Nội trong các ngày từ 16/5 - 20/5 theo World Weather Online.
Cũng theo trang này, chỉ số tia UV đo được tại Hà Nội từ hôm nay (16/5) đến 19/5 đạt mức 11 - mức cực kỳ nguy hiểm, da có thể bị bỏng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ.
Với chỉ số tia UV trên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyên bạn nên ở trong bóng râm vào buổi trưa, nếu phải ra ngoài hãy mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành và đeo kính râm chống tia UV, bôi kem chống nắng phổ rộng SPF 30 trở lên mỗi 2 giờ, bôi lại sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi, ngay cả khi trời có mây và cũng cảnh giác với các bề mặt dễ phản xạ.
Chỉ số UV tại Hà Nội từ 16/5 đến 20/5 do World Weather Online cung cấp.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA):
- Chỉ số UV từ 0 đến 2 được coi là "mức độ nguy hiểm thấp", bạn nên đeo kính râm trong những ngày tươi sáng.
- Chỉ số UV từ 3 đến 5, bạn có nguy cơ tổn hại vừa phải khi phơi nắng không được bảo vệ.
- Chỉ số UV 6-7, nguy cơ gây hại cao khi tiếp xúc với nắng không có sự bảo vệ, nhất thiết bảo vệ mắt và da.
- Chỉ số UV 8-10, nguy cơ gây hại rất cao, tốc độ da và mắt bị tổn thương, bị bỏng dưới nắng là rất nhanh.
- Chỉ số UV từ 11 trở lên: cực kỳ nguy hại, da và mắt có thể bị tổn thương chỉ trong vài phút.
Theo Trí Thức Trẻ
Làm sao bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím khi làm việc ngoài trời? Tôi làm xây dựng nên liên tục ở ngoài trời tiếp xúc với tia UV. Xin hỏi cách bảo vệ cơ thể trong thời tiết nắng nóng hiện nay? (Thiện) Trả lời: Tia UV còn gọi là tia cực tím tồn tại ở mọi thời điểm trong ngày kể cả khi trời âm u có mây, mưa. Tia này gồm ba loại: A,...